Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.3. Kết quả phát triển kinh tế
Cùng với sự phát triển của cả nước, trong những năm qua kinh tế Bắc Ninh nói chung, huyện Yên Phong nói riêng có những bước phát triển đáng kể. Sản xuất hàng hoá đang phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Sản xuất nông nghiệp có giảm. Công nghiệp, dịch vụ, nhất là công nghiệp nông thôn được phát triển thích ứng dần với cơ chế thị trường. Sản xuất kinh doanh phát triển đều cả về quy mô và chất lượng.
Trong những năm qua, cùng với sự chuyển đổi của cả nước trên các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội như đổi mới cơ chế quản lý, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế nhiều thành phần, phát triển sản xuất hướng về xuất khẩu, ... kinh tế Yên Phong đã có những chuyển biến rõ rệt, thị trường hàng hoá dịch vụ đa dạng, phong phú, sản xuất hàng hoá phát triển, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.
Tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình phát triển. Số liệu đánh giá của những năm trước là một trong những căn cứ quan trọng để tính toán các phương án phát triển cho giai đoạn tiếp theo.
Tổng giá trị sản lượng năm 2016 đạt 2.494.379 triệu đồng, tăng 700.002 triệu đồng so với năm 2014.
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu kinh tế huyện Yên Phong giai đoạn 2014 - 2016 Đơn vị tính: (%) Đơn vị tính: (%) TT Chỉ tiêu Năm 2014 (Triệu đồng) Năm 2015 (Triệu đồng) Năm 2016 (Triệu đồng) So sánh (%) 15/14 16/15 BQ 1 Nông nghiệp, thuỷ sản 717.751 795.862 897.976 110,88 112,83 111,85 2 Công nghiệp và xây dựng 699.807 879.637 1.122.471 125,7 127,61 126,65 3 Dịch vụ 376.819 418.875 473.932 111,16 113,14 112,15 Tổng số 1.794.377 2.094.374 2.494.379 116,72 119,1 117,9
Nguồn: Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Yên Phong(2016)
Trong giai đoạn 2014 - 2016, tốc độ phát triển kinh tế bình quân đạt 17,9% trong đó: Nông - lâm nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân 11,85%; Công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 26,65%; Thương mại - dịch vụ tăng bình quân 12,15%
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Cách tiếp cận có sự tham gia 3.2.1. Cách tiếp cận có sự tham gia
Đề tài sử dụng phối hợp tiếp cận định tính và tiếp cận định lượng để đánh giá vai trò của Hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới vai trò của Hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Tác động
Hướng tiếp cận
Sơ đồ 3.1. Phương pháp tiếp cận có sự tham gia
Nguồn: Giáo trình khoa học Quản lý (2012)
3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Huyện Yên Phong nằm ở phía Tây của tỉnh Bắc Ninh, là địa bàn có điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội. Với tỷ lệ hơn 50% dân số là phụ nữ, vì vậy hoạt động của các tổ chức đoàn thể - chính trị xã hội liên quan, đặc biệt là cơ quan Hội LHPN huyện có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Trong những năm qua với chức năng, nhiệm vụ đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ, Hội LHPN huyện đã có những đóng góp tích cực trong việc nâng cao chất lượng đời sống nhân dân nói chung và chị em phụ nữ nói riêng trên địa bàn. Thực trạng hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế hộ Phân tích định lượng Phân tích định tính Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của HLHPN trong hỗ trợ phát triển kinh tế hộ Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ Hội; trình độ nhận thức của chủ hộ gia đình
Sự phối hợp với cơ quan, đơn vị; kinh
phí hoạt động của Hội
Giải pháp nâng cao vai trò của Hội LHPN trong hỗ trợ phát triển
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Hội LHPN huyện Yên Phong. Hội LHPN huyện Yên Phong có 16 cơ sở Hội thuộc 14 xã, thị trấn và 2 đơn vị trực thuộc là Hội phụ nữ Công an, Quân sự huyện. Hàng năm, Hội LHPN huyện tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động phong trào phụ nữ các cơ sở. Năm 2016, huyện Hội đánh giá xếp loại: 12 xã loại Tốt, 1 xã xếp Khá và 1 xã loại Trung bình. Căn cứ kết quả đánh giá hàng năm, Thị trấn Chờ là đơn vị 3 năm liền tục được Hội LHPN huyện xếp loại phong trào tốt được ngành dọc cấp trên khen thưởng. Yên Phụ là xã được Hội LHPN xếp loại phong trào khá và Dũng Liệt là xã xếp loại trung bình. Vì lý do trên, tôi chọn khảo sát tại 3 xã Thị trấn Chờ, Yên Phụ, Dũng Liệt đại diện cho các xã được Hội LHPN huyện đánh giá trong năm qua có kết quả hoạt động Hội xếp loại tốt - khá - trung bình.
