Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.2.3. Thu thập số liệu
3.2.3.1. Số liệu thứ cấp
Thu thập tài liệu thứ cấp để sử dụng nghiên cứu là các báo cáo, các văn kiện, các số liệu tổng hợp tình hình của các cơ quan chức năng, các phòng, ban, ngành, đoàn thể của huyện, của các xã, thị trấn điều tra trong huyện nhằm tập hợp số liệu về tình hình chung của huyện và số liệu phụ nữ tham gia hoạt động xã hội để phân tích, so sánh sự biến động. Ngoài ra được thu thập từ sách, báo, tạp chí, internet…
3.2.3.2. Số liệu sơ cấp
a. Phỏng vấn hộ gia đình
Do điều kiện thời gian có hạn không thể nghiên cứu được nhiều địa bàn, do đó để phục vụ cho nghiên cứu đề tài và đảm bảo được tính đại diện tôi chỉ tiến hành nghiên cứu trên địa bàn 3 xã Thị trấn Chờ, Yên Phụ và Dũng Liệt. Đây là 3 xã có hoạt động hội Tốt - Khá - Trung bình do Hội LHPN huyện đánh giá trong công tác qua các năm. Tổng số phiếu điều tra là 90 phiếu với mỗi xã được chọn, sẽ tiến hành phỏng vấn 30 hội viên/xã theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
Nội dung điều tra chủ yếu bao gồm: Thông tin cơ bản của hộ gia đình (tên, tuổi, trình độ của chủ hộ), thông tin về nhân khẩu, phân loại hộ, tình hình tham gia hoạt động hỗ trợ của Hội LHPN trong phát triển kinh tế hộ gia đình, ý kiến đánh giá của hộ về các hoạt động của Hội phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở địa phương: Có biết không? Có cần thiết không? Hộ được hưởng lợi gì? Ý kiến đóng góp giúp Hội LHPN hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế hiệu quả hơn.
Với cán bộ phụ nữ cơ sở tại huyện Yên Phong: Phỏng vấn 6 cán bộ cơ sở của 3 xã là Thị trấn Chờ, Yên Phụ, Dũng Liệt (trong đó 3 chủ tịch và 3 phó chủ tịch hội). Với cán bộ huyện Hội phụ nữ Yên Phong: Phỏng vấn 5 người (chiếm 100% số cán bộ Hội).
Nội dung phỏng vấn chủ yếu về tình hình hoạt động của Hội LHPN, tình hình tham gia các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình của các hội viên, những thuận lợi và khó khăn mà các cán bộ hội gặp phải khi thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình.