Định hướng phát triển chung của thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu 1369 thực trạng và giải pháp hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty chứng khoán NH ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 83 - 87)

Thị trường chứng khoán là một thị trường luôn biến động, ở đó chứng khốn được luân chuyển không ngừng. Thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá có những tiềm năng cực kỳ lớn để phát triển. Số lượng những tài khoản chứng khoán được mở hiện nay là 926.000 tài khoản chiếm 0,1% dân số và giá trị vốn hoá của thị trường 643.000 tỷ đồng chỉ chiếm khoảng 32,5% GDP Việt Nam. Nếu so với thị trường chứng khoán các nước trong khu vực (chiếm bình quân khoảng 45% GDP) thì vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển hơn nữa thị trường chứng khoán Việt Nam[16]. Theo nhận định của một số chuyên gia nước ngồi thì thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ hấp dẫn nhất trong khu vực vào năm 2012. Nhận định này được minh họa bởi so sánh HASTC với chỉ số chứng khoán của 15 nước trong khu vực châu Á.

Bảng 2.14: So sánh HASTC với chỉ số chứng khoán của 15 nước trong khu vực châu Á

Zakarta Composite

(Indonesia)________________ 245 35

BSE Sebsex (Ẩn Độ) 153 14

FTSE Straits Times

(Singapore)_______________ 126 081

FTSE Bussa (Malaysia) 188 89

PSel (Philippine) 160 1186

DSE Genearal (Bangladesh) 256 218

MSE Top 20 (Mơng Cổ) 595 220

(Nguồn: Tạp chí thời báo kinh tế số ra ngày 03/04/2011)

Trong giai đoạn hiện nay, thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khốn Việt Nam nói riêng đang ở thời điểm rất khó khăn, phản ánh tác động của nền kinh tế không thuận lợi đối với thị trường. Ngoài ra, với việc thơng tư 13/2010-TT-NHNN bắt đầu có hiệu lực từ tháng 10/2010, dịng tiền vào lĩnh vực tài chính và bất động sản đã bị hạn chế lại đáng kể.

Hàng hoá trên thị trường chứng khốn hiện có đang kém về chất lượng, mất cân đối về cơ cấu và đặc biệt là giá IPO mang tính áp đặt. Mặc dù số lượng tài khoản tăng mạnh, song đáng báo động là số tài khoản hoạt động thường xuyên (tài khoản active) phổ biến tại các công ty chứng khoán lớn cũng chỉ đạt 20 - 35%. Ngoài ra, số tài khoản "ảo", tài khoản “chết” chiếm một phần đáng kể. Thanh khoản trên thị trường chứng khoán ngày càng suy giảm. Để phát huy vai trò là kênh huy động vốn trung và dài hạn, thị trường chứng khoán phải được cung cấp các hàng hố có chất lượng cao, an tồn và nhất là phải được sự tiếp sức của các ngân hàng thương mại với cơ chế tạo thanh khoản cho thị trường chứng khoán.

- Phương hướng phát triển thị trường chứng khoán giai đoạn sắp tới sẽ hướng tới mục tiêu: tăng quy mơ, củng cố tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán, phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt từ 70% đến 100% GDP vào năm 2020, tăng tính hiệu quả cho thị trường trên cơ sở tái cấu trúc tổ chức thị trường chứng khoán, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, chuyên nghiệp hóa việc tổ chức và vận hành hạ tầng công nghệ thông tin, nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung gian thị trường, các tổ chức phụ trợ thị trường và của thị trường chứng khoán Việt Nam, tăng cường năng lực quản lý, giám sát và thanh tra, xử lý vi phạm.

- Cải thiện chất lượng và đa dạng hóa nguồn cung thơng qua việc: từng bước nâng cao điều kiện niêm yết, củng cố chế độ công bố thông tin theo lớp trên cơ sở quy mô vốn và số lượng cổ đông của các công ty đại chúng, thể chế hóa các chuẩn mực và thơng lệ quốc tế về quản trị công ty, quản trị rủi ro và bảo vệ nhà đầu tư thiểu số...

- Cùng với đó, chiến lược phát triển thị trường chứng khốn Việt Nam giai đoạn 2010-2020 cũng tập trung vào việc phát triển nhà đầu tư tổ chức (quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, quỹ bảo hiểm), coi việc phát triển nhà đầu tư tổ chức

là giải pháp mang tính đột phá nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán. Trong đó đặc biệt chú ý phát triển: hệ thống các loại hình quỹ đầu tư như quỹ mở, quỹ đóng, quỹ ETF, quỹ bất động sản..., khuyến khích phát triển các sản phẩm liên kết bảo hiểm và triển khai hệ thống các quỹ hưu trí tự nguyện, hướng tới hệ thống an sinh xã hội dựa trên ba trụ cột theo thơng lệ quốc tế...

- Khuyến khích sự tham gia của nhà đầu tư cá nhân, khai thác cơ sở nhà đầu tư nước ngoài, theo hướng tập trung khuyến khích tổ chức đầu tư nước ngồi có mục tiêu đầu tư dài hạn.

- Nâng cao năng lực và sức cạnh tranh cho hệ thống các tổ chức trung gian thị trường, đặc biệt chú trọng tới việc nâng cấp và chuẩn hóa hệ thống quản trị rủi ro tại các tổ chức này theo thơng lệ quốc tế, củng cố lịng tin trên thị trường, đa dạng hóa và đồng bộ hóa cấu trúc thị trường, tập trung phát triển thị trường trái phiếu chính phủ, từng bước phát triển thị trường trái phiếu công ty và thị trường phái sinh, kết hợp với việc tái cấu trúc tổ chức thị trường, hướng tới một hệ thống thị trường hồn thiện và hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu 1369 thực trạng và giải pháp hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty chứng khoán NH ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 83 - 87)

w