Bài học cho các công ty chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu 1369 thực trạng và giải pháp hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty chứng khoán NH ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 42)

Từ thực tiễn thị trường chứng khoán một số nước, có thể rút ra bài học cho các Công ty chứng khoán Việt Nam như sau:

- Về nhân viên môi giới: Phải đạt chuẩn nhất định theo quy định của UBCKNN, thậm chí nhân viên môi giới phải được cơ quan có thẩm quyền chỉ định đích danh. Với yêu cầu như vậy, nhân viên môi giới sẽ đảm bảo đủ năng lực, trình độ, kỹ năng để thực hiện công việc của mình giúp công ty chứng khoán đạt được những mục tiêu đề ra cũng như hạn chế tối đa những sai sót có thể xảy ra

viên môi giới được chia ra thành từng khâu khác nhau, đảm bảo tính chuyên nghiệp trong công việc.

- Hệ thống thông tin tại các sở giao dịch cần được hiện đại hóa ngay từ đầu, nhất là đối với các xử lý giao dịch trên sàn. Thị trường chứng khoán Mỹ có bộ phận kỹ thuật và thông tin tại các sở chuyên đánh giá những công nghệ mới để đưa ra ứng dụng trên thị trường. Đối với Việt Nam, trong điều kiện thị trường chứng khoán phát triển muộn, tuy chúng ta có được lợi thế so sánh như chi phí cho hệ thống tự động hóa ngày càng có xu hướng giảm xuống, nhưng phải luôn chú ý đến vấn đề trang thiết bị phục vụ việc giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán. Các thiết bị không nên quá giản tiện, vì như thế sẽ rất khó hiện đại hóa, khi quy mô thị trường chứng khoán phát triển. Song, không chỉ vì hiện đại hóa thuần túy mà xây dựng hệ thống trang thiết bị quá cầu kỳ.

- Nên có một chiến lược phát triển hệ thống thông tin từ phía Ủy ban Chứng khoán nhà nước. Bài học thực tế từ thị trường chứng khoán Mỹ cho thấy, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Mỹ đã có chiến lược bao quát, theo sát thị trường với sự phát triển của công nghệ thông tin cùng các đạo luật chặt chẽ về quản lý thị trường, quy chế thông tin cho các thành viên thị trường. Vì vậy, hệ thống thông tin có sự thông suốt đồng bộ thông tin giữa các sở giao dịch và với toàn bộ thị trường, chất lượng thông tin đầu ra có độ tin cậy cao.

- Khuyến khích hoạt động của các hãng cung cấp thông tin chuyên nghiệp, nhất là khi thị trường chứng khoán phát triển, có thị trường phi tập trung. Khi thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển, nhất là khi chúng ta chuẩn bị để tiếp nhận nguồn vốn lớn của các nhà đầu tư nước ngoài thì càng phải khuyến khích các hãng cung cấp thông tin chuyên nghiệp có những đầu tư về thông tin chứng khoán.

Kết luận chương 1

Chương 1 của luận văn đã trình bày sơ lược về công ty chứng khoán và nghiệp vụ môi giới chứng khoán nói chung và chức năng, đặc điểm, vai trò, bản chất cũng như quy trình giao dịch nói riêng của họat động môi giới chứng khoán. Ngoài ra, trong chương 1, luận văn còn đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động môi giới chứng khoán, từ đó làm cơ sở đi sâu nghiên cứu thực trạng hoạt động môi giới, tìm ra nguyên nhân những hạn chế của Công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Được thành lập vào ngày 7/1/2002 theo quyết định số 27/QĐ -HĐQT của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (tên tiếng anh: VIETCOMBANK SECURITIES, tên viết tắt VCBS) là thành viên 100% vốn của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã trở thành một trong những công ty chứng khoán ra đời sớm nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam[8]. Sự khai trương và đi vào hoạt động của VCBS với tư cách là một định chế tài chính trung gian hoạt động đa năng cũng đánh dấu cho sự khởi đầu của ngành chứng khoán nói chung và nghề môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư chứng khoán tại Việt Nam nói riêng.

