HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO NGÂN HÀNG HỢP TÁC
1.3.1. Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh ngânhàng thương mại trong nước hàng thương mại trong nước
a. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Vietinbank
Chính sách tín dụng của Vietinbank được thay đổi theo hướng tới phục vụ nhu cầu hợp lý của khách hàng, tạo ra lợi nhuận trên cơ sở chấp nhận rủi ro đi kèm, các quyết định tín dụng dựa trên đánh giá lợi ích, rủi ro và có biện pháp kiểm sốt rủi ro.
Mơ hình tổ chức bộ máy tín dụng trong toàn hệ thống của Vietinbank với các chức năng độc lập, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp cao, vừa tăng cường khả năng giám sát giữa các chức năng. Theo đó Phịng khách hàng đảm nhiệm chức năng quản lý khách hàng, thẩm định và đề xuất tín dụng, Phịng Quản lý rủi ro sẽ độc lập thẩm định rủi ro và quản lý danh mục tín dụng theo dõi; Phòng quản lý nợ có vấn đề chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ bị suy giảm khả năng trả nợ; Ban kiểm tra, kiểm sốt nội bộ sẽ kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập.
Bên cạnh đó, Vietinbank còn thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng linh hoạt trong từng thời kỳ, giải quyết có hiệu quả tình trạng thừa vốn, tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng; ứng xử tín dụng hợp lý với các đối tượng cấp tín dụng cụ thể, tuân thủ danh mục tín dụng đã được thiết lập, có ưu tiên cho các khu vực kinh tế phát triển, khách hàng có năng lực tài chính mạnh, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, ít chịu rủi ro; Nâng cao tiêu chuẩn lựa chọn khách hàng, phương án, dự án kinh doanh, tăng cường biện pháp quản lý tín dụng đối với khách hàng, trích lập dự phịng rủi ro đầy đủ và tích cực xử lý nợ xấu. Nhờ đó, cơ cấu và chất lượng tín dụng theo địa bàn, đối tượng
37
khách hàng, mục đích sử dụng vốn, ngành hàng, kỳ hạn cấp tín dụng, hình thức bảo đảm tiền vay.... được điều chỉnh theo hướng tích cực.
Vietinbank chú trọng quản lý điều hành tập trung, các hoạt động tín dụng được diễn ra thống nhất trong toàn hệ thống, đảm bảo các giới hạn chấp nhận rủi ro thông qua các tiêu chuẩn cấp tín dụng, cũng như các biện pháp quản lý tín dụng, đảm bảo rằng dù khách hàng quan hệ tín dụng ở bất cứ chi nhánh nào, cũng được hưởng lợi các sản phẩm tín dụng như nhau. Đồng thời, các cá nhân, đơn vị được quyền chủ động thực hiện thông qua việc phân cấp, uỷ quyền của Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc và các cấp có thẩm quyền trên cơ sở phù hợp với môi trường, chất lượng hoạt động, xếp hạng tín dụng của từng đơn vị và năng lực, trình độ, kinh nghiệm quản lý của người được uỷ quyền.
b. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của HD Bank
HD Bank là một trong những ngân hàng đầu tiên đã công bố thực hiện thành công hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ gồm 9 bộ chỉ tiêu xếp hạng dành cho 4 đối tượng khách hàng: định chế tài chính, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh và cá nhân. Việc ứng dụng hệ thống này sẽ giúp HD Bank đánh giá được chất lượng tín dụng, phân nhóm khách hàng cũng như lượng hóa tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phịng, quản trị chất lượng tín dụng hiệu quả và tồn diện. Tính đến nay, tỷ lệ nợ xấu của HD Bank đã được kiểm soát ở mức trên 1%/năm.
Khối quản trị rủi ro và kiểm soát tuân thủ của HD Bank được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế. Các phòng ban được liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành quy trình thẩm định khép kín thực hiện các hoạt động quản trị rủi ro tín dụng và rủi ro phi tín dụng như: rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá, pháp lý, rủi ro nhân lực và các hoạt động khác. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đã hồn thành chuẩn hóa nhiều văn bản nội bộ, quy trình xét duyệt thẩm định, đẩy mạnh công tác giám sát từ xa, xây dựng bộ tiêu chuẩn quản trị rủi ro, đơn giản
38
thủ tục vay, thời gian giải ngân nhanh chóng góp phần đem lại sự tín nhiệm và hài lòng cho khách hàng.
c. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của VIB
Cơ cấu quản trị được xác định rõ ràng giữa HĐQT và Ban điều hành, trong đó HĐQT xác định chiến lược và Ban điều hành là người thực thi chiến lược để tránh mâu thuẫn về quyền lợi. Bên cạnh đó, những Ủy ban độc lập như Ủy ban tín dụng độc lập được Chủ tịch HĐQT trao quyền và có thành viên HĐQT tham gia, không chỉ giúp HĐQT nắm vững được tình hình thực tế về tình hình tín dụng mà cịn đảm bảo tính minh bạch, chất lượng tín dụng tại VIB
Mơ hình quản trị rủi ro với 3 lớp phòng vệ (Đơn vị kinh doanh - Đơn vị quản lý - Kiểm tốn nội bộ) giúp VIB tăng cường vài trị quản lý và kiểm tra hoạt động của các đơn vị kinh doanh nói riêng và của toàn hệ thống nói chung, đồng thời phịng ngừa lỗ hổng do các hình thức rủi ro gây ra.