Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của HỘI LHPN huyện Yên Phong trong hỗ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 99)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của HỘI LHPN huyện Yên Phong trong hỗ

YÊN PHONG TRONG HỖ TRỢ GIA ĐÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

4.3.1. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ Hội

Trình độ chuyên môn, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ là những yếu tố tác động không nhỏ tới các hoạt động của Hội LHPN. Để tổ chức các hoạt động hỗ trợ gia đình hội viên phát triển kinh tế. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ từ huyện đến xã được cán bộ các cấp đánh giá khá tốt, đa số đội ngũ cán bộ Hội phụ nữ huyện và xã hiện nay có phẩm chất tốt, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, cần cù, chịu khó, tìm tòi học hỏi, sáng tạo trong công tác.

Cơ quan Hội LHPN là nơi xây dựng, triển khai các nhiệm vụ của Hội, là cơ quan tham mưu cho Ban chấp hành mà đứng đầu là chủ tịch Hội LHPN huyện. Ngoài ra, còn chịu trách nhiệm chung trước BCH Hội LHPN huyện, trước Huyện ủy và Hội cấp trên về phong trào phụ nữ, công tác Hội. Theo kết quả điều tra (thể hiện bảng 4.25, 100% cán bộ cấp huyện có trình độ đại học trở lên, có độ tuổi dưới 45, đây là yếu tố thuận lợi đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa cán bộ Hội trong thời kỳ mới. Ban chấp hành Hội LHPN huyện (không tính chủ tịch, phó chủ tịch Hội) được cơ cấu từ cán bộ Hội cơ sở và cán bộ nữ các ngành phối hợp thường xuyên với Hội. Về độ tuổi, BCH Hội LHPN huyện có 55,5% có độ tuổi 35 đến 45 tuổi, 44,5% có độ tuổi từ 45 đến 55 tuổi, đảm bảo tính kế thừa.

Ở cấp xã trình độ chuyên môn còn rất hạn chế. Hiện tại có 11,9% số cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học và 67,2% chưa qua đào tạo chuyên môn.

Bảng 4.27. Thực trạng chất lượng cán bộ Hội phụ nữ các cấp Stt Chức danh Tổng Stt Chức danh Tổng số Độ Tuổi Tôn giáo Trình độ < 35 35- 45 46- 55 > 55

Học vấn Chuyên môn công tác hội Nghiệp vụ

Cấp 2 Cấp 3 SC TC CĐ ĐH Trên ĐH cấp Sơ Trung cấp

1 Cấp huyện 27 1 13 13 0 0 0 27 0 3 6 16 2 24 0 UV Ban thường vụ 3 1 2 3 1 2 UV Ban chấp hành 19 10 9 19 2 4 13 19 Chủ tịch 1 1 2 1 1 Phó chủ tịch 2 1 1 1 1 1 2 Cán bộ Hội 2 1 1 2 2 2 2 Cấp cơ sở 264 UV Ban thường vụ 35 6 15 13 1 8 27 1 16 5 1 UV Ban chấp hành 189 14 61 96 18 6 95 94 4 26 2 18 Chủ tịch 16 2 4 10 1 16 4 6 4 2 15 1 Phó chủ tịch 24 3 9 12 24 2 2 4 0 1

Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ Hội LHPN có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tiếp thu, triển khai các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ của các cán bộ Hội. Các cán bộ Hội có trình độ chuyên môn và năng lực càng cao thì khả năng tiếp thu và truyền đạt các chủ trương, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế đến các hội viên càng tốt hơn, giúp các hội viên tham gia các hoạt động đó đông đảo hơn, tiếp thu được nhiều kiến thức về phát triển kinh tế hơn. Từ đó, giúp gia đình hội viên có thêm việc làm, thu nhập và cải thiện mức sống cho gia đình các hội viên.

