Kinh nghiệm hoạt động của Hội LHPN một số địa phương ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 36 - 45)

2.2.1.1. Kết quả hoạt động của Hội LHPN Việt Nam về hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế của cả nước

Hoạt động hỗ trợ phụ nữ nghèo được các cấp Hội tiếp tục đẩy mạnh, tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả, coi trọng phát huy nội lực của phụ nữ để

giảm nghèo bền vững. Các phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh

tế”,“Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”… được duy trì bền bỉ trong suốt những năm

qua, tiếp sức cùng các cuộc vận động lớn “Mái ấm tình thương”,“Thực hành tiết

kiệm theo gương Bác” với nhiều hình thức sáng tạo “Hũ gạo tiết kiệm”, “Nuôi heo

đất”… được triển khai sâu rộng khắp cả nước đã tạo nên nguồn nội lực to lớn trị giá trên 3.400 tỉ đồng, giúp cho trên 5 triệu lượt phụ nữ trong nhiệm kỳ qua.

Hoạt động khai thác, quản lý nguồn vốn từ các Ngân hàng, các chương trình, dự án, các nhóm phụ nữ tiết kiệm, đặc biệt từ Ngân hàng Chính sách xã hội được các cấp Hội tiếp tục đẩy mạnh. Đến cuối năm 2016, tổng dư nợ các nguồn vốn do các cấp Hội quản lý đạt trên 47 ngàn tỉ đồng, giúp hơn 12 triệu lượt phụ nữ nghèo được vay vốn, đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Riêng nguồn vốn ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội đạt dư nợ trên 41 ngàn tỉ đồng, tỷ lệ hoàn trả luôn ở mức 99%. Hàng năm, phối hợp với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội đã tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho trên 2,4 triệu lượt phụ nữ, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả sản xuất kinh doanh của phụ nữ.

Hoạt động tài chính vi mô của Hội có sự phát triển theo hướng chuyên nghiệp, bền vững, góp phần thúc đẩy đổi mới phương thức hoạt động của Hội. Quỹ Tình thương trở thành tổ chức tài chính quy mô nhỏ đầu tiên trong cả nước được cấp phép. Mô hình cho vay gián tiếp và nâng cao năng lực cho các tổ chức tài chính vi mô trong hệ thống Hội được thí điểm thực hiện thành công. Các chương trình, dự án tài chính vi mô ở một số tỉnh đang được sáp nhập, quản lý thống nhất, có bộ máy chuyên trách, tiến tới thành lập tổ chức tài chính vi mô. Công tác khảo sát, phân tích tình hình hoạt động tài chính vi mô của toàn hệ thống Hội đã được tiến hành định kỳ hàng năm, là cơ sở để các cấp Hội nâng cao chất lượng quản lý chương trình và tham vấn chính sách. Chiến lược phát triển tài chính vi mô của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt nam đang được xây dựng và hoàn thiện.

Hoạt động hỗ trợ phụ nữ sản xuất kinh doanh, làm giàu chính đáng, khởi sự và phát triển doanh nghiệp có nhiều đổi mới: gắn kết hỗ trợ vốn vay với tổ chức tập huấn nghề, kỹ năng kinh doanh có sự đóng góp của nữ chủ doanh nghiệp; tổ chức diễn đàn vận động chính sách, kết nối mạng lưới, khen thưởng và tôn vinh… được tổ chức thường xuyên ở nhiều địa phương được doanh nhân nữ đánh giá cao.

Công tác dạy nghề có bước chuyển quan trọng với việc trển khai thực hiện Đề án hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2015 - 2020 trên phạm vi toàn quốc. Hệ thống cơ sở dạy nghề và giới thiệu việc làm của Hội được quy hoạch trong tổng thể chung của cả nước và được củng cố, phát triển. Dạy nghề cho lao động nữ nông thôn được tập trung triển khai, không chỉ tại các cơ sở dạy nghề của Hội mà còn dưới hình thức phối hợp, liên kết, mở lớp lưu động. Hoạt động dạy nghề được tổ chức linh hoạt, gắn kết chặt chẽ hơn với hỗ trợ tạo việc làm thông qua hỗ trợ vốn và mở rộng hợp tác với các đối tác để tạo việc làm tại chỗ cho lao động nữ. Đến cuối năm 2016, chỉ riêng các cơ sở dạy nghề của Hội đã dạy nghề được cho hơn 200 ngàn lao động nữ, giới thiệu việc làm cho gần 700.000 lao động nữ. Các cấp Hội đã phối hợp, liên kết để dạy nghề cho hơn 1,1 triệu lượt lao động nữ.

