51
Các chỉ báo về kinh tế vĩ mô trong giai đoạn 2014 - 2017 như tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, tỷ giá, thanh khoản của ngân hàng thương mại; xuất nhập khẩu... tiếp tục được cải thiện so với các năm trước. Với tinh thần chủ động và tích cực hội nhập, Việt Nam đã ký kết hàng nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương thế hệ mới, chính thức thực hiện theo lộ trình những cam kết trong các khối kinh tế.
Trong bối cảnh đó, kết quả kinh doanh của chi nhánh trong giai đoạn 2014 - 2017 cụ thể như sau:
Năm 2014 lợi nhuận trước thuế của chi nhánh đạt 10.535 triệu đồng, năm 2015 đạt 12.060 triệu đồng (tăng 14,48% so với năm 2015), năm 2016 đạt 14.473 triệu đồng (tăng 20% so với năm 2015); năm 2017 đạt 17.005 triệu đồng (tăng 17,49% so với năm 2016).
Kết quả chênh lệch thu chi qua các năm đều tăng là do trong những năm qua Chi nhánh đã quản lý hiệu quả chi phí đầu vào trong hoạt động kinh doanh, nguồn vốn huy động ổn định, hoạt động cho vay mở rộng và đạt hiệu quả cao. Với sự nỗ lực tăng trưởng quy mô huy động vốn và tín dụng, Chi nhánh đã hồn thành kế hoạch lợi nhuận được giao.
2.2. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁCCHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG
2.2.1. Tăng trưởng tín dụng
Tín dụng là hoạt động mang lại nguồn lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng nhưng đây cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất, đe dọa đến sự tồn tại và ảnh hưởng đến sự phát triển của ngân hàng, đặc biệt là trong nền kinh tế đầy biến động, khó có thể đốn trước được.
Bên cạnh việc đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng của những khách hàng truyền thống, chi nhánh đã tăng cường tiếp cận các khách hàng mới, mở rộng cho vay khách hàng cá nhân đối với nhu cầu vay tiêu dùng có nguồn trả nợ ổn định hàng tháng, là các cán bộ công tác tại các ban ngành, trường học, bệnh viện; mở rộng cho vay các khách hàng có tình hình tài chính tốt, hoạt động kinh doanh lâu năm, có nhiều kinh nghiệm.
52
Hoạt động tín dụng của chi nhánh được thể hiện cụ thể qua các con số về tổng dư nợ cho vay từ biểu đồ 2.2.
Biểu đồ 2.2: Tình hình tăng trưởng dư nợ giai đoạn 2014 - 2017
(Nguồn: Phòng Kinh doanh - NHHT Chi nhánh Hai Bà Trưng)
Tổng dư nợ của chi nhánh trong giai đoạn 2014 - 2017 tăng đều qua các năm. Đến hết năm 2017, tổng dư nợ cho vay các thành phần kinh tế của chi nhánh đạt 704.521 triệu đồng. Tổng dư nợ tăng cho thấy tình hình thu nợ đang tiềm ẩn nhiều rủi ro làm cho các khoản phải thu về tăng lên.
2.2.2. Cơ cấu tín dụng
- Cơ cấu dư nợ theo thời gian:
Chi nhánh tập trung tăng trưởng những khoản cho vay ngắn với thời hạn ngắn bởi tính rủi ro thấp và phù hợp với cơ cấu nguồn vốn chủ yếu là ngắn hạn. Thực hiện theo chỉ thị của thơng tư 19/2017/TT-NHNN về lộ trình cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Cụ thể, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn của từng năm như sau: năm 2014 đạt 347.421 triệu đồng triệu đồng, chiếm 62,53% tổng dư nợ, năm 2015 đạt 370.317 triệu đồng, chiếm
53
64,20% tổng dư nợ, năm 2016 đạt 415.614 triệu đồng, chiếm 64,63% tổng dư nợ và năm 2017 đạt 456.614 triệu đồng, chiếm 64,79% tổng dư nợ.
Chi nhánh cũng đã chú trọng tăng trưởng cả dư nợ tín dụng trung hạn và dài hạn. Nếu năm 2014 dư nợ tín dụng trung hạn chỉ đạt 208.153 triệu đồng thì đến năm 2017 đã đạt 248.056 triệu đồng. Nguồn vốn cho vay trung hạn được dành để đầu tư vào các khách hàng truyền thống đã có quan hệ lâu năm với ngân hàng. Đây là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đáp ứng đủ các điều kiện theo chương trình cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp của các tổ chức quốc tế như JIBIC, JICA... Do đối tượng được vay vốn trung hạn được thẩm định khá kỹ trước khi quyết định cho vay nên nhìn chung chất lượng tín dụng trung hạn của Chi nhánh được đảm bảo. Đồng thời tiếp tục đồng hành và chia sẻ khó khăn với các khách hàng, tích cực và chủ động điều chỉnh giảm lãi suất cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và với các khách hàng cá nhân.