4.3.2. Trình độ nhận thức của chủ hộ gia đình

Chủ hộ là người ra quyết định trong hộ nên trình độ nhận thức của chủ hộ ảnh hưởng lớn đến định hướng phát triển kinh tế của hộ. Theo kết quả điều tra, chủ hộ có độ tuổi từ 35 đến 55 tuổi chiếm 56,7%. Như vậy, kinh nghiệm sản xuất của các chủ hộ trung bình là trên 20 năm, nhưng kinh nghiệm của các chủ hộ chủ yếu là dựa vào truyền thống, đúc kết từ các thế hệ, trình độ văn hóa chưa cao do đó, năng suất lao động còn hạn chế, chưa đạt được những kết quả như kỳ vọng.

Bảng 4.28. Trình độ văn hóa của chủ hộ gia đình

Đơn vị: Người

Nội dung Cấp I Cấp II Cấp III

- Tham gia tập huấn 924 1.685 578 - Tham gia vay vốn 879 2.565 489 - Tham gia mô hình sản xuất 45 102 56 - Tham gia học nghề 303 921 106

Nguồn: Hội LHPN huyện Yên Phong (2016)

Trình độ văn hóa của các chủ hộ tham gia các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ nói chung còn thấp. Đa phần, chủ hộ chưa tốt nghiệp PTTH và phần lớn chủ hộ chưa có trình độ chuyên môn, theo kết quả điều tra có đến 85,0% chủ hộ chưa qua đào tạo. Đây chính là một trong những trở ngại hạn chế đáng kể tới kết quả sản xuất kinh doanh và khả năng tiếp cận, đổi mới mô hình sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề của các chủ hộ.

4.3.3. Sự phối hợp với các cơ quan, đơn vị

Để hoạt động của Hội LHPN huyện Yên Phong thực sự phát huy được vai trò của mình, cần sự phối hợp chặt chẽ với Hội LHPN tỉnh Bắc Ninh, UBND

huyện Yên Phong, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Yên Phong, Trạm khuyến nông, Trạm BVTV, Trạm thú y, Trung tâm dạy nghề, Hội nông dân trong việc xây dựng kế hoạch thực hiện mở lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, trong trồng trọt và chăn nuôi, mở lớp đào tạo nghề cho hội viên và phối hợp với các đơn vị, các cơ sở sản xuất hàng mây tre đan, làm hương và các công ty may mặc để giới thiệu việc làm cho hội viên sau khi tham dự các lớp đào tạo nghề do Hội LHPN huyện Yên Phong tổ chức.

Nhờ có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị và sự quan tâm chỉ đạo và tích cực tham gia phối hợp của các ngành đã tạo điều kiện để Hội thực hiện tốt các hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình của mình và đạt được những kết quá rất đáng ghi nhận trong những năm qua.

4.3.4. Kinh phí hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ

Mọi hoạt động của cơ quan, đơn vị đều cần phải có kinh phí. Hoạt động của Hội LHPN huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh trong hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình cũng rất cần thiết. Để mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, các lớp dạy nghề cho hội viên đòi hỏi Hội LHPN huyện phải có một lượng kinh phí khá lớn để chi trả các khoản chi phí như chi phí thuê phòng học, chi phí trả công cho giảng viên giảng dạy, chi phí mua các phương tiện, đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho các hội viên học thực hành,… Tuy nhiên, kinh phí hoạt động của Hội LHPN huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh chủ yếu là do Ngân sách huyện Yên Phong cấp và một phần nhỏ là do 10% hội phí của hội viên đóng góp.

Bảng 4.29. Kinh phí phân bổ cho hoạt động Hội

ĐVT: triệu đồng

Kinh phí phân bổ 2014 2015 2016

I Cấp huyện 565,5 612,8 706,8

1 Chi lương, phụ cấp cán bộ 306,1 326,4 406,5 2. Chi khoản công cộng 45 48,2 50,6 3. Chi hoạt động hỗ trợ phụ

nữ phát triển kinh tế hộ 214,4 238,2 249,7

II Cấp xã 62 68 74

1 Chi lương, phụ cấp cán bộ 41,9 48,8 57,8 2. Chi hoạt động thường 20,1 19,2 16,2

Nguồn kinh phí hoạt động nói chung và nguồn kinh phí cho hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội LHPN huyện Yên Phong rất hạn hẹp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc lên kế hoạch, thực hiện các hoạt động hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế hộ gia đình do đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động này của Hội.

