Đánh giá của hộ điều tra về hoạt động dạy nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 90 - 97)

Tiêu chí T.T Chờ Yên Phụ Dũng Liệt Tổng Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Tổng số hội viên được điều tra tham gia vào lớp dạy nghề

25 100 23 100 28 100 76 100

1. Nội dung đào tạo

- Tốt 22 88 19 82,61 24 85,71 65 85,53 - Bình thường 2 8 3 13,04 3 10,71 8 10,53 - Chưa tốt 1 4 1 4,35 1 3,57 3 3,95 2. Thời gian đào tạo

- Dài 0 0 0 0 0 0 0 0

- Hợp lý 17 68 15 65,22 17 70,83 49 64,47 - Ngắn 8 32 8 34,78 11 29,17 27 35,53 3. Phương pháp giảng

dạy của giảng viên

- Tốt 16 64 15 65,22 17 60,71 48 63,16 - Bình thường 6 24 4 17,39 8 28,57 18 23,68 - Chưa tốt 3 12 3 13,04 4 14,29 10 13,16 4. Cơ sở vật chất phục vụ học tập - Tốt 16 64 13 56,52 16 57,14 45 59,21 - Chưa tốt 11 44 9 39,13 11 39,29 31 40,79 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Theo số liệu ở bảng 4.22, ta thấy trong 76 hội viên tham gia các lớp dạy nghề do Hội LHPN huyện Yên Phong tổ chức. Khi được hỏi về nội dung đào tạo có tới 65 hội viên đánh giá tốt, chiếm 85,53%; 8 hội viên đánh giá bình thường chiếm 10,53% và chỉ có 3 hội viên chiếm 3,95% đánh giá là chưa tốt. Về thời gian đào tạo, có 49 hội viên cho rằng: Thời gian đào tạo như vậy là hợp lý, chiếm 64,47%, 27 hội viên cho rằng thời gian đào tạo còn ngắn, chiếm 35,53%. Về phương pháp giảng dạy của giảng viên, có 48 người đánh giá phương pháp giảng dạy của giảng viên tốt, chiếm 63,16%, có 18 người đánh giá bình thường, chiếm 23,68% và còn 10 người đánh giá phương pháp giảng dạy của giảng viên chưa tốt. Điều này cho thấy: Hội LHPN huyện Yên Phong cần chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy trong các lớp dạy nghề hoặc mới các giảng viên có kinh nghiệm và phương pháp truyền đạt tốt tham gia giảng dạy. Về cơ sở vật chất phục vụ học tập, có 45 người cho rằng cơ sở vật chất tốt, chiếm 59,21%, 31 người cho rằng cơ sở vật chất phục vụ học tập vẫn chưa tốt như thiếu các trang thiết bị phục vụ thực hành thực tập, …

- Đối với đa số các hộ có công ăn việc làm ổn định có nhận xét tốt về hoạt động này.

- Những hộ đánh giá bình thường và chưa tốt là những hộ đã có việc làm nhưng thu nhập không ổn định, những hộ chưa tìm được việc làm hoặc chưa thực sự muốn tìm việc. Theo ý kiến của một số hộ thì hoạt động dạy nghề còn chưa thực sự chất lượng, bài giảng còn nặng về lý thuyết, thời gian thực hành còn hạn chế.

- Theo ý kiến đánh giá của cán bộ chuyên môn hội phụ nữ thì những hộ không có việc làm hoặc không có việc làm ổn định là những hộ không có ý thức tìm việc làm, hoặc đã có việc làm nhưng chỉ làm trong thời gian ngắn rồi bỏ với lý do công việc không phù hợp.

Hộp 4.2. Đánh giá của cán bộ Hội về hoạt động dạy nghề của Hội LHPN

“Hoạt động dạy nghề đã giúp cho rất nhiều hội viên có cơ hội làm việc tại các công ty như các công ty may, các cơ sở sản xuất mây tre đan, các cơ sở làm hương,... Từ đó, giúp cho các hội viên tạo thêm thu nhập cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên, hoạt động dạy nghề còn gặp một số khó khăn khi triển khai như có một số hội viên đăng ký học, nhưng lại bỏ, kinh phí đầu tư cho các lớp dạy nghề còn thấp, một số hội viên tham gia học nghề nhưng chưa thực sự chú tâm. Điều này làm giảm một phần chất lượng đào tạo của các lớp dạy nghề”.

4.2.2.7. Hoạt động giới thiệu việc làm cho phụ nữ

a. Tình hình triển khai hoạt động giới thiệu tạo việc làm

- Đối tượng: Hội viên phụ nữ đã tham gia các lớp dạy nghề do Hội phụ nữ tổ chức.

- Mục đích: Tạo công ăn việc làm, cơ hội tìm được những việc làm tốt với thu nhập ổn định cho hội viên phụ nữ, tăng thu nhập.

- Hội LHPN huyện ký hợp đồng tuyển dụng lao động với một số doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện để giới thiệu việc làm cho phụ nữ đã qua học nghề do hội tổ chức nhưng không tìm được việc làm.