Với nỗ lực không ngừng và bằng nhiều giải pháp, phối hợp giữa hỗ trợ vốn với hướng dẫn kiến thức, kinh nghiệm làm ăn, dạy nghề, tạo việc làm, xây dựng mô hình phát triển kinh tế, giúp khởi sự doanh nghiệp… Những năm qua các cấp Hội đã giúp trên 2,2 triệu lượt phụ nữ nghèo phát triển kinh tế, trong đó 417 ngàn hộ nghèo do phụ nữ làm chủ đã thoát nghèo, trên 256 ngàn nữ chủ doanh nghiệp được tiếp cận vốn vay; đóng góp vào thành tựu phát triển kinh tế, giảm nghèo của cả nước.

2.2.1.2. Hội LHPN tỉnh Quảng Bình

Bằng nhiều phong trào thi đua thiết thực, nhiều giải pháp sáng tạo, thời gian qua Hội LHPN tỉnh Quảng Bình đã thực hiện có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm, là khâu đột phá trong suốt cả nhiệm kỳ nhằm từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của chị em phụ nữ, thông qua đó để thu hút, tập hợp hội viên, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Hội đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn mới.

Để hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ phụ nữ phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm, giảm nghèo bền vững thực sự tạo bước đột phá, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp Hội triển khai nhiều hoạt động cụ thể gắn với vận động phụ nữ thực hiện các chương trình kinh tế trọng điểm của địa phương và các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Hàng năm, trên cơ sở khảo sát, nắm bắt tình hình đời sống, việc làm của phụ nữ và nhu cầu của các đối tượng phụ nữ nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, các cấp Hội đã tiến hành phân loại hộ nghèo theo từng nguyên nhân để

có các giải pháp tác động phù hợp, thiết thực với từng nhóm đối tượng. Trong đó vừa chú trọng tuyên truyền, vận động phụ nữ phát huy nội lực, khắc phục tư tưởng an phận, trông chờ, ỷ lại, phấn đấu thực hiện tiêu chí “không đói nghèo” bằng ý thức thực hành tiết kiệm; vừa vận động hội viên, phụ nữ phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau về vốn, ngày công, khoa học kỹ thuật, bao tiêu đầu ra sản phẩm và kinh nghiệm để phát triển kinh tế gia đình… Bên cạnh đó, các cấp Hội còn thường xuyên cập nhật thông tin, chủ động tiếp cận, khai thác các nguồn vốn để hỗ trợ hội viên, phụ nữ xây dựng các mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế của từng hộ tại địa phương; kịp thời phát hiện, nêu gương nhân rộng các điển hình phụ nữ vươn lên thoát nghèo ở từng cơ sở…

Cùng với các hoạt động giúp phụ nữ nghèo, các cấp Hội đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hội viên, phụ nữ có những tư duy mới, cách làm mới trong lao động, sản xuất, mạnh dạn tham gia chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đổi mới phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn; tập trung khai thác các nguồn lực hỗ trợ phụ nữ tiếp cận các chương trình chuyển giao KHKT, ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập; tăng cường phối hợp với các ngành chức năng hỗ trợ phụ nữ tiếp cận các nguồn vốn vay phát triển kinh tế gia đình. Đến nay, nguồn vốn do các cấp Hội quản lý lên đến gần 100 tỷ đồng với 89.056 phụ nữ được vay. Ngoài việc củng cố các mô hình tiết kiệm hiện có, các cơ sở Hội đã có nhiều mô hình, cách thức tổ chức thực hiện sáng tạo, hiệu quả, phù hợp với nhu cầu thực tế của hội viên, phụ nữ trong đó nổi bật là chương hình tiết kiệm “Làm theo Bác, thực hành

tiết kiệm, giúp nhau giảm nghèo bền vững”; chương trình “Tiết kiệm và vốn vay

thôn bản”; chương trình tiết kiệm thông qua Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển… Đến nay, toàn tỉnh có 142.124 chị tham gia tiết kiệm với số tiền là 83.273 triệu đồng. Mục đích của việc sử dụng nguồn vốn từ tiết kiệm cũng rất đa dạng, không chỉ đầu tư phát triển kinh tế mà còn hỗ trợ phụ nữ nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn sửa chữa nhà cửa, mua sắm vật dụng thiết yếu trong gia đình, xây dựng công trình vệ sinh, vay vốn xoay vòng,…

Hội cũng đã chủ động phối hợp với ngành Nông nghiệp tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 20.078 nghìn lượt hội viên phụ nữ. Tranh thủ sự hỗ trợ từ các chương trình, đề án tổ chức đào tạo các nghề làm nón, thêu ren, nấu ăn, làm tóc, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia cầm, dịch vụ giúp việc gia đình cho 4.933 hội viên, phụ nữ và xây dựng được 14 mô hình sau đào tạo nghề

trong các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, thủ công nghiệp, dịch vụ gia đình, góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho chị em phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo, phụ nữ khó khăn ở nông thôn. Đặc biệt từ năm 2013, được UBND tỉnh ra quyết định thành lập Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ phát triển với nguồn vốn quản lý ban đầu là 30 tỷ đồng thì nay đã huy động tăng trưởng nguồn vốn quản lý trên 83 tỷ đồng và được thực hiện chiến lược tài chính vi mô của Hội tại 68 xã/8 huyện, thị xã, thành phố với 16.194 thành viên, góp phần hỗ trợ, thúc đẩy phong trào giúp phụ nữ phát triển kinh tế một cách chủ động, chặt chẽ, đồng thời tham gia giải quyết các vấn đề xã hội đối với phụ nữ nghèo, cận nghèo và phụ nữ có thu nhập thấp một cách lâu bền.

Với nhiều cách làm mạnh dạn, sáng tạo, Hội LHPN các cấp đã trở thành chỗ dựa vững chắc của phụ nữ trong phát triển kinh tế trên cơ sở phát huy nội lực, tinh thần hợp tác, tương thân, tương ái trong các tầng lớp phụ nữ. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đông đảo cán bộ, hội viên phụ nữ, giúp chị em phấn khởi tự tin, vươn lên trong cuộc sống, từng bước nâng cao vị thế người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

2.2.1.3. Hội LHPN huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu

Chăm lo cho đời sống hội viên, tạo điều kiện để chị em phát triển kinh tế gia đình là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác Hội, những năm qua, các cấp Hội Phụ nữ trong huyện Hồng Dân đã vận dụng nhiều hình thức tập hợp hàng ngàn phụ nữ tham gia vào các câu lạc bộ, tổ, nhóm sản xuất, giúp nhau làm kinh tế. Qua đó, đã tạo điều kiện cho hội viên vươn lên trong cuộc sống, đặc biệt là nhiều hộ phụ nữ nghèo đã thoát được nghèo nhờ chi, tổ hội giúp đỡ và sự chí thú làm ăn của bản thân gia đình mình.

Thực hiện Cuộc vận động “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế hộ gia

đình” nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho phụ nữ,

các cấp Hội Phụ nữ Huyện Hồng Dân đã thành lập được 440 tổ hùn vốn, 15 tổ phụ nữ “Không để đất trống” thường xuyên duy trì mô hình trồng rau màu trên bờ vuông, 31 tổ đan đát lục bình và 4 Câu lạc bộ giúp nhau vượt khó với 13 nhóm,… thu hút trên 3 ngàn hội viên phụ nữ tham gia. Đặc biệt, các phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế được các cấp Hội Phụ nữ trong huyện hưởng ứng nhiệt tình. Các tổ, nhóm, câu lạc bộ giúp nhau làm kinh tế được thực hiện với nhiều hình thức như: Giúp nhau kinh nghiệm chăn nuôi, trồng trọt, hỗ trợ

ngày công, cho nhau mượn tiền không lấy lãi, đóng góp hùn vốn xoay vòng hàng quý, hàng tháng, …