3.2.3. Thu thập số liệu 3.2.3.1. Số liệu thứ cấp 3.2.3.1. Số liệu thứ cấp
Thu thập tài liệu thứ cấp để sử dụng nghiên cứu là các báo cáo, các văn kiện, các số liệu tổng hợp tình hình của các cơ quan chức năng, các phòng, ban, ngành, đoàn thể của huyện, của các xã, thị trấn điều tra trong huyện nhằm tập hợp số liệu về tình hình chung của huyện và số liệu phụ nữ tham gia hoạt động xã hội để phân tích, so sánh sự biến động. Ngoài ra được thu thập từ sách, báo, tạp chí, internet…
3.2.3.2. Số liệu sơ cấp
a. Phỏng vấn hộ gia đình
Do điều kiện thời gian có hạn không thể nghiên cứu được nhiều địa bàn, do đó để phục vụ cho nghiên cứu đề tài và đảm bảo được tính đại diện tôi chỉ tiến hành nghiên cứu trên địa bàn 3 xã Thị trấn Chờ, Yên Phụ và Dũng Liệt. Đây là 3 xã có hoạt động hội Tốt - Khá - Trung bình do Hội LHPN huyện đánh giá trong công tác qua các năm. Tổng số phiếu điều tra là 90 phiếu với mỗi xã được chọn, sẽ tiến hành phỏng vấn 30 hội viên/xã theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
Nội dung điều tra chủ yếu bao gồm: Thông tin cơ bản của hộ gia đình (tên, tuổi, trình độ của chủ hộ), thông tin về nhân khẩu, phân loại hộ, tình hình tham gia hoạt động hỗ trợ của Hội LHPN trong phát triển kinh tế hộ gia đình, ý kiến đánh giá của hộ về các hoạt động của Hội phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở địa phương: Có biết không? Có cần thiết không? Hộ được hưởng lợi gì? Ý kiến đóng góp giúp Hội LHPN hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế hiệu quả hơn.
Với cán bộ phụ nữ cơ sở tại huyện Yên Phong: Phỏng vấn 6 cán bộ cơ sở của 3 xã là Thị trấn Chờ, Yên Phụ, Dũng Liệt (trong đó 3 chủ tịch và 3 phó chủ tịch hội). Với cán bộ huyện Hội phụ nữ Yên Phong: Phỏng vấn 5 người (chiếm 100% số cán bộ Hội).
Nội dung phỏng vấn chủ yếu về tình hình hoạt động của Hội LHPN, tình hình tham gia các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình của các hội viên, những thuận lợi và khó khăn mà các cán bộ hội gặp phải khi thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình.
3.2.4. Phương pháp phân tích
3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được dùng để thống kê số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân các chỉ tiêu thống kê sẽ được tính toán để mô tả thực trạng, đặc điểm của quá trình hoạt động Hội phụ nữ.
3.2.4.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp này nhằm đối chiếu các chỉ tiêu đạt được của đối tượng nghiên cứu qua các thời kỳ nghiên cứu, trên cơ sở đó đánh giá chất lượng hoạt động của đối tượng nghiên cứu, từ đó đánh giá vai trò của đối tượng nghiên cứu trong việc phát triển kinh tế hộ ở địa bàn nghiên cứu.
3.2.4.3. Phương pháp phân tích ma trận SWOT
Là phương pháp giúp xác định những điểm mạnh và điểm yếu của đối tượng nghiên cứu. Nó cũng bao hàm cả các cơ hội và cản trở từ bên ngoài. Thông qua bảng SWOT đưa ra các giải pháp để làm tăng vai trò của đối tượng nghiên cứu trong việc phát triển kinh tế trên địa bàn.