- Hội phụ nữ huyện giới thiệu việc làm với các nghề: May công nghiệp, mây tre đan, thêu ren và làm hương trừ các ngành trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành mà người học đã vận dụng được kiến thức tại gia đình.

b. Kết quả hoạt động giới thiệu tạo việc làm

Theo số liệu ở bảng trên, có thể thấy rằng hằng năm, số phụ nữ được giới thiệu và có việc làm ổn định luôn chiếm tỷ lệ rất cao so với số phụ nữ được dạy nghề. Riêng năm 2015, 100% số phụ nữ học nghề được tạo việc làm ổn định. Tuy nhiên, năm 2014 vẫn còn 0,57% và năm 2016 là 0,48% phụ nữ không có việc làm ổn định. Nguyên nhân chính là do các cơ sở sản xuất mây tre đan hạn chế tuyển thêm lao động làm thuê do trong những năm gần đây hoạt động sản xuất của ngành này có xu hướng bị chững lại, sản phẩm sản xuất ra khó tiêu thụ nên ngoài nhu cầu học nghề này thấp thì việc giới thiệu việc làm cho phụ nữ cũng gặp khó khăn.

Nguyên nhân thứ hai: Do trình độ chuyên môn tay nghề của một số phụ nữ còn chưa tốt nên khả năng vận dụng vào thực tế còn rất hạn chế, khả năng tìm việc cũng gặp khó khăn.

Nguyên nhân thứ ba: Các cơ sở liên kết với Hội LHPN huyện trong việc tạo việc làm cho phụ nữ còn hạn chế.

Thực tế trên cũng đặt ra một yêu cầu với Hội LHPN huyện trong việc tìm và mở rộng thêm mối liên hệ với các công ty, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất TTCN trên địa bàn huyện nhằm tăng khả năng tạo việc làm cho hội viên, phụ nữ.

Bảng 4.23. Kết quả giới thiệu việc làm cho phụ nữ qua 3 năm (2014-2016) Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Số người được đào tạo Số người được tạo việc làm ổn định Tỷ lệ (%) Số người được đào tạo Số người được tạo việc làm ổn định Tỷ lệ (%) Số người được đào tạo Số người được tạo việc làm ổn định Tỷ lệ (%)

Ngành may công nghiệp 245 243 99,18 269 269 100 278 278 100

Ngành Mây tre đan 31 31 100 38 38 100 41 39 95,12

Ngành thêu ren 44 44 100 47 47 100 50 50 100

Ngành làm hương 32 32 100 41 41 100 45 45 100

Tổng 352 350 99,43 395 395 100 414 412 99,52

Nhìn chung, tổng thể kết quả đạt được trong công tác dạy nghề và giới thiệu việc làm cho hội viên phụ nữ của Hội LHPN huyện Yên Phong cũng phần nào nói lên tinh thần trách nhiệm, sự nỗ lực cố gắng của các cấp Hội trong việc thực hiện các hoạt động nhằm hỗ trợ cho phụ nữ vươn lên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, từng bước khẳng định vai trò, vị thế của họ trong gia đình và xã hội.

Thực trạng trên cũng đặt ra một vấn đề đối với Hội LHPN huyện trong thời gian tới là cần quan tâm hơn đến ý kiến, kiến nghị của học viên. Nhằm xây dựng kế hoạch dạy nghề sao cho phù hợp đồng thời tăng cường công tác quản lý học viên tại các lớp học nghề. Ngoài ra, còn nắm bắt tình hình tư tưởng hội viên để có hướng giúp đỡ, động viên những hội viên phụ nữ có nhiều khó khăn, định hướng nghề nghiệp và tìm việc làm cho phụ nữ từ đó nâng cao chất lượng và phát huy được những tác động tích cực của hoạt động dạy nghề nói riêng và chương trình hỗ trợ nói chung.

c. Ý kiến đánh giá hoạt động giới thiệu tạo việc làm

Bảng 4.24. Đánh giá của hộ điều tra về hoạt động giới thiệu tạo việc làm cho hội viên của Hội LHPN huyên Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Tiêu chí

T.T Chờ Yên Phụ Dũng Liệt Tổng

Số

người Tỷ lệ (%) người Số Tỷ lệ (%) người Số Tỷ lệ (%) người Số Tỷ lệ (%)

Tổng số hội viên được điều tra tham gia các lớp dạy nghề

25 100 23 100 28 100 76 100

- Tốt 24 96 19 82,61 26 92,86 69 90,79 - Bình thường 1 4 2 8,7 2 7,14 6 7,89 - Chưa tốt 0 0 1 4,35 0 0 1 1,32 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2017)

Theo số liệu ở bảng trên, ta thấy: Trong 76 hội viên tham gia các lớp dạy nghề khi được hỏi về hoạt động giới thiệu việc làm của Hội LHPN huyện Yên Phong có tới 69 người đánh giá tốt về hoạt động giới thiệu tạo việc làm chiếm 90,79%; 6 người đánh giá bình thường chiếm 7,89% và chỉ có 1 người chiếm 1,32% đánh giá là chưa tốt. Như vậy, hoạt động giới thiệu tạo việc làm của Hội LHPN huyện Yên

Phong đã đạt được kết quả quan trong, nhờ vào sự nhiệt tình của đội ngũ cán bộ Hội LHPN huyện và sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng.