Thông qua sự hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức Hội và các hội viên với nhau đã giúp cho nhiều chị em phụ nữ, nhiều hộ gia đình được san sẻ, động viên về tinh thần và vật chất, có thêm động lực, niềm tin và điều kiện để sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. CôTrần Thị Sang, ấp Ninh Thành, xã Ninh Quới, Huyện Hồng Dân phấn khởi cho biết: Những năm qua, nhờ chi hội giúp vốn và hỗ trợ tập huấn KHKT vì thế mà sản xuất của gia đình có bước phát triển khá hơn. Đồng thời nhờ vậy mà cuộc sống gia đình ngày thêm khấm khá, hanh phúc gia đình được duy trì. Phong trào“Vườn - nhà xanh, sạch, đẹp” được thực hiện tốt hơn. Như tôi trước đây là hộ nghèo, nhưng nhờ được chi hội hỗ trợ vốn chăn nuôi và tham gia tổ hùn vốn mua sắm dụng cụ sinh hoạt… Giờ đây, đời sống đã khá giả hơn nhiều, nhiều chị em trong chi hội cuộc sống cũng vươn lên.

Có thể nói, thành lập các tổ, nhóm, câu lạc bộ giúp nhau làm kinh tế, không chỉ tạo điều kiện để các hội viên có vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, mà qua đó các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng được chuyển tải đến hội viên, Phụ nữ ngày một tốt hơn. Bà Võ Thị Tư, ấp Ninh Thành, xã Ninh Quới sau khi nhận được tiền hùn vốn từ Câu lạc bộ“Giúp nhau

làm kinh tế” của Chi hội phụ nữ ấp gần 50 triệu đồng, bà đã cố được 3 công đất

ruộng để trồng lúa, số tiền còn lại bà đầu tư xây chuồng để nuôi heo. Bà Tư chia sẻ với chúng tôi: Có được vốn đầu tư, phát triển sản xuất, chăn nuôi bà rất vui mừng. Tuy nhiên, còn một điều làm bà phấn khởi hơn nữa đó là khi tham gia sinh hoạt ở Câu lạc bộ “Giúp nhau làm kinh tế” bà đã nắm bắt kịp thời các chủ trương, pháp luật của Đảng và Nhà nước để giáo dục, vận động người thân chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tích cực chăm lo phát triển kinh tế gia đình.

Từ phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, hàng năm số vốn huy động trong chị em trên 2 tỷ đồng và đã hỗ trợ trực tiếp cho hàng trăm hộ có hoàn cảnh khó khăn mượn vốn phát triển sản xuất, kinh doanh. Từ năm 2012 đến nay, các cấp Hội Phụ nữ trong huyện đã giúp cho hơn 2 ngàn hộ có điều kiện vươn lên trong cuộc sống, trong đó có hơn 200 hộ thoát nghèo. Có thể nói, những mô hình“Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, giúp nhau giảm nghèo” của Hội LHPN Huyện Hồng Dân là một phong trào đem lại hiệu quả thiết thực trong việc thực hiện xây dựng “Gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”, góp

phần tích cực cùng địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững và thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân trong huyện.

2.2.1.4. Hội LHPN huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

Những năm qua, bằng các phong trào, việc làm thiết thực, Hội Phụ nữ huyện Vũ Thư đã khẳng định vai trò của mình trong bảo vệ quyền lợi, nâng cao nhận thức, giúp chị em có cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn. Thông qua các phong trào của hội, nhiều chị em đã vượt lên khó khăn, phát triển kinh tế gia đình, từng bước xoá đói, giảm nghèo.

Hỗ trợ hội viên phụ nữ phát triển kinh tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần xây dựng cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc. Trong thời gian qua, Hội LHPN huyện Vũ Thư đã có nhiều hoạt động thiết thực, giúp hội viên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Xuất phát từ nhu cầu của thực tế, trong những năm qua, Hội LHPN huyện Vũ Thư đã phối hợp với Ngân hàng CSXH huyện; Dự án nước sạch, Qũy tín dụng nhân dân hỗ trợ phụ nữ vay vốn phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 36 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)