Hiện nay, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động Hội nói chung các xã còn rất khó khăn, 30% số xã, các đoàn thể vẫn phải chung phòng làm việc và không có máy vi tính phục vụ cho công việc, vì vậy công tác thông tin, báo cáo của một số đơn vị còn hạn chế, chính điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả công việc.

4.3.5. Phân tích ma trận SWOT

Để nâng cao vai trò hoạt động của Hội phụ nữ trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình, chúng tôi sử dụng ma trận SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong công tác hoạt động của Hội từ đó đưa ra một số giải pháp phù hợp và hiệu quả.

Bảng 4.30. SWOT về hoạt động của tổ chức Hội LHPN trong hoạt động hỗ trợ hộ gia đình phát triển kinh tế

Điểm mạnh ( S ) Cơ hội ( O)

- Tổ chức Hội có tính hệ thống 4 cấp từ Trung ương đến cơ sở

- Đội ngũ cán bộ Hội còn trẻ, khả năng tiếp thu kiến thức tốt

- Hội tạo được uy tín trong nhân dân - Hoạt động của Hội đa dạng

- Sự đầu tư quan tâm của các cấp Đảng, chính quyền

- Sự phát triển của KHKT - Trình độ dân trí ngày càng cao

- Tiếp tục nâng cao xây dựng tổ chức Hội vững mạnh

- Khuyến khích động viên những hội viên có uy tín

- Nhân rộng các phong trào, hoạt động có kết quả cao làm cơ sở để nâng cao vai trò hoạt động Hội trong dân

- Xây dựng các phong trào thiết thực dựa trên đặc điểm của từng địa phương

- Đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động Hội

Điểm yếu ( W ) Thách thức ( T )

- Trình độ cán bộ cơ sở không đồng đều - Chưa được đào tạo theo hệ thống về công tác hoạt động Hội

- Chương trình, nội dung hoạt động theo chỉ thị từ trên xuống

- Kinh phí hoạt động còn thấp

- Chính sách đãi ngộ với cán bộ Hội còn chưa hợp lý đặc biệt là các cán bộ cơ sở Hội

- Phát động các phong trào phù hợp với mỗi giai đoạn yêu cầu của nhiệm vụ

4.4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH 4.4.1. Định hướng hoạt động Hội LHPN huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Hoạt động hỗ trợ hay giúp phụ nữ làm kinh tế vươn lên làm giàu hướng tới việc nâng cao vị thế và vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội đã được hầu hết các nước trên thế giới quan tâm và triển khai thực hiện. Ở Việt Nam, trong những năm qua chương trình Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế đã được Hội phụ nữ các cấp thực hiện thành công và mang lại thay đổi to lớn cho hàng triệu phụ nữ nhất là phụ nữ nghèo. Tuy nhiên, đây vẫn là lĩnh vực mà ở Việt Nam trong đó Hội phụ nữ Việt Nam là chủ thể triển khai thực hiện chương trình còn thiếu kinh nghiệm vì vậy trong quá trình triển khai thực hiện chương trình cần phải xuất phát từ đặc điểm của từng địa phương, từng vùng và mục tiêu phát triển để có thể có các giải pháp phù hợp.

Đối với Hội LHPN huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, trong quá trình triển khai các nội dung của chương trình hỗ trợ nhằm giúp phụ nữ thoát nghèo, vươn lên làm chủ về kinh tế, từng bước xóa bỏ bất bình đẳng giới thì cần quát triệt các quan điểm sau:

- Đặt mục tiêu của chương trình vào mục tiêu giảm nghèo chung của huyện và đó là nhiệm vụ chính trị mà các tổ chức Đảng, đoàn thể phải đặc biệt quan tâm. Vì thế, việc hỗ trợ cho phụ nữ nghèo, cận nghèo vay vốn, hỗ trợ tập huấn hay dạy nghề không phải là việc ban ơn mà là trách nhiệm của tổ Đảng và Nhà nước nói chung và tổ chức Hội nói riêng trong đó Hội phụ nữ là những đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp.

