2.3. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
2.3.4. Công tác quản lý và kiểm sốt rủi ro tín dụng
a. Quản lý danh mục cho vay
Chi nhánh thường xuyên phân tích và theo dõi danh mục tín dụng, đặc biệt là các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề để có những biện pháp xử lý kịp thời khi có rủi ro xảy ra. Trên cơ sở danh mục cho vay, Ngân hàng tiến hành phân loại nợ các khoản nợ vào các nhóm nợ tương ứng theo thông tư 02/2013/TT-NHNN.
Ngân hàng thường xuyên đánh giá lại các khoản vay, tình hình khách hàng sử dụng vốn vay, phân tích đảm bảo nợ vay, tình hình tài chính của khách hàng ít nhất 6 tháng 1 lần, riêng với những món vay lớn hoặc có dấu hiệu bất thường thì việc đánh giá lại được thực hiện thường xuyên hơn (ít nhất 1 quý 1 lần). Việc đánh giá được thực hiện bởi phịng tín dụng và bộ phận kiểm tra giám sát tín dụng thơng qua nhiều nguồn tài liệu khác nhau như BCTC định kì của khách hàng, báo cáo tình hình sử dụng vốn vay theo cam kết, tình hình quan hệ với các TCTD khác, ... Nếu có sự thay đổi cơ bản giữa những dự tính đưa ra trong hồ sơ cấp tín dụng và kết quả thực hiện bởi bên đi vay, đặc biệt là những thay đổi có yếu tố liên quan đến dòng tiền để trả nợ, ngân hàng đều u cầu khách hàng phải có giải trình chi tiết. Kết quả đánh giá là cơ sở quan trọng để yêu cầu khách hàng có những hành động cần thiết nhằm giảm thiểu RRTD liên quan đến khoản vay như gia hạn, ân hạn, chấm dứt hợp đồng vay, .
b. Kiểm sốt rủi ro tín dụng
Chi nhánh đang thực hiện kiểm sốt rủi ro tín dụng theo một quy trình liên tục bắt đầu từ khâu thẩm định đánh giá trước khi phê duyệt khoản vay, giải ngân, theo dõi khoản vay, thu nợ, quản lý các khoản nợ có vấn đề, nợ xấu cho đến khi thu hồi theo sơ đồ sau:
74
Sơ đồ 2.2: Kiểm sốt rủi ro tín dụng
(Nguồn: Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam)
Trong đó:
Kiểm sốt trước khi cho vay bao gồm: Thiết lập chính sách, quy trình tín dụng bằng văn bản; Thẩm định trước khi cho vay; Phê duyệt khoản vay.
Kiểm soát trong khi cho vay: Xác lập hợp đồng tín dụng; Giám sát q trình giải ngân; Giám sát tín dụng.
Kiểm sốt sau khi cho vay: Theo dõi, đơn đốc thu hồi nợ; Tái xếp hạng tín dụng; Kiểm sốt tín dụng nội bộ độc lập; Đáng gía lại chính sách tín dụng.
Q trình kiếm sốt rủi ro tín dụng cịn có sự tham gia liên tục của bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ tại chi nhánh từ khâu kiểm tra trong và sau khi cho vay theo các chương trình kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất.
Như vậy cho thấy quá trình kiểm sốt rủi ro tín dụng được NHHT xây dựng một đồng bộ, thống nhất đồng thời xác định được rõ trách nhiệm của các cá nhân trong kiểm soát rủi ro.
ST T
Tên khách hàng Dư nợ Lãi
quá hạn
75
2.3.5. Cơng tác xử lý rủi ro tín dụng
Khi phát hiện ra nợ xấu, nợ có vấn đề, cán bộ tín dụng của chi nhánh tiến hành theo dõi chặt chẽ hơn tình hình hoạt động và tình hình tài chính của khách hàng, đơn đốc khách hàng trả nợ theo đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng. Căn cứ vào tình trạng TSĐB mà cán bộ tín dụng phối hợp với cán bộ quản lý rủi ro phân tích, đánh giá về khả năng thu hồi để đưa ra các biện pháp xử lý trình các các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Hai Bà Trưng đang sử dụng hai hình thức xử lý nợ đối với các khách hàng và từng món nợ cụ thể như sau:
a. Xử lý khai thác:
Bao gồm các bổ sung tài sản đảm bảo, cho vay thêm, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn.
