Uy tín và quy mô hoạt động của công ty chứng khoán

Một phần của tài liệu 1369 thực trạng và giải pháp hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty chứng khoán NH ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 37)

Uy tín là một điều không thể thiếu được trong kinh doanh. Và trên thị trường chứng khoán mang đầy rẫy những rủi ro thì nó lại càng quan trọng hơn. Một công ty chứng khoán khi đã mất uy tín, không có độ tin cậy thì sẽ

không thể tồn tại được. Khi mới tham gia đầu tư hay đã đầu tư, khách hàng đều muốn tìm đến những nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất, có uy tín nhất để thay mặt họ thực hiện các quyết định đầu tư.

Qui mô hoạt động của công ty chứng khoán cũng là một yếu tố góp phần lớn trong việc thu hút nhà đầu tư đến với họ. Một công ty có vốn lớn, được đầu tư trang thiết bị hiện đại, tiện dụng mặt bằng ở một vị trí đẹp dễ quan sát, website quảng bá được đầu tư nhiều sẽ giúp cho hình ảnh của công ty dễ dàng đến với nhà đầu tư hơn.

Một công ty chứng khoán có uy tín và qui mô hoạt động rộng lớn sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến với mình, do đó số lượng tài khoản sẽ không ngừng tăng lên, ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển hoạt động môi giới chứng khoán.

1.4.THỰC TIỄN QUỐC TẾ VỀ NGHIỆP VỤ MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

1.4.1 Thực tiễn quốc tế về nghiệp vụ môi giới chứng khoán

Thị trường chứng khoán thế giới đã trải qua những giai đoạn thịnh vượng cũng như khó khăn. Thị trường chứng khoán ở các nước phát triển đã ra đời từ rất lâu và có sự phát triển vững mạnh. Thị trường chứng khoán Việt Nam mới chỉ là cậu bé lên chín lên mười, sẽ còn nhiều lần vấp ngã. Nhưng việc xây dựng một thị trường tài chính lành mạnh để các doanh nghiệp triển vọng huy động vốn vẫn là rất cần thiết. Sẽ có những lâu đài sụp xuống để rồi lại được xây lên ngày một cao hơn, vững chắc hơn. Nghiên cứu thị trường chứng khoán các nước, đặc biệt là các nước phát triển và các sản phẩm dịch vụ của họ sẽ giúp các Công ty chứng khoán Việt Nam rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

Do giới hạn về quy mô, luận văn chỉ tham khảo thực tiễn tại thị trường chứng khoán Anh, Pháp và Mỹ. Các quốc gia này đã rất thành công trong việc

phát triển nghiệp vụ môi giới chứng khoán. Việc thực hiện nghiên cứu thực tiễn tại các quốc gia đó và rút ra bài học kinh nghiệm là vấn đề có ý nghĩa quan trọng cho Việt Nam-một quốc gia còn khá non trẻ trong lĩnh vực này.

1.4.1.1. Thực tiễn tại thị trường chứng khoán Mỹ

Thị trường chứng khoán Mỹ luôn được coi là thị trường đi đầu thế giới trong các bước phát triển và là hình mẫu tương lai của nhiều nước đang phát triển muốn hướng tới. Thị trường chứng khoán lừng danh ở Mỹ là thị trường chứng khoán NewYork (NYSE-NewYork Stork Exchange), với phần lớn giá trị giao dịch của cổ phiếu được yết giá thương mại trên thị trường này.

Từ tháng 05/1975, hoạt động giao dịch đã được miễn phí môi giới. Trong sở giao dịch chỉ cho phép được thực hiện các nghiệp vụ giao ngay, các hoạt động giao dịch theo thời hạn đã bị nghiêm cấm từ năm 1929.

Quy định của Sở: Chỉ có hội viên mới được giao dịch tại sở giao dịch, các hội viên phân thành 4 loại:

- Người môi giới chính: Là người giúp khách hàng mua, bán và nhận tiền hoa hồng.

- Người môi giới thứ: Khi giao dịch liên tục, người này sẽ nhận ủy thác của người môi giới chính để giao dịch.

- Chuyên gia môi giới: Nhận sự ủy thác của người môi giới chính mà kinh doanh nghiệp vụ. Sự khác biệt của họ đối với người môi giới thứ là họ chuyên đứng bên đài giao dịch, đợi thời gian phù hợp để tiến hành mua bán.

- Người môi giới cổ phiếu tới hạn: Chuyên giao dịch cổ phiếu tới hạn. Do tính đầu cơ trong giao dịch rất lớn, để giám sát đốc thúc giao dịch cổ phiếu, chính phủ Mỹ đã căn cứ vào luật giao dịch chứng khoán năm 1934 đã lập “Ủy ban giao dịch chứng khoán”. Quy định các sở giao dịch chứng khoán, người môi giới các các cổ phiếu giao dịch trên thị trường phải đăng kí tại ủy ban chứng khoán và phải chịu sự giám sát quản lý của ủy ban. Để giảm

tình hình đầu cơ cổ phiếu, chính phủ Mỹ cũng đã quy định những điều luật có liên quan.

- Hệ thống thông tin của thị trường chứng khoán Mỹ

Ủy ban Chứng khoán Mỹ là cơ quan quản lý, giám sát về lĩnh vực chứng khoán, đã thiết lập được khung pháp luật thực sự mạnh và có hiệu lực để quản lý thị trường chứng khoán nói chung và hệ thống thông tin chứng khoán nói riêng. Mọi hoạt động của các chủ thể tham gia trên thị trường chứng khoán như sở giao dịch chứng khoán, các công ty niêm yết, công ty chứng khoán... đều phải tuân theo những quy định của ủy ban trong quy chế công bố thông tin cũng như các hoạt động giao dịch.

Các công ty niêm yết có những ràng buộc rất chặt chẽ. Ngoài việc chấp hành các nguyên tắc về công bố thông tin chung của các thị trường chứng khoán, họ còn có sự kiểm soát khác từ phía người đầu tư. Chẳng hạn, các công ty muốn phát hành cổ phiếu ra công chúng với số lượng cổ đông lớn, họ phải lập và nộp bản thông cáo phát hành. Các nhà đầu tư có quyền khởi kiện công ty, nếu công ty công bố bất cứ điều gì sai sự thật trong bản thông cáo phát hành.

Các công ty chứng khoán khi đưa ra thông tin của mình cho các nhà đầu tư bằng các hình thức tư vấn cũng phải rất thận trọng. Bởi, một mặt họ phải tuân theo những quy định rất rõ ràng trong việc công bố thông tin thông qua Đạo luật Tư vấn đầu tư; mặt khác, nếu vi phạm, họ lập tức sẽ bị tẩy chay và sẽ có người thay thế họ ngay trên thị trường. Vì vậy, các thông tin của các thị trường chứng khoán là rất đáng tin cậy. Hơn nữa, tại thị trường chứng khoán Mỹ có thêm loại hình công ty bảo vệ người đầu tư. Do đó, các hành vi công bố thông tin sai trái, thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến người đầu tư thì khó có thể tồn tại. Đặc biệt, thị trường chứng khoán Mỹ luôn chú trọng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho hệ thống thông tin để quản lý và giao

dịch hiệu quả, bảo đảm lợi ích về thông tin cho người đầu tư. Cụ thể là, các sở giao dịch được khuyến khích áp dụng các thành tựu của công nghệ thông tin trong giao dịch. Lúc đầu các giao dịch tại sở được thực hiện bằng thủ công, nhưng cùng với sự phát triển của các ngành công nghệ, việc giao dịch đã chuyển dần sang hình thức bán tự động và tự động. Tại các sở giao dịch chứng khoán của Mỹ, chẳng hạn thị trường chứng khoán New York, A- mếch... đều có riêng bộ phận giao dịch và kỹ thuật, có chức năng tạo ra môi trường giao dịch công bằng, công khai và hiệu quả cho các thành viên. Bộ phận này có nhiệm vụ bảo đảm mọi thông tin, số liệu về giao dịch các chứng khoán được phổ biến kịp thời, chính xác tới các thành viên, người giao dịch và thị trường.