Đơn vị: Triệu đồng
Biểu đồ 2.3: Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hànggiai đoạn 2014 - 2017 giai đoạn 2014 - 2017
54
Tuy nhiên, việc chi nhánh tập trung quá nhiều nguồn lực vào nợ ngắn hạn cũng có khả năng gây ra rủi ro khi mà trong khoảng thời gian cho vay, khách hàng không trả đủ được gốc và lãi gây quá hạn đối với khoản vay. Điều này sẽ dẫn đến nợ quá hạn và nợ xấu đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Sự chênh lệch giữa nợ ngắn hạn, nợ trung hạn, dài hạn và việc khi sử dụng vốn ngắn hạn tài trợ cho các dự án trung và dài hạn thì sẽ làm tăng rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất.
- Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng:
Định hướng của Ngân hàng Hợp tác là khẳng định vai trị là Ngân hàng của các Quỹ tín dụng nhân dân; là cơ sở để tăng cường tính liên kết tồn diện trong hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân, giúp cho các Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động an toàn, hiệu quả. Dư nợ trong hệ thống đối với các Quỹ tín dụng nhân dân ln tăng trưởng, năm 2015 đạt 46.200 triệu đồng, tăng 13,11% so với năm 2014; năm 2016 đạt 48.977 triệu đồng, tăng 11,14% so với năm 2015 và năm 2017 đạt 65.558 triệu đồng, tăng 48,17% so với năm 2016.
Dư nợ cho vay ngoài hệ thống đối với doanh nghiệp và cá nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dư nợ cho vay của Chi nhánh và luôn tăng trưởng ổn định. Cụ thể, dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp và cá nhân: năm 2014 là 512.384 triệu đồng, chiếm 92.83% tổng dư nợ, năm 2015 là 549.145 triệu đồng, chiếm 92,24% tổng dư nợ và tăng 14,92% so với năm 2014; năm 2016 là 594.056 triệu đồng, chiếm 92,38% tổng dư nợ và tăng 13,44% so với năm 2015, năm 2017 là 638.963 triệu đồng, chiếm 90,69% tổng dư nợ và tăng 15,66% so với năm 2016.
55
2.2.3. Nợ quá hạn
a. Nợ quá hạn theo thời hạn vay
Đơn vị: Triệu đồng
Biểu đồ 2.4: Quy mô nợ quá hạn giai đoạn 2014 - 2017
(Nguồn: Phòng Kinh doanh - NHHT Chi nhánh Hai Bà Trưng) • Quy mơ nợ q hạn
Nợ q hạn (NQH) thấp nhất vào năm 2014 với giá trị là 6.722 triệu đồng, tương đương tỷ lệ Nợ quá hạn/Tổng dư nợ ở mức 1,21%. Các năm tiếp theo, giá trị nợ quá hạn tăng dần, cụ thể:
- Năm 2015, giá trị NQH là 7.492 triệu đồng, tăng 770 triệu đồng, tương đương với 11,46% so với năm 2014.
- Năm 2016, giá trị NQH là 14.458 triệu đồng, tăng tuyệt đối so với năm 2015 là 6.966 triệu đồng, tương đương tăng 92,97%. Năm 2016 có giá trị NQH tăng cả về giá trị tuyệt đối và tương đối ở mức cao nhất. Xét theo tỷ lệ NQH năm 2016 ở mức 2,25%. Đây là các khoản nợ đến hạn từ năm trước tại Chi nhánh nhưng đến năm 2016 mới hạch toán chuyển sang nợ quá hạn.
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Phân loại Giá trị %/Tổng nợ %/ NQH Giá trị %/Tổng nợ %/ NQH Giá trị %/Tổng nợ %/ NQH Giá trị %/Tổng nợ %/ NQH Vay NH 412 0,07 6,13 530 0,09 7,07 1.208 0,19 8,36 1.376 0,20 8,85 56
- Năm 2017, giá trị NQH tăng nhẹ 7,5% so với năm 2016, tương đương 1.086 triệu đồng, do quy mô dư nợ năm 2017 tăng nên tỷ lệ NQH giảm xuống còn 2,21%. Đây được đánh giá là năm thành công trong việc kiểm soát giá trị NQH cũng như tỷ lệ NQH của Chi nhánh khi đang có xu hướng tăng lên từ các năm trước, bảo đảm tỷ lệ NQH không tăng trong khi dư nợ phát triển tốt.
Tuy vậy, cũng cần nhìn nhận về mặt giá trị tuyệt đối NQH gia tăng, nghĩa là phương án thu hồi các khoản NQH đã phát sinh từ các năm trước chưa đạt kết quả tốt, do vậy Chi nhánh cần đánh giá và thay đổi phương pháp thu hồi NQH mới hiệu quả hơn.
Với kết quả thu được thời điểm cuối năm 2017 cho thấy, chi nhánh đang tập trung cao độ kiểm sốt tỷ lệ NQH khơng tăng lên. Chi nhánh đã kiểm soát tỷ lệ này ở mức chấp nhận được theo quy định của toàn hệ thống là dưới 3%.
57
Đơn vị: Triệu đồng