Kết quả giúp thoát nghèo năm 2015 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 97 - 100)

Chỉ tiêu Năm Số hộ thoát nghèo Số hộ thoát nghèo nhờ hỗ trợ phát triển kinh tế của Hội LHPN Tỷ lệ (%) 2015 109 81 74,31 2016 114 89 78,07

Nguồn: Hội LHPN huyện Yên Phong (2016)

Theo số liệu ở bảng trên, ta thấy năm 2015 có: 74,31%, năm 2016 có: 78,07% hộ thoát nghèo nhờ hỗ trợ phát triển kinh tế của Hội LHPN. Như vậy, thông qua các hoạt động tuyên truyển kiến thức quản lý kinh tế, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, thực hiện tín chấp cho hội viên vay vốn, huy động vốn và cho hội viên vay vốn, dạy nghề, giới thiệu việc làm của Hội LHPN đã góp phần tích cực vào việc nâng cao mức sống cho hộ gia đình; góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương; giảm tỷ lệ hộ nghèo, tạo sự gắn bó của hội viên với tổ chức Hội.

* Những kết quả đạt được

+ Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội LHPN huyện Yên Phong đã góp phần tạo công ăn việc làm, góp phần nâng cao thu nhập cho hộ. Nhiều hộ nghèo sau khi vay vốn đã thoát nghèo, hộ cận nghèo thì vươn lên mức khá hơn.

+ Không chỉ tạo công ăn việc làm cho bản thân, gia đình mà qua chương trình có nhiều hộ đã có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, tạo thêm việc làm và thu nhập ổn định cho một số lao động địa phương.

+ Hoạt động của Hội đáp ứng được phần lớn nhu cầu tập huấn kiến thức chuyển giao KHTK của hội viên, phụ nữ. Nhiều phụ nữ đã được dạy nghề và tạo việc làm với mức thu nhập ổn định. Nội dung tập huấn và các ngành nghề đào tạo là thiết thực và phù hợp với nhu cầu và thực tiễn sản xuất kinh doanh của gia đình hội viên, phụ nữ.

+ Các hoạt động của Hội đối với phát triển kinh tế hộ không chỉ phù hợp mà còn có sự gắn kết chặt chẽ để đảm bảo phát huy tối đa những lợi ích của

chương trình cho người phụ nữ. Chẳng hạn như việc tập huấn chuyển giao KHKT kết hợp với hỗ trợ về vốn vay sẽ góp phần nâng cao hơn kết quả sản xuất kinh doanh của hộ. Tham gia học nghề sẽ giúp tận dụng thời gian nhàn rỗi, tạo thêm thu nhập cho bản thân người phụ nữ và góp phần phát triển kinh tế gia đình.

+ Nhận thức của người phụ nữ đã có sự thay đổi đáng kể sau khi tham gia các hoạt động hỗ trợ. Họ đã tự tin hơn trong việc tham gia các hoạt động tại cộng đồng, tự tin hơn khi phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm; vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội được nâng cao, họ có quyền ra các quyết định liên quan đến đời sống và sản xuất.

+ Các hoạt động của Hội đã tạo được sự gắn kết, lòng tin của hội viên phụ nữ vào những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước, tin tưởng vào tổ chức Hội phụ nữ.

Như vậy, các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế đã thực sự có ý nghĩa xã hội to lớn, nó có vai trò quan trọng đối với không chỉ bản thân người phụ nữ, gia đình họ mà còn góp phần vào thực hiện mục tiêu giảm nghèo, từng bước xóa bỏ tình trạng bất bình đẳng giới từ việc nâng cao được vai trò, vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.

