Một số giải pháp nâng cao vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Yên Phong,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 105 - 110)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.4.2. Một số giải pháp nâng cao vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Yên Phong,

Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh trong phát triển kinh tế hộ gia đình

4.4.2.1. Nâng cao chất lượng, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ Hội

Cơ sở đề xuất giải pháp: Thực trạng chất lượng, trình độ, năng lực của đội

ngũ cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Yên Phong và cán bộ Hội LHPN cấp cơ sở còn thấp. Trong 27 cán bộ Hội LHPN cấp huyện mới chỉ có 2 cán bộ đạt trình độ cao học, còn 25 cán bộ mới chỉ đạt trình độ đại học. Còn cán bộ Hội cấp cơ sở mới chỉ có 11,9% số cán bộ đạt trình độ cao đẳng, đại học và có đến 76,2% cán bộ Hội chưa qua đào tạo chuyên môn.

Biện pháp thực hiện:

- Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội của Huyện, cơ sở đảm bảo trình độ, năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Đảm bảo công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt của tổ chức Hội và nhiệm vụ lâu dài là tạo nguồn cán bộ cho hệ thống chính trị.

- Đánh giá, sử dụng cán bộ phải khách quan, khoa học; thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ thông qua việc cụ thể hóa thành các quy chế, quy định; đề cao vai trò của người đứng đầu tổ chức Hội trong công tác cán bộ.

- Xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ Hội của Huyện và cơ sở đảm bảo về trình độ, tiêu chuẩn, độ tuổi (theo hướng trẻ hóa) nhằm tạo nguồn nhân lực kế cận đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Tuyển dụng, bổ sung những cán bộ Hội của Huyện có năng lực làm công tác Hội, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ.

-Tập huấn, bồi dưỡng bổ sung các kỹ năng, nghiệp vụ, phương pháp tổ chức các hoạt động của Hội cho các cán bộ Hội chưa qua đào tạo.

- Tổ chức Hội cần có cơ chế động viên, khích lệ cán bộ Hội trong việc tự trau dồi, rèn luyện bản thân đồng thời với việc tích cực tham gia các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng về công tác Hội.

4.4.2.2. Nâng cao nhận thức của chủ hộ gia đình hội viên

Cơ sở đề xuất giải pháp: Thực trạng nhận thức của chủ hộ gia đình các hội

viên còn thấp. Theo số liệu thống kê thì trình độ của các chủ hộ gia đình hội viên Hội LHPN huyện Yên Phong rất thấp, chỉ có trên 30% tốt nghiệp cấp 3 và ngành nghề của các hộ gia đình ở đây đa phần là làm nông nghiệp, chiếm đến 80%. Do vậy nhận thức của các gia đình hội viên còn rất thấp. Việc nâng cao nhận thức của gia đình các hội viên đặc biệt là đối với chủ hộ rất quan trọng trong việc hỗ trợ các gia đình phát kinh tế.

Biện pháp thực hiện: Việc nâng cao nhận thức của chủ hộ gia đình hội viên

về chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội LHPN huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh sẽ giúp cho họ thấy được những lợi ích tích cực. Chương trình hỗ trợ mang lại nhiều tác động tích cực như: Tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần làm thay đổi nhận thức giúp người phụ nữ tự tin hơn, vai trò và vị thế của họ được nâng cao. Đây cũng là mục đích quan trọng nhất mà Hội LHPN huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh khi triển khai chương trình hỗ trợ muốn mang lại cho người phụ nữ nhất là phụ nữ nghèo, Do vậy để nâng cao nhận thức cho chủ hộ gia đình hội viên, phụ nữ thì công tác tuyên truyền phải được thực hiện

thường xuyên và dưới nhiều hình thức và cách làm khác nhau như truyền thông trên loa, viết tin bài, sinh hoạt tổ nhóm, câu lạc bộ phụ nữ, tổ chức các cuộc thi, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, làm kinh tế...

4.4.2.3. Đổi mới nội dung hình thức tuyên truyền, vận động phụ nữ

Cơ sở đề xuất giải pháp: Trong thời gian vừa qua Hội LHPN huyện Yên

Phong đã tuyên truyền tới các hội viên rất nhiều nội dung về hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển của hội. Tuy nhiên hiệu quả của các đợt tuyên truyền chưa cao, nhiều hội viên chưa tiếp cận được với các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế của Hội do ko biết thông tin.

Biện pháp thực hiện: - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục cho phụ

nữ với nội dung đa dạng phong phú phù hợp với từng đối tượng, chú trọng các hình thức tuyên truyền có hiệu quả như: Sinh hoạt CLB, sinh hoạt chuyên đề, tư vấn, hội thảo nhóm…phối hợp với các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội hoá hoạt động công tác tuyên truyền của hội, lồng ghép các nội dung tuyên truyền để đạt hiệu quả cao.