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong đề tài
3.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh về tình hình cơ bản của hộ
- Trình độ học vấn, chuyên môn - Độ tuổi bình quân, giới tính - Tình hình đất đai của hộ
+ Tình hình sử dụng đất (cơ cấu từng loại đất) + Diện tích đất canh tác bình quân/hộ (khẩu) - Chỉ tiêu về lao động
+ Bình quân lao động/hộ
+ Chất lượng lao động (trình độ lao động, lao động đã qua đào tạo, lao động chưa qua đào tạo...).
3.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của Hội LHPN trong phát triển kinh tế hộ gia đình
a. Hoạt động tuyên truyền
- Số đợt tuyên truyền.
- Số người tham gia tuyên truyền.
b. Hoạt động tập huấn kiến thức khoa học kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh
- Nội dung tập huấn, mô hình tham quan. - Số lớp tập huấn.
- Số người tham gia tập huấn.
c. Hoạt động về thực hiện xây dựng mô hình điểm
Số mô hình được thực hiện; loại mô hình được xây dựng.
d. Hoạt động hỗ trợ nguồn vốn
- Nguồn vốn, số vốn đang cho vay - Số người vay
e. Hoạt động phối hợp dạy nghề, truyền nghề, giới thiệu việc làm tăng thu nhập
- Số lớp dạy nghề, truyền nghề. - Ngành nghề đào tạo.
- Số người giới thiệu việc làm sau học nghề.
3.2.5.3. Nhóm chỉ tiêu ý kiến đánh giá hoạt động của Hội LHPN trong phát triển kinh tê hộ gia đình
- Tỷ lệ hộ đánh giá hoạt động tuyên truyền, tập huấn hữu ích, phù hợp nhu cầu của hộ.
- Tỷ lệ hộ áp dụng kiến thức KHKT, mô hình kinh tế. - Mục đích sử dụng vốn của hộ.
- Tỷ lệ hộ đánh giá chất lượng hoạt dộng dạy nghề, truyền nghề, giới thiệu việc làm.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ CỦA CÁC HỘI VIÊN HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ HUYỆN YÊN PHONG HỘI VIÊN HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ HUYỆN YÊN PHONG
4.1.1. Khái quát về cơ cấu tổ chức của Hội LHPN huyện Yên Phong
Hội LHPN huyện Yên Phong thuộc khối cơ quan đoàn thể của huyện, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Hội LHPN tỉnh Bắc Ninh và của Huyện ủy Yên Phong. Hội có nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, các nhiệm vụ kinh tế - chính trị của địa phương tới cán bộ hội viên, triển khai, hướng dẫn, chỉ đạo Hội LHPN cơ sở thực hiện nhiệm vụ mà Đại hội phụ nữ các cấp đề ra. Dưới cơ sở Hội là các chi, tổ phụ nữ. Hệ thống tổ chức Hội LHPN huyện Yên Phong được thể hiện qua sơ đồ 4.1.
Sơ đồ 4.1. Hệ thống tổ chức Hội LHPN huyện Yên Phong BAN CHẤP HÀNH HỘI LHPN BAN CHẤP HÀNH HỘI LHPN
HUYỆN YÊN PHONG
BCH HỘI LHPN XÃ, THỊ TRẤN HỘI PHỤ NỮ TRỰC THUỘC
(Công an, Quân sự)
Chi hội phụ nữ
Tổ phụ nữ Hội viên
HUYỆN ỦY
Hội viên BAN CHẤP HÀNH HỘI LHPN TỈNH BẮC NINH
Hiện nay, bộ máy tổ chức của cơ quan Thường trực Hội LHPN huyện gồm: 1 Chủ tịch, 2 phó chủ tịch, 1 Ủy viên Ban Thường vụ và 1 cán bộ chuyên trách. 5/5 cán bộ Hội có trình độ chuyên môn Đại học, 2 cán bộ có trình độ lý luận chính trị cử nhân và cao cấp, 01 cán bộ có trình độ lý luận chính trị trung cấp và 02 cán bộ có trình độ sơ cấp. 100% cán bộ Hội là đảng viên. Theo ngành dọc, gồm Hội LHPN 14 xã, thị trấn và 2 cơ sở Hội trực thuộc (Hội phụ nữ Công an, Quân sự huyện), dưới cấp xã có 76 chi hội và 256 tổ hội (Hội LHPN huyện Yên Phong, 2016).