- Đối với phụ nữ được thụ hưởng các nội dung của chương trình cần giúp họ nhận thức được đây là nguồn hỗ trợ của Nhà nước; chứ không phải cho không để có họ có ý thức trong việc tham gia và vận dụng hiệu quả vào sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

- Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế trên cơ sở lấy lợi ích kinh tế xã hội làm mục tiêu chủ đạo. Vì nguồn lực của chương trình có hạn, trong khi nhu cầu là vô hạn. Vì vậy cần đầu tư và hỗ trợ đúng đối tượng theo đúng nhu cầu; tránh đầu tư cào bằng, dàn trải theo kiểu phân phát cho hộ nghèo. Bên cạnh đó, cần có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ cả cán bộ Hội lẫn hộ tham gia chương trình, đặc biệt là với hoạt động vay vốn để tránh xảy ra tiêu cực.

- Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế trên cơ sở cho hộ phụ nữ nghèo vay vốn, chuyển giao kiến thức KHKT, dạy nghề để phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo, khẳng định vai trò vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Vì thế, cần chú trọng phát huy lợi thế của từng vùng, từng địa phương, từng ngành nghề; phù hợp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng có lợi; CNH - HĐH khu vực nông nghiệp nông thôn đồng thời gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái và văn hoá, truyền thống của mỗi vùng, mỗi địa phương.

Cụ thể Hội LHPN huyện Yên Phong đưa ra 3 mục tiêu chính:

Thứ nhất: Hằng năm, tuyên truyền tới 100% hội viên phụ nữ về chủ trương

chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của Hội phụ nữ; đảm bảo 100% hội viên phụ nữ đều hiểu và nắm được các nhiệm vụ mà các cấp Hội triển khai và tích cực tham gia hưởng ứng đặc biệt là những lợi ích đối với hội viên, phụ nữ khi tham gia chương trình Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế.

Thứ hai: Phối hợp tốt với các ngành chức năng trong việc triển khai thực

hiện chương trình.

Thứ ba: Phấn đấu giúp cho 85%- 90% hộ phụ nữ nghèo, cận nghèo được

vay vốn hàng năm; đào tạo nghề và tập huấn chuyển giao KHKT cho 100% hội viên phụ nữ có nhu cầu. Giúp 17%-22% hộ phụ nữ nghèo được vay vốn thoát nghèo, đảm bảo tính bền vững, không tái nghèo.

4.4.2. Một số giải pháp nâng cao vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ huyệnYên Phong, tỉnh Bắc Ninh trong phát triển kinh tế hộ gia đình Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh trong phát triển kinh tế hộ gia đình

4.4.2.1. Nâng cao chất lượng, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ Hội

Cơ sở đề xuất giải pháp: Thực trạng chất lượng, trình độ, năng lực của đội

ngũ cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Yên Phong và cán bộ Hội LHPN cấp cơ sở còn thấp. Trong 27 cán bộ Hội LHPN cấp huyện mới chỉ có 2 cán bộ đạt trình độ cao học, còn 25 cán bộ mới chỉ đạt trình độ đại học. Còn cán bộ Hội cấp cơ sở mới chỉ có 11,9% số cán bộ đạt trình độ cao đẳng, đại học và có đến 76,2% cán bộ Hội chưa qua đào tạo chuyên môn.

Biện pháp thực hiện:

- Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội của Huyện, cơ sở đảm bảo trình độ, năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Đảm bảo công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt của tổ chức Hội và nhiệm vụ lâu dài là tạo nguồn cán bộ cho hệ thống chính trị.

- Đánh giá, sử dụng cán bộ phải khách quan, khoa học; thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ thông qua việc cụ thể hóa thành các quy chế, quy định; đề cao vai trò của người đứng đầu tổ chức Hội trong công tác cán bộ.

- Xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ Hội của Huyện và cơ sở đảm bảo về trình độ, tiêu chuẩn, độ tuổi (theo hướng trẻ hóa) nhằm tạo nguồn nhân lực kế cận đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Tuyển dụng, bổ sung những cán bộ Hội của Huyện có năng lực làm công tác Hội, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hội liên hiệp phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)