Công tác quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 1271 quản trị rủi ro tín dụng tại NH hợp tác chi nhánh hai bà trưng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 92 - 94)

2.3. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

2.3.4. Công tác quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng

a. Quản lý danh mục cho vay

Chi nhánh thường xuyên phân tích và theo dõi danh mục tín dụng, đặc biệt là các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề để có những biện pháp xử lý kịp thời khi có rủi ro xảy ra. Trên cơ sở danh mục cho vay, Ngân hàng tiến hành phân loại nợ các khoản nợ vào các nhóm nợ tương ứng theo thông tư 02/2013/TT-NHNN.

Ngân hàng thường xuyên đánh giá lại các khoản vay, tình hình khách hàng sử dụng vốn vay, phân tích đảm bảo nợ vay, tình hình tài chính của khách hàng ít nhất 6 tháng 1 lần, riêng với những món vay lớn hoặc có dấu hiệu bất thường thì việc đánh giá lại được thực hiện thường xuyên hơn (ít nhất 1 quý 1 lần). Việc đánh giá được thực hiện bởi phòng tín dụng và bộ phận kiểm tra giám sát tín dụng thông qua nhiều nguồn tài liệu khác nhau như BCTC định kì của khách hàng, báo cáo tình hình sử dụng vốn vay theo cam kết, tình hình quan hệ với các TCTD khác, ... Nếu có sự thay đổi cơ bản giữa những dự tính đưa ra trong hồ sơ cấp tín dụng và kết quả thực hiện bởi bên đi vay, đặc biệt là những thay đổi có yếu tố liên quan đến dòng tiền để trả nợ, ngân hàng đều yêu cầu khách hàng phải có giải trình chi tiết. Kết quả đánh giá là cơ sở quan trọng để yêu cầu khách hàng có những hành động cần thiết nhằm giảm thiểu RRTD liên quan đến khoản vay như gia hạn, ân hạn, chấm dứt hợp đồng vay, .

b. Kiểm soát rủi ro tín dụng

Chi nhánh đang thực hiện kiểm soát rủi ro tín dụng theo một quy trình liên tục bắt đầu từ khâu thẩm định đánh giá trước khi phê duyệt khoản vay, giải ngân, theo dõi khoản vay, thu nợ, quản lý các khoản nợ có vấn đề, nợ xấu cho đến khi thu hồi theo sơ đồ sau:

74

Sơ đồ 2.2: Kiểm soát rủi ro tín dụng

(Nguồn: Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam)

Trong đó:

Kiểm soát trước khi cho vay bao gồm: Thiết lập chính sách, quy trình tín dụng bằng văn bản; Thẩm định trước khi cho vay; Phê duyệt khoản vay.

Kiểm soát trong khi cho vay: Xác lập hợp đồng tín dụng; Giám sát quá trình giải ngân; Giám sát tín dụng.

Kiểm soát sau khi cho vay: Theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ; Tái xếp hạng tín dụng; Kiểm soát tín dụng nội bộ độc lập; Đáng gía lại chính sách tín dụng.

Quá trình kiếm soát rủi ro tín dụng còn có sự tham gia liên tục của bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ tại chi nhánh từ khâu kiểm tra trong và sau khi cho vay theo các chương trình kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất.

Như vậy cho thấy quá trình kiểm soát rủi ro tín dụng được NHHT xây dựng một đồng bộ, thống nhất đồng thời xác định được rõ trách nhiệm của các cá nhân trong kiểm soát rủi ro.

ST T

Tên khách hàng Dư nợ Lãi

quá hạn

75

Một phần của tài liệu 1271 quản trị rủi ro tín dụng tại NH hợp tác chi nhánh hai bà trưng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w