2.2. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC
2.2.5. Dự phòng rủi ro tín dụng
Trên cơ sở phân loại nợ, chi nhánh đã tiến hành trích lập dự phịng và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng. Định kỳ hàng quý thực hiện phân loại các khoản nợ, trích lập dự phịng và xét duyệt các khoản nợ rủi ro, đồng thời lập phương án thu hồi nợ đã xử lý rủi ro.
Bảng 2.7: Tình hình trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro giai đoạn 2014 - 2017
(Nguồn: Phịng Kê tốn & Ngân quỹ - NHHT Chi nhánh Hai Bà Trưng)
Việc sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng được thực hiện mỗi quý một lần. Các khoản nợ đủ điều kiện để xử lý rủi ro được Chi nhánh tổng hợp và gửi toàn bộ hồ sơ của các khoản nợ đó về Hội sở chính để làm căn cứ cho
64
việc xử lý rủi ro tín dụng. Sau khi có quyết định xử lý rủi ro của Hội đồng xử lý rủi ro thì chi nhánh mới được thực hiện sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.
Hội đồng xử lý rủi ro được lập ra để xem xét các hồ sơ tồn đọng và các khoản nợ khó địi về trình trạng pháp lý, khách hàng chết - mất tích hay phá sản, khả năng trả nợ, thời gian quá hạn nợ và tiến trình xử lý nợ của các chi nhánh.
Cụ thể, trong giai đoạn 2014 - 2017 thì số tiền trích lập dự phòng của chi nhánh đều tăng do quy mô nợ quá hạn tăng. Một phần do tăng trưởng dư nợ, phần khác do những hạn chế còn tồn tại trong việc thu hồi các khoản nợ quá hạn từ những năm trước. Năm 2016 chi nhánh sử dụng nguồn dự phòng lớn để xử lý rủi ro của khách hàng là Công ty Cổ phần Thương mại và xây dựng Đông Nam Á, Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và đầu tư Phương Trung, Công ty trách nhiệm hữu hạn phát triển Nhà Hà Tây. Các khách hàng này đa số là mất tích, bỏ trốn khỏi địa phương, mất khả năng trả nợ hoặc đang ở tù.
Mặc dù tăng trưởng tín dụng cao nhưng Ngân hàng vẫn giữ được tỷ lệ nợ quá hạn nói chung dưới mức 3% đã thể hiện sự nghiêm túc trong công tác quản lý nợ quá hạn, tuân thủ việc đôn đốc trả nợ, đánh giá định kỳ để gia hạn nợ.