Với tiềm lực tài chính mạnh, chất lượng sản phẩm dịch vụ đa dạng vượt trội, tiện ích, đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, nhiệt huyết, đặc biệt là sự hậu thuẫn mạnh mẽ, toàn diện và có hiệu quả của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nên trong gần 10 năm đồng hành cùng thị trường chứng khoán Việt Nam, VCBS luôn khẳng định và duy trì vị thế là một trong những công ty hàng đầu trong dịch vụ chứng khoán, dịch vụ ngân hàng đầu tư cùng với các dịch vụ trực tuyến. Qua đó, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tài chính Việt Nam ngày càng phát triển bền vững. Cuối năm 2010, tổng tài sản của VCBS là 2.077 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ là 700 tỷ Việt Nam đồng[9].

Ngoại thương Việt Nam đã chú trọng đẩy mạnh mở rộng mạng lưới hoạt động để cung cấp các sản phẩm tốt nhất đến khách hàng trên cả nước. Hiện nay, công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam có một mạng lưới rộng khắp với 11 điểm giao dịch tại 9 tỉnh thành. Bao gồm một trụ sở chính tại Hà Nội, bốn chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nằng, Cần Thơ, Vũng Tàu, ba phòng giao dịch tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Mỹ Hưng và bảy đại lý nhận lệnh tại Cần Thơ, Đồng Nai, Bình Dương, An Giang, Vũng Tàu, Phú Mỹ Hưng và Hải Dươ ng với gần 300 nhân viên làm việc trong cả hai khối nghiệp vụ và khối hỗ trợ. Trong số cán bộ nhân viên của công ty, số cán bộ nhân viên có trình độ khá đông: Có 8 tiến sỹ, 22 thạc sỹ, hơn 100 cán bộ có trình độ đại học và tương đương đại học, trong đó có 70 người đã có chứng chỉ h ành nghề kinh doanh chứng khoán [10]. VCBS có một đội ngũ cán bộ tâm huyết, nhiệt tình luôn có những thông tin cập nhật, tư vấn kịp thời để khách hàng yên tâm và hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất. VCBS xây dựng cơ cấu, cứ một khách hàng sẽ có một người phụ trách chính và một người hỗ trợ, luôn giữ liên lạc thường xuyên với từng khách hàng để có thể cung cấp, tư vấn trao đổi kịp thời với từng khách.

Với những kết quả đạt được trong nhiều năm liền, Công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã vinh dự được nhận bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương đã có nhiều thành tích góp phần hoàn thành nhiệm vụ năm 2004, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích trong công tác góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, bằng khen của chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhiều năm liên tục... Bên cạnh đó, công ty còn nhận nhiều danh hiệu cao quý khác

như “Thương hiệu chứng khoán uy tín”, giải thưởng công ty chứng khoán thành viên tiêu biểu trong lễ trao giải “Vinh danh các doanh nghiệp và thành viên tiêu biểu tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội”....

2.1.2. Sản phẩm dịch vụ

Song song với hoạt động tự doanh chứng khoán cho chính mình, Công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cung cấp cho các khách hàng cá nhân và tổ chức có nhu cầu đầu tư những cơ hội đầu tư hiệu quả nhất với chi phí thời gian và công sức thấp nhất thông qua các dịch vụ mang tính chuyên nghiệp cao, đó là:

2.1.2.1. Dịch vụ chứng khoán

- Dịch vụ tư vấn đầu tư: Cung cấp tới khách hàng những thông tin đa dạng bao gồm phân tích thị trường định kỳ, báo cáo chuyên sâu về ngành, công ty, ý kiến tư vấn về chiến lược và kỹ thuật giao dịch.

- Đặt lệnh giao dịch: Thực hiện các lệnh mua, lệnh bán, truy vấn số dư tài khoản.

- Dịch vụ giá trị gia tăng: Cung cấp các thông tin về thị trường, các báo cáo phân tích ngành, phân tích cổ phiếu, tìm nguồn hàng cho các giao dịch thoả thuận với khối lượng lớn, giới thiệu các cơ hội đầu tư.

2.1.2.2. Dịch vụ ngân hàng đầu tư

- Huy động vốn: Như phát hành cổ phiếu, trái phiếu và bảo lãnh phát hành. Căn cứ nhu cầu và tình hình mỗi doanh nghiệp, khách hàng sẽ được tư vấn từ bước lựa chọn loại chứng khoán phát hành, phương thức phát hành, tư vấn các thủ tục liên quan đến việc tìm kiếm nhà đầu tư.

- Tư vấn niêm yết: Bao gồm niêm yết tại HSX, tại HNX, trên thị trường UPCOM.

Các doanh nghiệp được tư vấn toàn bộ các bước cần thực hiện để niêm yết, đăng ký giao dịch từ bước khảo sát và chuẩn hoá các điều kiện

niêm yết định giá doanh nghiệp, lập hồ sơ niêm yết theo quy định, thực hiện thủ tục xin phép, đăng ký, lưu ký tới việc tư vấn công bố thông tin.

- Tư vấn mua bán sáp nhập: Hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm đối tác phù hợp. Tư vấn cho khách hàng lựa chọn đối tác, khảo sát, định giá doanh nghiệp mục tiêu, dàn xếp và thương lượng giữa các bên, tư vấn tái cơ cấu sau khi mua, bán và hỗ trợ các thủ tục pháp lý cần thiết hoàn tất việc mua bán, sáp nhập.

- Tư vấn chuyển đổi và tái cấu trúc doanh nghiệp: Bao gồm tư vấn chuyển đổi loại hình doanh nhgiệp, tư vấn tái cấu trúc tài chính, tư vấn tái cấu trúc tổ chức.

- Tư vấn khác: Định giá doanh nghiệp, tư vấn đăng ký công ty đại chúng, đánh giá hiệu quả tài chính của dự án, tư vấn đại hội đồng cổ đông, tư vấn tìm kiếm đối tác chiến lược...

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty

Công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Hình 2.1 là sơ đồ mô hình tổ chức của VCBS đến thời điểm ngày 31 tháng 12

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức VCBS

2.1.4. Thực trạng hoạt động kinh doanh tại VCBS

2.1.4.1. Bối cảnh chung thị trường chứng khoán Việt Nam

Tính khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2010, nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động mạnh gây ảnh hướng lớn đối với thị trường chứng khoán, cụ thể:

Sau nhiều năm kinh tế tăng trưởng cao và liên tục thì đầu năm 2008, kinh tế Việt Nam đã lộ rõ những bất ổn nội tại: Thâm hụt ngân sách cao, lạm

CONG TY CHỨNG KHOÁN CHỨNG KHOÁN LỢI NHUẬN_ TRƯỚC THUE (Tỷ đồng) CONG TY CHỨNG KHOÁN CHỨNG KHOÁN LỢINHUẬN_ TRƯỚC THUE (Tỷ đồng)

Kim Long KLS -172.8 Navibank NVS -7.9

phát phi mã, nhập siêu lớn và tỷ giá biến động phức tạp. Đến nửa cuối năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu diễn ra trên diện rộng, gây đình trệ kinh tế và giảm phát. Những khó khăn đến dồn dập trong một năm đã tác động nghiêm trọng tới nền kinh tế Việt Nam, cũng như thị trường chứng khoán. Các chỉ số Vn-Index đã sụt giảm gần 70% so với đầu năm 2008 [11]. Giá trị giao dịch trên toàn thị trường cũng liên tục đi xuống. Hậu quả là nguồn thu từ hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán bị ảnh hưởng mạnh.

Để đối phó với những khó khăn do khủng hoảng gây ra, Chính phủ đã tiến hành triệt để các biện pháp nhằm ngăn chặn mức độ suy thoái, giúp nền kinh tế phục hồi như sử dụng chính sách nới lỏng tiền tệ, chính sách tài khoá mở rộng. Nhờ những nỗ lực không ngừng, những dấu hiệu phục hồi của các chỉ số kinh tế vĩ mô đã bắt đầu xuất hiện từ giữa quý II năm 2009. Tính chung cả năm 2009 tổng sản phẩm trong nước đã tăng 5,32% so với năm trước và vượt kế hoạch đề ra 0,12%. Thị trường tiền tệ tạm thời dịu bớt khi Ngân hàng Nhà nước quyết định nâng trần tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên 3,4% vào cuối năm. Chỉ số giá CPI đạt 155,6 điểm, đạt kế hoạch kiềm chế lạm phát mà chính phủ đưa ra. Tuy nhiên, thị trường ngoại hối tỏ ra khá căng thẳng trong những tháng cuối năm. Cùng với sự phục hồi nhanh của nền kinh tế năm