BCH Hội LHPN huyện có nhiệm vụ tổ chức thực hiện Điều lệ Hội, Nghị quyết Đại hội, Nghị quyết Ban Chấp hành cấp trên và cấp mình đề ra trong nhiệm kỳ hoạt động. Nhiệm kỳ 2011 - 2016, Ban chấp hành Hội LHPN huyện có 27 ủy viên (cơ cấu bao gồm cơ quan thường trực Hội LHPN huyện, chủ tịch Hội phụ nữ cơ sở và lãnh đạo một số ngành của huyện). BCH Hội LHPN cơ sở có nhiệm vụ tham mưu cho cấp ủy Đảng cùng cấp thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - chính trị ở địa phương. Đồng thời, chịu trách nhiệm việc triển khai các nhiệm vụ được giao tới chi, tổ hội thực hiện và báo cáo định kỳ lên cấp trên.
4.1.2. Tình hình hội viên Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Yên Phong
Theo Điều lệ Hội LHPN Việt Nam, hội viên Hội phụ nữ là phụ nữ Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, nơi làm việc, nơi cư trú; tán thành Điều lệ Hội và tự nguyện tham gia tổ chức Hội thì được công nhận là hội viên. Tình hình hội viên Hội LHPN huyện Yên Phong được thể hiện bảng 4.1.
Tính đến nay, Hội LHPN huyện Yên Phong gồm có 14 cơ sở Hội, 76 chi hội, toàn huyện có 27.575 hội viên (đạt tỷ lệ thu hút 84% phụ nữ từ 18 tuổi trở lên tham gia tổ chức Hội), hàng năm phụ nữ tham gia vào Hội tăng trung bình 1,3%/năm.
Về độ tuổi hội viên, chiếm tỷ lệ cao nhất là độ tuổi từ 31 đến 59 tuổi, hàng năm đều chiếm tỷ lệ trên 50%; độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi chiếm tỷ lệ 30% và thấp nhất là độ tuổi từ 60 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ dưới 20%.
Về trình độ, hội viên có trình độ cấp 2 chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm. Năm 2016, hội viên có trình độ cấp 2 là 39,56%; trình độ cấp 3 là 36,46%; trình độ cấp 1 là 23,97%.
Bảng 4.1. Tình hình hội viên Hội LHPN huyện Yên Phong
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
1. Tổng số cơ sở Hội Cơ sở 14 14 14 - Theo xã, thị trấn Cơ sở 14 14 14
- Trực thuộc Cơ sở 1 1 2
2. Tổng số chi hội Chi hội 74 74 76 3. Tổng số hội viên Người 26.871 27.221 27.575
a. Phân theo độ tuổi
18 - 30 tuổi % 30,31 30,32 29,93 31 - 59 tuổi % 50,48 50,3 50,21 60 tuổi trở lên % 19,21 19,38 19,86 b. Phân theo trình độ 26.871 27.221 27.575 Cấp 1 % 26,36 25,52 23,97 Cấp 2 % 42,51 40,72 39,56 Cấp 3 % 31,13 33,76 36,46 c. Phân theo ngành nghề 26.871 27.221 27.575 Nông nghiệp % 84,56 81,68 79,06 Kinh doanh - Dịch vụ % 4,62 5,47 6,18 Công nhân viên chức % 7,13 8,11 8,84
Khác % 3,68 4,75 5,92
Nguồn: Hội LHPN huyện Yên Phong (2016)
Về ngành nghề, đa phần hội viên làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm tới 80% qua các năm. Năm 2016, hội viên làm trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 79,06%, hội viên làm trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ chiếm tỷ lệ 6,18%, hội viên làm công nhân viên chức chiếm tỷ lệ 8,84%, thấp nhất là hội
viên làm các công việc khác chiếm 5,92%.
4.1.3. Khái quát tình hình phát triển kinh tế hộ gia đình của các hội viên
Huyện Yên Phong bản chất từ xưa tới nay là một huyện thuần nông. Nhưng trong mấy năm gần đây, nhận được sự quan tâm của Đảng và nhà nước nên nền kinh tế của huyện đã có những nét chuyển biến trong cơ cấu các ngành kinh tế. Số lượng các hộ tham gia vào sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm, số hộ tham gia vào các ngành nghề khác ngày càng tăng. Lĩnh vực ngành nghề của các hội