1.4.1.2. Thực tiễn tại thị trường chứng khoán Anh

Thị trường chứng khoán Anh được thiết lập năm 1801. Mục đích của thị trường chứng khoán Anh là tạo ra một thị trường hữu hiệu cho việc mua bán chứng khoán. Sở giao dịch chứng khoán London là sở giao dịch chứng khoán lớn nhất ở Anh. Sở giao dịch chứng khoán London có 169 công ty môi giới chứng khoán và 21 cửa hàng giao dịch với 3.600 hội viên. Sở giao dịch có hội đồng quản trị, phụ trách quản lý kinh doanh thu hút hội viên mới, chế định điều lệ giao dịch, quyết định tỷ lệ hoa hồng và giải quyết tranh chấp có liên quan. Hội đồng quản trị có một người phụ trách công việc hàng ngày. Hội viên là người môi giới của hãng giao dịch chứng khoán. Sở giao dịch chuyên kinh doanh một số loại chứng khoán nào đó như trái phiếu chính phủ hoặc cổ phiếu.. .Họ cung cấp cho thị trường những chứng khoán kinh doanh và giá cả mua bán cổ phiếu. Người môi giới là người trung gian giữa nhà đầu tư và Sở giao dịch chứng khoán. Họ vì lợi ích của khách hàng vào thời điểm thuận lợi sẽ mua và bán ra cổ phiếu chứng khoán và căn cứ theo mức giao dịch lớn nhỏ, kỳ hạn dài ngắn để nhận hoa hồng.

1.4.1.3. Thực tiễn thị trường chứng khoán Paris

Sở giao dịch chứng khoán Paris là sở giao dịch chứng khoán lớn nhất nước Pháp, được thành lập năm 1724. Thị trường chướng khoán Paris là một trong bốn thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới sau NewYork, Tokyo và London.

Người môi giới tại sở giao dịch chứng khoán do Bộ kinh tế tài chính Pháp chỉ định. Công việc của môi giới chứng khoán là nhận ủy thác của khách hàng, nắm chắc số lượng cung cầu của hai bên và mức giá cả yêu cầu, thay khách hàng tiến hành mua bán và hưởng hoa hồng từ việc mua bán đó.

Giá cả cổ phiếu trong Sở giao dịch chứng khoán Paris do quan hệ cung cầu quyết định, giá niêm yết chính phủ do ủy ban nghiệp vụ sở giao dịch qua xem xét ý kiến của người môi giới và một ủy ban khác, sau đó mới công bố.

Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch chứng khoán Paris gồm:

- Hội người môi giới do những người môi giới của Sở giao dịch chứng khoán của Pháp hợp thành, thuộc cơ cấu tư nhân.

- Ủy ban nghiệp vụ sở giao dịch, chủ tịch do Hội đồng bộ trưởng bổ nhiệm.

1.4.2. Bài học cho các công ty chứng khoán Việt Nam

Từ thực tiễn thị trường chứng khoán một số nước, có thể rút ra bài học cho các Công ty chứng khoán Việt Nam như sau:

- Về nhân viên môi giới: Phải đạt chuẩn nhất định theo quy định của UBCKNN, thậm chí nhân viên môi giới phải được cơ quan có thẩm quyền chỉ định đích danh. Với yêu cầu như vậy, nhân viên môi giới sẽ đảm bảo đủ năng lực, trình độ, kỹ năng để thực hiện công việc của mình giúp công ty chứng khoán đạt được những mục tiêu đề ra cũng như hạn chế tối đa những sai sót có thể xảy ra

viên môi giới được chia ra thành từng khâu khác nhau, đảm bảo tính chuyên nghiệp trong công việc.

- Hệ thống thông tin tại các sở giao dịch cần được hiện đại hóa ngay từ đầu, nhất là đối với các xử lý giao dịch trên sàn. Thị trường chứng khoán Mỹ có bộ phận kỹ thuật và thông tin tại các sở chuyên đánh giá những công nghệ mới để đưa ra ứng dụng trên thị trường. Đối với Việt Nam, trong điều kiện thị trường chứng khoán phát triển muộn, tuy chúng ta có được lợi thế so sánh như chi phí cho hệ thống tự động hóa ngày càng có xu hướng giảm xuống, nhưng phải luôn chú ý đến vấn đề trang thiết bị phục vụ việc giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán. Các thiết bị không nên quá giản tiện, vì như thế sẽ rất khó hiện đại hóa, khi quy mô thị trường chứng khoán phát triển. Song, không chỉ vì hiện đại hóa thuần túy mà xây dựng hệ thống trang thiết bị quá cầu kỳ.

