2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG HỢP TÁC CHI NHÁNH HI À
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam ra đời trên cơ sở chuyển đổi từ Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung Ương (tên tiếng Anh là Central People’s Credit Fund, viết tắt CCF). Quỹ tín dụng Trung Ương được hình thành dựa trên quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 27/7/1993 và công văn số 6901/KTTH năm 1994 của chính phủ Việt Nam. Đến năm 1995, Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam có quyết định số 162/QĐ-NH5 ngày 8/6/1995 cho thành lập Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và quyết định số 200/QĐ-NH5 nhằm cấp giấy phép hoạt động cho Quỹ tín dụng ngân dân Trung ương với số vốn điều lệ ban đầu là 200 tỷ đồng. Từ năm 2010, vốn điều lệ được tăng lên 2000 tỷ đồng.
Năm 2013, với vốn điều lệ là 3000 tỷ đồng, theo giấy phép số 166/GP- NHNN được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký ban hành giấy 04/06/2013, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam được thành lập, có thời hạn hoạt động 99 năm. Vốn điều lệ của ngân hàng bao gồm vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước Việt Nam, vốn góp của quỹ tín dụng nhân dân thành viên và các pháp nhân khác.
Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh Hai Bà Trưng tiền thân là Quỹ Tín dụng Trung ương Chi nhánh Hai Bà Trưng đi vào hoạt động từ ngày 20/07/2010, được trực tiếp giao dịch với khách hàng và thực hiện các hoạt động tín dụng dịch vụ theo phân cấp ủy quyền của Tổng Giám đốc Ngân hàng Hợp tác.
Tên giao dịch: Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh Hai Bà Trưng. Tên viết tắt: Co-opBank Hai Bà Trưng
Địa chỉ: Số 57 Võ Văn Dũng, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
41
NHHT Chi nhánh Hai Bà Trưng là đơn vị độc lập, có con dấu riêng, hạch tốn kế tốn nội bộ, có bảng cân đối tài khoản riêng để thu chi, có trách nhiệm báo cáo tổng hợp, báo cáo chi tiết định kỳ và đột xuất các hoạt động của mình theo yêu cầu của Hội sở NHHT.
Từ năm 2010 đến nay, Chi nhánh Hai Bà Trưng về cơ bản đều hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch cấp trên giao, tổng dư nợ cho vay đạt 704.521 triệu đồng, đồng thời chi nhánh làm tốt công tác điều hoà vốn đối với các QTDND góp phần đảm bảo an tồn hệ thống, góp phần đáng kể đối với hoạt động kinh doanh của ngành, cũng như sự phát triển kinh tế địa phương.