Công tác xử lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 1271 quản trị rủi ro tín dụng tại NH hợp tác chi nhánh hai bà trưng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 94 - 97)

2.3. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

2.3.5. Công tác xử lý rủi ro tín dụng

Khi phát hiện ra nợ xấu, nợ có vấn đề, cán bộ tín dụng của chi nhánh tiến hành theo dõi chặt chẽ hơn tình hình hoạt động và tình hình tài chính của khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ theo đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng. Căn cứ vào tình trạng TSĐB mà cán bộ tín dụng phối hợp với cán bộ quản lý rủi ro phân tích, đánh giá về khả năng thu hồi để đưa ra các biện pháp xử lý trình các các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Hai Bà Trưng đang sử dụng hai hình thức xử lý nợ đối với các khách hàng và từng món nợ cụ thể như sau:

a. Xử lý khai thác:

Bao gồm các bổ sung tài sản đảm bảo, cho vay thêm, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn.

- Bổ sung tài sản đảm bảo: Khi nhận thấy khoản vay có dấu hiệu gặp rủi ro, giá trị TSĐB có khả năng bán thấp hơn dư nợ cho vay, ngân hàng yêu cầu khách hàng phải bổ sung TSĐB.

- Cho vay thêm: Trong những trường hợp khách hàng gặp khó khăn, ảnh hưởng đến việc thu nợ nhưng có khả năng khôi phục tình hình kinh doanh, ngân hàng có thể xem xét áp dụng biện pháp cấp thêm vốn cho khách hàng.

- Gia hạn nợ: Nhằm tháo gỡ khó khăn với khách hàng, ngân hàng cho khách hàng kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc, lãi vượt quá thời hạn cho vay đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng đã ký.

- Chuyển nợ quá hạn: Sau những biện pháp gia hạn, cơ cấu nợ mà khách hàng vẫn không có khả năng trả nợ thì ngân hàng sẽ chuyển sang nợ quá hạn, đồng thời lập thông báo gửi khách hàng, giám sát các nguồn thu của khách để thu nợ. Cụ thể trong giai đoạn 2014 - 2017, chi nhánh có đến 39 khoản nợ quá hạn với tổng giá trị các khoản nợ này là 15.554 triệu đồng,

76

trong đó chủ yếu là nợ quá hạn của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, vật liệu xây dựng. Trong quá trình đốc thúc thu hồi nợ, các cán bộ tín dụng sẽ nói chuyện, đến nơi làm việc, nhà hay địa chỉ kinh doanh để trực tiếp thu tiền.

Ngoài ra các cán bộ này còn trao đổi với cả bên bảo lãnh để tăng áp lực gián tiếp lên bên vay. Kết quả là trong thời gian qua, chi nhánh đã thu hồi được 11 khoản nợ quá hạn với tổng giá trị là 2.963,1 triệu đồng, cụ thể:

1

Công ty cổ phần đầu tư xây dựng & thương

mại Thăng Long 783,3 278,5

2 Doanh nghiệp tư nhân An Hải 965,2 491,9

3 Nguyễn Văn Phương 162 21

4 Phùng Anh Thuật 65 17

5 Nguyễn Thị Thu Thanh 11,5 07

6 Nguyễn Văn Tuynh 52 0,2

7 Nguyễn Quốc Khánh 32 15

8 Nguyễn Thị Thu Hiền 732 23

9 Đỗ Thị Quỳnh Thơ 173,2 58

10 Kiều Văn Lương 433 67

11 Trịnh Tuấn Anh 35 0,1

Tổng 2.171,6 791,5

b. Biện pháp thanh lý:

Các biện pháp thanh lý thường được ngân hàng áp dụng gồm thuyết phục khách hàng tự bán tài sản thế chấp hoặc ngân hàng bán tài sản tài chính

77

để thu nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng, sử dụng dự phòng.

Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro được chi nhánh thực hiện một quý một lần trên nguyên tắc sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro tín dụng đối với phần nợ gốc tương ứng đối với số tiền đã trích lập dự phòng rủi ro cụ thể đối với khoản tín dụng đó. Phần nợ gốc và lãi còn lại được thu hồi từ nguồn phát mại tài sản. Trong trường hợp phát mại tài sản không đủ khả năng thu hồi nợ thì phần còn lại được trích từ dự phòng chung để thu hồi.

Trong giai đoạn 2014 - 2018, cả chi nhánh đã 02 hợp đồng thanh lý tài sản, thông qua việc ngân hàng thuyết phục khách hàng bán tài sản thế chấp và khởi kiện ra tòa để thu hồi nợ đó là hợp đồng vay vốn của khách hàng và Tổng số tiền thu hồi được là 721 triệu đồng tương 86,67% giá trị khoản vay.

Một phần của tài liệu 1271 quản trị rủi ro tín dụng tại NH hợp tác chi nhánh hai bà trưng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w