- Nên có một chiến lược phát triển hệ thống thông tin từ phía Ủy ban Chứng khoán nhà nước. Bài học thực tế từ thị trường chứng khoán Mỹ cho thấy, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Mỹ đã có chiến lược bao quát, theo sát thị trường với sự phát triển của công nghệ thông tin cùng các đạo luật chặt chẽ về quản lý thị trường, quy chế thông tin cho các thành viên thị trường. Vì vậy, hệ thống thông tin có sự thông suốt đồng bộ thông tin giữa các sở giao dịch và với toàn bộ thị trường, chất lượng thông tin đầu ra có độ tin cậy cao.

- Khuyến khích hoạt động của các hãng cung cấp thông tin chuyên nghiệp, nhất là khi thị trường chứng khoán phát triển, có thị trường phi tập trung. Khi thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển, nhất là khi chúng ta chuẩn bị để tiếp nhận nguồn vốn lớn của các nhà đầu tư nước ngoài thì càng phải khuyến khích các hãng cung cấp thông tin chuyên nghiệp có những đầu tư về thông tin chứng khoán.

Kết luận chương 1

Chương 1 của luận văn đã trình bày sơ lược về công ty chứng khoán và nghiệp vụ môi giới chứng khoán nói chung và chức năng, đặc điểm, vai trò, bản chất cũng như quy trình giao dịch nói riêng của họat động môi giới chứng khoán. Ngoài ra, trong chương 1, luận văn còn đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động môi giới chứng khoán, từ đó làm cơ sở đi sâu nghiên cứu thực trạng hoạt động môi giới, tìm ra nguyên nhân những hạn chế của Công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Được thành lập vào ngày 7/1/2002 theo quyết định số 27/QĐ -HĐQT của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (tên tiếng anh: VIETCOMBANK SECURITIES, tên viết tắt VCBS) là thành viên 100% vốn của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã trở thành một trong những công ty chứng khoán ra đời sớm nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam[8]. Sự khai trương và đi vào hoạt động của VCBS với tư cách là một định chế tài chính trung gian hoạt động đa năng cũng đánh dấu cho sự khởi đầu của ngành chứng khoán nói chung và nghề môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư chứng khoán tại Việt Nam nói riêng.

Với tiềm lực tài chính mạnh, chất lượng sản phẩm dịch vụ đa dạng vượt trội, tiện ích, đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, nhiệt huyết, đặc biệt là sự hậu thuẫn mạnh mẽ, toàn diện và có hiệu quả của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nên trong gần 10 năm đồng hành cùng thị trường chứng khoán Việt Nam, VCBS luôn khẳng định và duy trì vị thế là một trong những công ty hàng đầu trong dịch vụ chứng khoán, dịch vụ ngân hàng đầu tư cùng với các dịch vụ trực tuyến. Qua đó, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tài chính Việt Nam ngày càng phát triển bền vững. Cuối năm 2010, tổng tài sản của VCBS là 2.077 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ là 700 tỷ Việt Nam đồng[9].

Ngoại thương Việt Nam đã chú trọng đẩy mạnh mở rộng mạng lưới hoạt động để cung cấp các sản phẩm tốt nhất đến khách hàng trên cả nước. Hiện nay, công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam có một mạng lưới rộng khắp với 11 điểm giao dịch tại 9 tỉnh thành. Bao gồm một trụ sở chính tại Hà Nội, bốn chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nằng, Cần Thơ, Vũng Tàu, ba phòng giao dịch tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Mỹ Hưng và bảy đại lý nhận lệnh tại Cần Thơ, Đồng Nai, Bình Dương, An Giang, Vũng Tàu, Phú Mỹ Hưng và Hải Dươ ng với gần 300 nhân viên làm việc trong cả hai khối nghiệp vụ và khối hỗ trợ. Trong số cán bộ nhân viên của công ty, số cán bộ nhân viên có trình độ khá đông: Có 8 tiến sỹ, 22 thạc sỹ, hơn 100 cán bộ có trình độ đại học và tương đương đại học, trong đó có 70 người đã có chứng chỉ h ành nghề kinh doanh chứng khoán [10]. VCBS có một đội ngũ cán bộ tâm

Một phần của tài liệu 1369 thực trạng và giải pháp hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty chứng khoán NH ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 37)

w