STT
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)
SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 BQ Tổng diện tích tự nhiên 9.686,2 100,0 9.686,2 100,0 9.686,2 100,0 100,0 100,0 100 1 Đất nông nghiệp 5.659,9 58,4 5.650,1 58,3 5.595,1 57,8 99,8 99,0 99,43 - Đất trồng cây hàng năm 5.632,2 99,5 5.598,3 99,1 5.578,1 99,7 99,4 99,6 99,52
- Đất trồng cây lâu năm 27,7 0,5 51,8 0,9 17,0 0,3 187,0 32,8 78,34
2 Đất nuôi trồng thuỷ sản 396,2 4,1 396,2 4,1 396,2 4,1 100,0 100,0 100
3 Đất phi nông nghiệp 3.595,8 37,1 3.605,6 37,2 3.660,6 37,7 99,7 100,0 100,9
Đất ở đô thị 83,3 2,3 83,3 2,3 83,3 2,3 100,0 100,0 100
Đất ở nông thôn 851,3 23,7 851,3 23,6 851,3 23,2 100,0 100,0 100
Đất phi nông nghiệp khác 2.661,2 74,0 2.671,0 74,1 2.726,0 74,5 100,4 102,1 101,21
4 Đất chưa sử dụng 34,3 0,4 34,3 0,4 34,3 0,4 100,0 100,0 100
3.1.2.3. Thu nhập và mức sống dân cư
Trong những năm gần đây, những thành tựu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và địa phương đã làm cải thiện đáng kể mức sống của dân cư trong huyện. Bình quân thu nhập đầu người năm 2016 đạt 27,7 triệu đồng/người/năm, bình quân lương thực đạt 480,5 kg /người /năm. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, ngày càng có nhiều hộ khá và giàu, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 2,1% so với năm trước, không còn hộ đói. 100% số xã, thị trấn đều có đủ trường học, trạm y tế kiên cố, tỷ lệ hộ có nhà kiên cố đạt trên 80%. Mức sống của người dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, mức sống còn có sự chênh lệch đáng kể giữa các xã trong huyện.
Nhìn tổng thể, Yên Phong là một huyện có đặc điểm tự nhiên - xã hội tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, dịch vụ và khu, cụm công nghiệp... đồng thời có nhiều thuận lợi trong giao lưu kinh tế - xã hội với cả nước, khu vực và quốc tế.
Tuy nhiên, nhìn chung các lợi thế trên chưa được khai thác tốt hoặc vẫn ở dạng tiềm năng. Ở Yên Phong, hiện nay phần lớn các xã hằng năm vẫn chưa tự cân đối thu chi được.
Để khai thác được các lợi thế về tự nhiên, về kinh tế - xã hội phục vụ tăng trưởng và phát triển kinh tế, tăng nguồn thu cho ngân sách để đáp ứng nhu cầu chi ngân sách ngày càng tăng đòi hỏi có sự đầu tư thích đáng và chính sách đồng bộ, hợp lý trên tất cả các lĩnh vực, trong đó hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng.
3.1.2.4. Điều kiện cơ sở hạ tầng
a. Điện, thông tin liên lạc
Hiện nay, 100% số thôn, khu phố trong toàn huyện đều có điện tiêu dùng và sản xuất, với 35 km đường dây cao thế 35 KW, 153 km đường dây cao thế 10 KW, 214 trạm biến áp, hạ áp. Tuy nhiên, thiết bị đường dây nhiều tuyến cũ, xuống cấp gây tổn hao điện năng lớn dẫn đến giá bán điện cho các hộ dân còn cao.
Đến nay, 14/14 xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hoá, huyện có 32.377 máy điện thoại thuê bao, đưa bình quân 23 máy/100 người dân góp phần đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, phục vụ tích cực cho phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng trong phạm vi toàn huyện.
b. Về y tế
Tuy còn khó khăn về cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật nhưng ngành y tế đã có nhiều cố gắng trong việc khám chữa bệnh. Đến nay, huyện có 1 bệnh viện đa khoa, 1 trung tâm y tế, 1 phòng y tế và 14/14 xã, thị trấn có trạm y tế với đội ngũ y bác sỹ đã được đào tạo chuyên môn tốt phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân và nhiều phòng khám tư nhân trên toàn địa bàn huyện. Tuy nhiên, việc quản lý hành nghề y học tư nhân chưa chặt chẽ, công suất sử dụng giường bệnh còn thấp, việc kiểm tra vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được thường xuyên.
c. Về giáo dục - đào tạo
Phát triển khá toàn diện, hiện nay toàn huyện có 4 trường phổ thông trung học (trong đó có 1 trường dân lập, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên, có 17 trường tiểu học, 15 trường trung học cơ sở, 66 nhà trẻ, mẫu giáo. Đến nay, đã có 14/14 xã, thị trấn có trường học xây dựng kiên cố đạt 82,7%, có 45/53 trường học đạt chuẩn quốc gia.
3.1.3. Kết quả phát triển kinh tế
Cùng với sự phát triển của cả nước, trong những năm qua kinh tế Bắc Ninh nói chung, huyện Yên Phong nói riêng có những bước phát triển đáng kể. Sản xuất hàng hoá đang phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Sản xuất nông nghiệp có giảm. Công nghiệp, dịch vụ, nhất là công nghiệp nông thôn được phát triển thích ứng dần với cơ chế thị trường. Sản xuất kinh doanh phát triển đều cả về quy mô và chất lượng.
Trong những năm qua, cùng với sự chuyển đổi của cả nước trên các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội như đổi mới cơ chế quản lý, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế nhiều thành phần, phát triển sản xuất hướng về xuất khẩu, ... kinh tế Yên Phong đã có những chuyển biến rõ rệt, thị trường hàng hoá dịch vụ đa dạng, phong phú, sản xuất hàng hoá phát triển, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.
Tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình phát triển. Số liệu đánh giá của những năm trước là một trong những căn cứ quan trọng để tính toán các phương án phát triển cho giai đoạn tiếp theo.
Tổng giá trị sản lượng năm 2016 đạt 2.494.379 triệu đồng, tăng 700.002 triệu đồng so với năm 2014.