4.2.2.8. Đánh giá về kết quả hoạt động hỗ trợ hộ gia đình phát triển kinh tế của Hội LHPN huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Những phụ nữ ở nông thôn thường không có công ăn việc làm ổn định hoặc có nhiều thời gian nhàn rỗi. Không có công ăn việc làm thì không thể tạo ra thu nhập và đây là nguyên nhân dẫn tới nghèo nàn. Khi được sự hỗ trợ của Hội LHPN huyện Yên Phong các hội viên được tham gia nghe tuyên truyền các kiến thức về quản lý kinh tế, tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật và được vay vốn họ đã có thêm những kiến thức về quản lý kinh tế, về khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt, có vốn để phát triển sản xuất đồng thời qua tham gia các lớp dạy nghề, được giới thiệu việc làm giúp cho bản thân người phụ nữ có được việc làm với thu nhập ổn định góp phần vào tăng thu nhập cho bản thân và gia đình.

* Đánh giá của hộ gia đình về hoạt động của Hội LHPN đối với phát triển kinh tế hộ

Hoạt động hỗ trợ hộ gia đình phát triển kinh tế của Hội LHPN huyện Yên Phong đã có tác động rất tích cực đến việc tạo việc làm và thu nhập của hội viên và gia đình hội viên. Dưới đây là ý kiến đánh giá của các hộ gia đình về tác động của hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ của Hội LHPN huyện Yên Phong.

Bảng 4.25. Đánh giá chung của hộ gia đình về tác động của hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế Tiêu chí T.T Chờ Yên Phụ Dũng Liệt Tổng Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%)

Số người điều tra 30 30 30 90

1. Về việc làm

- Tăng thêm việc làm 24 80 21 70 25 83,33 70 77,78 - Không thay đổi 6 20 9 30 5 16,67 20 22,22 2. Về thu nhập

- Tăng thêm thu nhập 22 73,33 20 66,67 24 80 66 73,33 - Không thay đổi 8 26,67 10 33,33 6 20 24 26,67 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Theo số liệu ở bảng trên, cho thấy: Trong 90 người tham gia khảo sát khi được hỏi về tác động của các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế đến việc làm có 70 người cho rằng hoạt động hỗ trợ của Hội LHPN giúp họ có thêm việc làm, chiếm 77,78%; chỉ có 20 người cho rằng việc làm của họ không thay đổi, chiếm 22,22%. Tác động của các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển đến thu nhập, có 66 người cho rằng nhờ có hoạt động hỗ trợ mà thu nhập của họ được tăng lên, chiếm 73,33%, chỉ có 24 người cho rằng thu nhập của họ không thay đổi.

Sau khi được hỗ trợ về kiến thức quản lý kinh tế, khoa học kỹ thuật, về vốn vay, nhiều phụ nữ đã nhận thấy có nhiều sự thay đổi về công ăn việc làm. Từ sự cảm nhận đó cộng với việc họ được tham gia học nghề và có được những việc làm ổn định đã cho thấy những đóng góp đáng kể và rõ ràng của Hội LHPN huyện Yên Phong tới việc làm của người phụ nữ.

* Đánh giá của cán bộ Hội về hoạt động của Hội LHPN đối với phát triển kinh tế hộ

Hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình đã giúp cho người phụ nữ có thêm thu nhập, không chỉ cho bản thân mà còn góp phần làm tăng thu nhập cho gia đình. Đồng thời, với hoạt động dạy nghề thì hoạt động hỗ trợ vay vốn và ứng dụng thành công những tiến bộ KHKT vào sản xuất đã tạo nên một tác động chung tới sự thay đổi về thu nhập của hộ gia đình và thu nhập bình quân của các thành viên trong gia đình. Từ đó, góp phần phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống và giúp nhiều hộ thoát nghèo.

Hộp 4.3. Đánh giá của cán bộ Hội về hoạt động của Hội LHPN đối với phát triển kinh tế hộ

“ Hoạt động hỗ trợ của Hội LHPN huyện Yên Phong đã có tác động rất tích cực trong việc hỗ trợ các gia đình phát triển kinh tế. Từ các hoạt động tuyên truyền các chính sách, mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, mở các lớp dạy nghề đã giúp cho các hội viên và các thành viên trong gia đình hội viên có thêm nhiều kiến thức áp dụng vào phát triển kinh tế gia đìn, từ đó giúp họ có thêm thu nhập và nâng cao mức sống cho gia đình các hội viên. Và một tác động to lớn của hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế hộ của Hội LHPN là đã giúp cho rất nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo”.

Dưới đây là kết quả giúp thoát nghèo của các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh của Hội LHPN huyện Yên Phong.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 90 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)