- Tăng cường tài liệu cho công tác tuyên truyền sinh hoạt hội viên ở chi hội, chú trọng bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của hội, phát hiện gương điển hình tập thể, cá nhân tiêu biểu để nhân rộng và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.

4.4.2.4. Phối hợp tốt với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng nhằm tạo vốn cho hội viên phát triển sản xuất

Cơ sở đề xuất giải pháp: Hiện tại, Hội LHPN huyện Yên Phong mới chỉ

phối hợp với NHCSXH và NHNo&PTNT để tín chấp cho hội viên vay vốn và lượng vốn các hộ gia đìnhvay được từ các ngân hàng này còn thấp, đôi khi chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của các hộ. Do đó Hội cần phối hợp tốt với các ngân hàng nhằm tạo vốn cho hội viên phát triển kinh tế hộ.

Biện pháp thực hiện: Phối hợp với Ngân hàng NN&PTNT, Ngân hàng

CSXH... giúp hội viên vay vốn và hướng dẫn hội viên sử dụng vốn vay có hiệu quả. Cụ thể hơn, Hội Phụ nữ các cấp cần làm tốt công tác tuyên truyền để hội viên phụ nữ nắm bắt được các chủ chương chính sách tín dụng của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, nâng cao trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Chú trọng công tác bình xét cho vay công khai, dân chủ; giảm bớt các thủ tục hành chính vay vốn

để hội viên phụ nữ tiếp cận nhanh các nguồn vốn từ ngân hàng. Đổi mới công tác tổ chức, điều hành, quản lý quỹ, tuân thủ các qui định của nhà nước về chính sách tài chính tín dụng, hướng dẫn hội viên phụ nữ vay vốn sử dụng vốn đúng mục đích có hiệu quả. Gắn việc cho vay vốn với tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ, tư vấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho hội viên phụ nữ, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thu hồi nợ, lãi đến hạn, tránh nợ quá hạn phát sinh.

4.4.2.5. Đẩy mạnh công tác tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật

Cơ sở đề xuất giải pháp: Thiếu kiến thức là lý do chủ yếu ảnh hưởng đến

hiệu quả sử dụng vốn của hộ. Để hộ gia đình hội viên sản xuất kinh doanh có kết quả và hiệu quả cao và tránh được rủi ro. Cần giúp họ nắm được cách làm, cách sử dụng và quản lý đồng vốn, sản xuất kinh doanh trong điều kiện cơ chế thị trường. Để đồng vốn được sử dụng có hiệu quả cao cần phải tác động các biện pháp nâng cao trình độ nhận thức, hiểu biết khoa học kỹ thuật của hộ gia đình.

Biện pháp thực hiện: Tăng cường hoạt động khuyến nông. Phối hợp với

Phòng Nông nghiệp, Trạm khuyến nông và phối kết hợp với các cấp chính quyền, các ban ngành các tổ chức đoàn thể quần chúng tại địa phương tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật và kiến thức quản lý kinh doanh cho hội viên phụ nữ. Cần giúp cho nông dân nắm vững các kiến thức khoa học kỹ thuật, đặc biệt là kiến thức làm tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh trên thị trường;Tuyên truyền hội viên phụ nữ và nhân dân ứng dụng KHKT vào sản xuất, hướng mô hình sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

4.4.2.6. Đổi mới hoạt động dạy nghề, giới thiệu việc làm

Cơ sở đề xuất giải pháp: Hiện tại Hội LHPN huyện Yên Phong mới chỉ tổ

chức các lớp dạy nghề về trồng trọt, chăn nuôi, may, thêu ren cho các hội viên phụ nữ. Hội cần tổ chức thêm các lớp dạy nghề theo nhu cầu của các doanh nghiệp hiện nay.

Biện pháp thực hiện: Thực hiện đổi mới và nâng cao chất lượng dạy nghề,

phải khảo sát nắm bắt nhu cầu học nghề của hội viên để định hướng, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho phù hợp. Gắn đào tạo nghề với các mô hình sản xuất, kinh doanh, các vùng chuyên canh, các làng nghề đang có tại địa phương, dạy nghề phù hợp với đặc điểm, điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Dạy nghề cho lao động nông thôn phải tiến tới dạy theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp để đảm bảo sau học nghề người lao ñộng có việc làm và thu nhập đảm bảo cuộc sống. Đa dạng hóa phương thức dạy nghề phù hợp với từng đối tượng, từng nghề và điều kiện của từng địa phương.

Hoạt động dạy nghề, hỗ trợ việc làm cho nông dân thực hiện nối liền với việc hướng dẫn hội viên thành lập các tổ nhóm liên kết, tổ hợp tác, cùng phối hợp trong sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện hỗ trợ lao động sau học nghề vay vốn, vật tư, hướng dẫn tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Gắn công tác dạy nghề, hỗ trợ việc làm với các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 105 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)