* Những hạn chế và nguyên nhân

- Các hoạt động của Hội chưa tạo được sự gắn kết chặt chẽ giữa hội với các ngành chức năng trong việc tổ chức, quản lý việc thực hiện các nội dung. Dẫn tới việc một số nội dung khi triển khai chưa đạt kết quả cao chẳng hạn như trong hoạt động vay vốn do cán bộ hội còn thiếu chuyên môn, nghiệp vụ ngành ngân hàng cộng với sự phối hợp giữa hai ngành chưa chặt chẽ nên vẫn xảy ra tình trạng vay hộ, vay ké, nợ quá hạn…

- Còn nhiều hội viên phụ nữ nghèo, cận nghèo những chưa được tham gia các hoạt động hỗ trợ của Hội.

- Vẫn còn một số phụ nữ đã qua đào tạo nghề nhưng không tìm được việc làm ổn định.

- Thu nhập của hộ phụ nữ nghèo, cận nghèo vay vốn đã được nâng lên, số đông hộ đã thoát nghèo. Tuy nhiên, thu nhập của hộ vẫn vẫn ở mức cận chuẩn nghèo nên khả năng tái nghèo là rất lớn.

động hỗ trợ của Hội còn hạn chế. Họ chưa hiểu rõ hết về những quy định khi tham gia các hoạt động đó nên nhiều phụ nữ đã làm không đúng quy định chẳng hạn như tham gia để vay vốn hộ những người khác hoặc vay vốn nhưng sử dụng sai mục đích, tham gia hoạt động tập huấn hoặc dạy nghề nhưng bỏ nửa chừng hoặc đăng ký nhưng không theo học.

- Còn một bộ phận phụ nữ nghèo, cận nghèo chưa có được sự chuyển biến cao về mặt nhận thức, còn tâm lý e ngại, an phận và chưa tự tin khẳng định vai trò vị trí của mình trong gia đình và ngoài xã hội mà nguyên nhân chủ yếu là do nếp suy nghĩ cũ khó thay đổi, tình trạng bất bình đẳng giới còn tồn tại trong các gia đình.

4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VAI TRÒ CỦA HỘI LHPN HUYỆN YÊN PHONG TRONG HỖ TRỢ GIA ĐÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ YÊN PHONG TRONG HỖ TRỢ GIA ĐÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

4.3.1. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ Hội

Trình độ chuyên môn, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ là những yếu tố tác động không nhỏ tới các hoạt động của Hội LHPN. Để tổ chức các hoạt động hỗ trợ gia đình hội viên phát triển kinh tế. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ từ huyện đến xã được cán bộ các cấp đánh giá khá tốt, đa số đội ngũ cán bộ Hội phụ nữ huyện và xã hiện nay có phẩm chất tốt, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, cần cù, chịu khó, tìm tòi học hỏi, sáng tạo trong công tác.

Cơ quan Hội LHPN là nơi xây dựng, triển khai các nhiệm vụ của Hội, là cơ quan tham mưu cho Ban chấp hành mà đứng đầu là chủ tịch Hội LHPN huyện. Ngoài ra, còn chịu trách nhiệm chung trước BCH Hội LHPN huyện, trước Huyện ủy và Hội cấp trên về phong trào phụ nữ, công tác Hội. Theo kết quả điều tra (thể hiện bảng 4.25, 100% cán bộ cấp huyện có trình độ đại học trở lên, có độ tuổi dưới 45, đây là yếu tố thuận lợi đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa cán bộ Hội trong thời kỳ mới. Ban chấp hành Hội LHPN huyện (không tính chủ tịch, phó chủ tịch Hội) được cơ cấu từ cán bộ Hội cơ sở và cán bộ nữ các ngành phối hợp thường xuyên với Hội. Về độ tuổi, BCH Hội LHPN huyện có 55,5% có độ tuổi 35 đến 45 tuổi, 44,5% có độ tuổi từ 45 đến 55 tuổi, đảm bảo tính kế thừa.

Ở cấp xã trình độ chuyên môn còn rất hạn chế. Hiện tại có 11,9% số cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học và 67,2% chưa qua đào tạo chuyên môn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)