- Bổ sung tài sản đảm bảo: Khi nhận thấy khoản vay có dấu hiệu gặp rủi ro, giá trị TSĐB có khả năng bán thấp hơn dư nợ cho vay, ngân hàng yêu cầu khách hàng phải bổ sung TSĐB.
- Cho vay thêm: Trong những trường hợp khách hàng gặp khó khăn, ảnh hưởng đến việc thu nợ nhưng có khả năng khơi phục tình hình kinh doanh, ngân hàng có thể xem xét áp dụng biện pháp cấp thêm vốn cho khách hàng.
- Gia hạn nợ: Nhằm tháo gỡ khó khăn với khách hàng, ngân hàng cho khách hàng kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc, lãi vượt quá thời hạn cho vay đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng đã ký.
- Chuyển nợ quá hạn: Sau những biện pháp gia hạn, cơ cấu nợ mà khách hàng vẫn khơng có khả năng trả nợ thì ngân hàng sẽ chuyển sang nợ quá hạn, đồng thời lập thông báo gửi khách hàng, giám sát các nguồn thu của khách để thu nợ. Cụ thể trong giai đoạn 2014 - 2017, chi nhánh có đến 39 khoản nợ quá hạn với tổng giá trị các khoản nợ này là 15.554 triệu đồng,
76
trong đó chủ yếu là nợ quá hạn của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, vật liệu xây dựng. Trong quá trình đốc thúc thu hồi nợ, các cán bộ tín dụng sẽ nói chuyện, đến nơi làm việc, nhà hay địa chỉ kinh doanh để trực tiếp thu tiền.
Ngoài ra các cán bộ này còn trao đổi với cả bên bảo lãnh để tăng áp lực gián tiếp lên bên vay. Kết quả là trong thời gian qua, chi nhánh đã thu hồi được 11 khoản nợ quá hạn với tổng giá trị là 2.963,1 triệu đồng, cụ thể:
1
Công ty cổ phần đầu tư xây dựng & thương
mại Thăng Long 783,3 278,5
2 Doanh nghiệp tư nhân An Hải 965,2 491,9
3 Nguyễn Văn Phương 162 21
4 Phùng Anh Thuật 65 17
5 Nguyễn Thị Thu Thanh 11,5 07
6 Nguyễn Văn Tuynh 52 0,2
7 Nguyễn Quốc Khánh 32 15
8 Nguyễn Thị Thu Hiền 732 23
9 Đỗ Thị Quỳnh Thơ 173,2 58
10 Kiều Văn Lương 433 67
11 Trịnh Tuấn Anh 35 0,1
Tổng 2.171,6 791,5
b. Biện pháp thanh lý:
Các biện pháp thanh lý thường được ngân hàng áp dụng gồm thuyết phục khách hàng tự bán tài sản thế chấp hoặc ngân hàng bán tài sản tài chính
77
để thu nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng, sử dụng dự phòng.
Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro được chi nhánh thực hiện một quý một lần trên nguyên tắc sử dụng dự phịng cụ thể để xử lý rủi ro tín dụng đối với phần nợ gốc tương ứng đối với số tiền đã trích lập dự phịng rủi ro cụ thể đối với khoản tín dụng đó. Phần nợ gốc và lãi còn lại được thu hồi từ nguồn phát mại tài sản. Trong trường hợp phát mại tài sản khơng đủ khả năng thu hồi nợ thì phần cịn lại được trích từ dự phịng chung để thu hồi.
Trong giai đoạn 2014 - 2018, cả chi nhánh đã 02 hợp đồng thanh lý tài sản, thông qua việc ngân hàng thuyết phục khách hàng bán tài sản thế chấp và khởi kiện ra tòa để thu hồi nợ đó là hợp đồng vay vốn của khách hàng và Tổng số tiền thu hồi được là 721 triệu đồng tương 86,67% giá trị khoản vay.
