Cơ cấu tín dụng

Một phần của tài liệu 1271 quản trị rủi ro tín dụng tại NH hợp tác chi nhánh hai bà trưng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 66 - 69)

2.2. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC

2.2.2. Cơ cấu tín dụng

- Cơ cấu dư nợ theo thời gian:

Chi nhánh tập trung tăng trưởng những khoản cho vay ngắn với thời hạn ngắn bởi tính rủi ro thấp và phù hợp với cơ cấu nguồn vốn chủ yếu là ngắn hạn. Thực hiện theo chỉ thị của thơng tư 19/2017/TT-NHNN về lộ trình cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Cụ thể, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn của từng năm như sau: năm 2014 đạt 347.421 triệu đồng triệu đồng, chiếm 62,53% tổng dư nợ, năm 2015 đạt 370.317 triệu đồng, chiếm

53

64,20% tổng dư nợ, năm 2016 đạt 415.614 triệu đồng, chiếm 64,63% tổng dư nợ và năm 2017 đạt 456.614 triệu đồng, chiếm 64,79% tổng dư nợ.

Chi nhánh cũng đã chú trọng tăng trưởng cả dư nợ tín dụng trung hạn và dài hạn. Nếu năm 2014 dư nợ tín dụng trung hạn chỉ đạt 208.153 triệu đồng thì đến năm 2017 đã đạt 248.056 triệu đồng. Nguồn vốn cho vay trung hạn được dành để đầu tư vào các khách hàng truyền thống đã có quan hệ lâu năm với ngân hàng. Đây là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đáp ứng đủ các điều kiện theo chương trình cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp của các tổ chức quốc tế như JIBIC, JICA... Do đối tượng được vay vốn trung hạn được thẩm định khá kỹ trước khi quyết định cho vay nên nhìn chung chất lượng tín dụng trung hạn của Chi nhánh được đảm bảo. Đồng thời tiếp tục đồng hành và chia sẻ khó khăn với các khách hàng, tích cực và chủ động điều chỉnh giảm lãi suất cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và với các khách hàng cá nhân.

Đơn vị: Triệu đồng

Biểu đồ 2.3: Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hànggiai đoạn 2014 - 2017 giai đoạn 2014 - 2017

54

Tuy nhiên, việc chi nhánh tập trung quá nhiều nguồn lực vào nợ ngắn hạn cũng có khả năng gây ra rủi ro khi mà trong khoảng thời gian cho vay, khách hàng không trả đủ được gốc và lãi gây quá hạn đối với khoản vay. Điều này sẽ dẫn đến nợ quá hạn và nợ xấu đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Sự chênh lệch giữa nợ ngắn hạn, nợ trung hạn, dài hạn và việc khi sử dụng vốn ngắn hạn tài trợ cho các dự án trung và dài hạn thì sẽ làm tăng rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất.

- Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng:

Định hướng của Ngân hàng Hợp tác là khẳng định vai trò là Ngân hàng của các Quỹ tín dụng nhân dân; là cơ sở để tăng cường tính liên kết tồn diện trong hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân, giúp cho các Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động an tồn, hiệu quả. Dư nợ trong hệ thống đối với các Quỹ tín dụng nhân dân luôn tăng trưởng, năm 2015 đạt 46.200 triệu đồng, tăng 13,11% so với năm 2014; năm 2016 đạt 48.977 triệu đồng, tăng 11,14% so với năm 2015 và năm 2017 đạt 65.558 triệu đồng, tăng 48,17% so với năm 2016.

Dư nợ cho vay ngoài hệ thống đối với doanh nghiệp và cá nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dư nợ cho vay của Chi nhánh và luôn tăng trưởng ổn định. Cụ thể, dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp và cá nhân: năm 2014 là 512.384 triệu đồng, chiếm 92.83% tổng dư nợ, năm 2015 là 549.145 triệu đồng, chiếm 92,24% tổng dư nợ và tăng 14,92% so với năm 2014; năm 2016 là 594.056 triệu đồng, chiếm 92,38% tổng dư nợ và tăng 13,44% so với năm 2015, năm 2017 là 638.963 triệu đồng, chiếm 90,69% tổng dư nợ và tăng 15,66% so với năm 2016.

55

Một phần của tài liệu 1271 quản trị rủi ro tín dụng tại NH hợp tác chi nhánh hai bà trưng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w