2009, thị trường chứng khoán cũng gây bất ngờ. Cuối năm 2009, Vn-Index tăng 58%, đạt 494,77 điểm, HNX-Index tăng 60,9%. Đi cùng với diễn biến hồi phục mạnh, thị trường ghi nhận sự mở rộng về quy mô và giá trị giao dịch. Mức vốn hoá của thị trường chứng khoán Việt Nam đạt 669 nghìn tỷ, tăng 3 lần so với cuối năm trước, toàn bộ thị trường có 730.000 tài khoản tăng 25% so với năm 2008. Số cổ phiếu mới niêm yết tăng. Vai trò của nhà đầu tư trong nước nổi lên chi phối, che lấp nhà đầu tư nước ngoài từ đó khiến thị trường biến động mạnh với đợt sóng tăng giảm xen kẽ trong xu thế đi lên[12].

Năm 2010 kinh tế thế giới đã tạm vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong bối cảnh đó, nền kinh tế Việt Nam đã từng bước phục hồi và tăng trưởng với tốc độ khá cao (6,78%). Trái với những dự báo lạc quan trước đó, thị trường chứng khoán trong năm 2010 đã trải qua một năm khó khăn phản ánh tác động của chính sách vĩ mô không thuận lợi đối với thị trường.

Ngoài ra, với việc thông tư 13/2010/TT-NHNN bắt đầu có hiệu lực, dòng tiền vào lĩnh vực tài chính và bất động sản đã bị hạn chế lại đáng kể. Trước những khó khăn này, thị trường chứng khoán đã rơi và trạng thái suy giảm. Kết thúc năm 2010, Vn-index đóng cửa tại mức 484,66 điểm-giảm 2% so với cuối năm 2009, HNX giảm 32% và đóng cửa tại mức 114,24 điểm. Tình trạng này kéo theo một loạt các công ty chứng khoán bị thua lỗ, tổng mức lỗ là 574 tỷ đồng[13]. Đáng chú ý hơn là có tới 9 công ty chứng khoán bị lỗ trong vòng 3 năm liền kể từ năm 2008 đến năm 2010.

Bảo Việt BVS -92.7 Nam Việt Navis -84

KIS Việt Nam KIS -57.6 Đại Nam DNSE -75

Hải Phòng HPC -48.7 Nhất Việt VFS -71

Vinasecurities VNSC -35.4 Hùng Vương HVS -67

Sao Việt SVS -21.4 Hồng Bàng HBSC -6.6

Mirae Asset -181 Nam An NASC -67

Tầm nhìn HRS -12.7 Hà Nội HSSC -67

Sen Vàng GLS -12.2 Chợ Lớn CLS -57

Viễn Đông VDSE -117 Techcombank TCBS -57

Miền Nam MNSC -10.4 Thủ đô CSC -23

T T Chỉ tiêu TH 2008 KH 2009 TH 2009 KH 2010 TH 2010 TH 2009 TH 2010 % so với 2008 % hoàn thành KH % so với 2009 % hoàn thành KH A Chỉ tiêu số. lượng “ĩ Tông doanh thu 484.071 200.000 326.880 447.000 466.409 41.3% 163.4% 142.7 % 104.3% 1.1 Hoạt động môi giới 1 86.16 117.060 67.645 136% 57.8% 1.2 Hoạt động đầu tư CK 350.752 170.055 26.563 0.48% 0.16% 1.3 Hoạt động bảo lãnh phát hành CK________ 1433 165 460 0.12% 2.79% 1.4 Doanh thu đại lý phát hành CK 0 393 48 0.12% 1.5 Hoạt động tư vấn______ 225 651 1.141 2.89% 1.75%

Trước nguy cơ âm vốn chủ sở hữu do thua lỗ kéo dài của các công ty chứng khoán, hai xu hướng mới đã hình thành trên thị trường chứng khoán:

- Một là: Một số công ty tìm cách tăng vốn điều lệ bằng sự góp vốn của các cổ đông mới.

- Hai là: Nhiều ngân hàng chưa có công ty chứng khoán đã tìm cơ hội góp vốn vào các công ty chứng khoán đang gặp khó khă n.

Đứng trước đầy rẫy những khó khăn thách thức VCBS đã có

Một phần của tài liệu 1369 thực trạng và giải pháp hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty chứng khoán NH ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 42)

w