2.4. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦANGÂN HÀNG HỢP TÁC CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG NGÂN HÀNG HỢP TÁC CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG
2.4.1. Kết quả đạt được
a. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động
Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của chi nhánh được thực hiện theo quy định chung của NHHT theo hướng tách bạch, phân chia mảng nghiệp vụ được phụ trách. Cụ thể, Giám đốc chi nhánh phụ trách và chịu trách nhiệm chung cho mọi hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, 02 phó giám đốc phụ trách hai mảng công việc khác nhau là mảng nghiệp vụ tín dụng và kế tốn tài chính và chịu trách nhiệm chính cho mảng công việc được phân công. Dưới ban giám đốc là các trưởng, phó phịng, cán bộ nhân viên trực tiếp tham gia vào các hoạt động kinh doanh. Việc phân chia cụ thể theo từng mảng nghiệp vụ giúp cho việc vận hàng được nhanh chóng, kịp thời và xử lý các rủi ro nhanh chóng, kịp thời.
78
về hoạt động tín dụng, dư nợ cho vay có xu hướng tăng qua các năm, cơ cấu tín dụng điều chỉnh theo hướng tích cực tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, tăng dần tỷ trọng cho vay đối với khách hàng cá nhân, giảm tỷ trọng cho vay đối với các ngành bất động sản, xây dựng, tăng tỷ trọng cho vay đối với lĩnh vực sản xuất, thương mại - dịch vụ, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế và điều kiện hội nhập. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn trong năm 2014 là 62,53% đã tăng đến 64,79% tổng dư nợ của chi nhánh và tập trung vào các khách hàng cá nhân có uy tín và tài chính tốt.
Nợ quá hạn, nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu phản ánh chất lượng khoản cho vay rất rõ nét và mức độ an toàn trong hoạt động của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Do đó, giảm thiểu nợ quá hạn ở mức tối đa luôn là mục tiêu hàng đầu của các NHTM.
Tại chi nhánh, nợ quá hạn có xu hướng tăng dần lên qua các năm cùng với sự tăng trưởng tín dụng. Trong năm 2016 nợ quá hạn tăng lên mạnh chủ yếu là do hạch tốn các món vay đến hạn từ các năm trước. Tuy nhiên nhóm nợ xấu được kiểm sốt dưới ngưỡng 2,3% trong khi tổng dư nợ bình quân hàng năm tăng khoảng 8 - 9%. Điều này cho thấy các biện pháp quản trị rủi ro của ngân hàng đã có kết quả tích cực so với những năm trước.
c. Phân loại khách hàng và phân loại nợ
Ngày 21/01/2013, NHNN ban hành thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi và thơng tư 09 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT - NHNN.
Việc áp dụng các quyết định này vào thực tế hoạt động giúp chi nhánh chủ động đánh giá rủi ro của các khoản vay, phân loại khoản vay một cách
79
tồn diện, chính xác hơn, đồng thời tăng hiệu quả quản trị rủi ro và dự trù được nguồn tài chính để bù đắp khi tổn thất xảy ra.
d. Kiểm tra, kiểm sốt tín dụng
Hoạt động kiểm tra, kiểm sốt thơng qua Phịng kiểm tra nội bộ giúp chi nhánh phát hiện ra những lỗi trong các khâu như thẩm định, đánh giá khách hàng. Những sai sót trong các khâu này thường là hồ sơ vay chưa đầy đủ chứng từ, TSĐB khó xử lý, tính tốn giá trị TSĐB chưa sát với thực tế,... Qua đó giúp chi nhánh có những biện pháp khắc phục kịp thời tránh rủi ro xảy ra.
- Việc giải ngân tại chi nhánh thực hiện bằng phương pháp chuyển khoản trực tiếp đến người bán, không thực hiện giải ngân bằng tiền mặt với số tiền lớn hơn 100 triệu đồng.
- Tất cả các khoản vay của khách hàng tại chi nhánh khi đã giải ngân thì
ngân hàng đều có biên bản kiểm tra sau cho vay, trong đó, ln có tài liệu cũng
như thực tế kiểm tra chứng minh mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng.
2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân
a. Những tồn tại
Tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng tăng trong giai đoạn 2014 - 2015 - Nợ xấu, nợ quá hạn còn chưa được phản ánh đúng thực chất
Việc phân loại nợ được thực hiện dựa trên đánh giá tồn diện năng lực tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên, chi nhánh chỉ đánh giá khả năng trả nợ của khách căn cứ vào yếu tố định lượng là thời gian quá hạn của khoản nợ, sử dụng dữ liệu tại thời điểm đánh giá mà khơng tính đến dữ liệu của cả quá trình vay vốn của khách dẫn đến kết quả phân loại nợ chưa phản ánh đúng thực chất.
- Xây dựng tổ chức kế hoạch phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro đạt kết quả chưa cao
80
Các phịng nghiệp vụ có trách nhiệm báo cáo, tham mưu cho ban giám đốc về ngành nghề kinh tế, địa bàn hoạt động, điều kiện hoạt động của các phịng giao dịch, từ đó định hướng kinh doanh và ra chính sách quy trình cấp tín dụng tuy nhiên trình độ năng lực của những cán bộ này cịn hạn chế nên chưa đáp ứng đủ u cầu, cịn mang nặng tính hình thức và chưa mang lại hiệu quả cao.
- Cơ cấu cho vay chưa hợp lý
Việc tập trung cho vay đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, vật liệu xây dựng trong thời gian vừa qua mang lại nhiều rủi ro. Để đảm bảo an tồn tín dụng an tồn và hợp lý chi nhánh cần tập trung cho vay đối với KHDN nhỏ có uy tín và trong lĩnh vực kinh doanh còn dư địa để tăng trường, các khách hàng cá nhân để bám sát các mục tiêu tăng trưởng tín dụng an tồn, bền vững.
- Chưa nhận diện được đầy đủ rủi ro tiềm ẩn trong tương lai
Quá trình nhận diện rủi ro tại chi nhánh chỉ dừng lại ở việc các cán bộ tín dụng tập hợp lại các dấu hiệu rủi ro đã xảy ra trong quá trình tác nghiệp tức là sau thời điểm khách hàng vỡ nợ thực sự. Sau đó tổng hợp lại và gửi lại Hội sở để hội sở xử lý gửi báo cáo các dấu hiệu rủi ro cho toàn hệ thống. Các căn cứ dấu hiệu rủi ro được tổng hợp từ các dữ liệu từ q khứ và chưa có những dự báo chính xác cho tương lai. Trong khi đó, các ngân hàng thương mại khác như Vietinbank đã xây dựng thành công hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng. Theo số liệu thống kê, việc triển khai hệ thống giám sát tín dụng và hệ thống cảnh báo sớm hiệu quả có thể giúp ngân hàng phát hiện sớm khả năng không trả được nợ vay của khách hàng trước thời điểm xảy ra vỡ nợ thực sự khoảng 6 tháng. Các ngân hàng phát triển tốt hệ thống giám sát tín dụng cũng có thể giảm thiểu khoảng 60% tổn thất, trong khi mức trung bình ước tính khi khơng có hệ thống giám sát hiệu quả là khoảng 20%.
81
b. Ngun nhân
• Ngun nhân từ phía ngân hàng
- Mơ hình và hoạt động của bộ máy quản trị rủi ro chưa thực sự hiệu quả.
Theo kết quả khảo sát của tác giả thì tất cả các chuyên gia đều đánh giá mơ hình quản trị rủi to tín dụng tách biệt chức năng quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp là rất quan trọng với điểm số 4,33/5 điểm. Tuy nhiên mơ hình quản trị rủi ro tại chi nhánh chưa được tổ chức hợp lý và hiệu quả. Phòng kiểm tra nội bộ và Phòng Kinh doanh thuộc sự quản lý của Ban Giám đốc do đó vẫn chịu sự điều hành và hưởng các lợi ích từ hoạt động của chi nhánh, do đó khơng thể đảm bảo thẩm quyền và sự khách quan về các phân tích, nhận định đối với các khoản vay của khách hàng. Hiện nay, quy định về những hồ sơ vay phải thông qua Hội đồng tín dụng khá chặt chẽ và cụ thể về điều kiện nhưng hoạt động của Hội đồng tín dụng cịn mang tính hình thức việc các thành viên hội đồng tín dụng cũng khơng đầu tư thời gian nghiên cứu hồ sơ mà phần lớn là thông qua.
- Năng lực của cán bộ chi nhánh còn yếu và thiếu
Đội ngũ cán bộ làm cơng tác quản trị rủi ro tín dụng bao gồm cán bộ tín dụng, cán bộ kiểm tra nội bộ tuy nhiên năng lực còn chưa cao:
+ Việc thẩm định và phân tích yêu cầu những kinh nghiệm thực tế nên các cán bộ này chưa thể đưa ra những đánh giá chính xác và đầy đủ.
+ Đánh giá nhu cầu vay của khách và giới hạn cấp tín dụng chưa đúng