Xây dựng và tăng cường thực hiện cơ chế phối hợp giữa các ban ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 114 - 116)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoà

4.3.9. Xây dựng và tăng cường thực hiện cơ chế phối hợp giữa các ban ngành

ngành có liên quan

Cở sở đưa ra giải pháp: Một trong những nguyên nhân của những hạn chế trong công tác kiểm tra thuế đối với DN NQD tại CCT huyện Mỹ Đức là “Sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng trên địa bàn, giữa các ban ngành để trao đổi thông tin về NNT còn chưa được thường xuyên nên còn xảy ra tình trạng chồng chéo trong kiểm tra tại doanh nghiệp, thiếu thông tin khi phân tích rủi ro dẫn tới kết quả phân tích rủi ro không chính xác, hiệu quả kiểm tra không cao”. Chính vì vậy, việc xây dựng và tăng cường thực hiện cơ chế phối hợp giữa các ban ngành có liên quan là hết sức cần thiết.

Biện pháp thực hiện:

Thứ nhất:Phối hợp công tác kiểm tra về thuế giữa các cơ quan ban ngành để tránh kiểm tra chồng chéo tiết kiệm chi phí và thời gian cho NNT.

Để thực hiện cải cách hành chính trong các hoạt động quản lý của nhà nước với NNT đòi hỏi ngành thuế phải chủ động, phối hợp với các cơ quan kiểm tra có chung đối tượng để xây dựng quy chế phối hợp, chuẩn hoá các nội dung về kiểm tra gắn trách nhiệm của cơ quan thanh tra, kiểm tra với các kết luận thanh tra,kiểm tra của mình. Các thông tin này cần được thông báo trên một số phương tiện thông tin đại chúng, hoặc qua mạng để các cơ quan có liên quan có thể tìm

hiểu thuận lợi. Qua các phương tiện này, các cơ quan thanh tra, kiểm tra có thể thông báo cho nhau kế hoạch tiến hành các công việc để có thể phối hợp thành đoàn công tác chung có thể công nhận và sử dụng, thực hiện các biên bản, kết luận kiểm tra về thuế của nhau nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra nói chung, giảm phiền hà cho NNT và tiết kiệm chi phí thời gian trong công tác kiểm tra.

Thứ hai: Tăng cường sự phối kết hợp của các ban ngành khác có liên quan tại địa bàn trong công tác kiểm tra và xử lý sau kiểm tra liên quan đến NNT.

Địa bàn hoạt động sản xuất và kinh doanh của NNT rất rộng và liên quan đến nhiều đối tượng và các cơ quan quản lý nhà nước khác trong địa bàn huyện, nên để đạt được hiệu quả cao trong công tác kiểm tra và xử lý sau kiểm tra cơ quan thuế cần phối hợp với các cơ quan quản lý khác.

Phối hợp công an, toà án, viện kiểm sát để xây dựng chương trình phối hợp điều tra các trường hợp trốn thuế, gian lận thuế phối hợp xử lý và giải quyết các vụ việc liên quan đến truy tố xét xử NNT có hành vi trốn, gian lận về thuế bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Phối hợp với Ngân hàng, kho bạc nhà nước và các cơ quan khác của UBND Huyện trong việc chia sẻ các thông tin, tình hình về sản xuất kinh doanh NNT.

Chủ thể thực hiện:

Tất cả các cơ quan thuế từ trung ương tới địa phương đều phải có trách nhiệm phối hợp với các ban ngành trong việc quản lý NNT, cung cấp các thông tin, tài liệu theo đúng quy định của pháp luật.

Các cơ quan như cơ quan hải quan, ngân hàng, kho bạc, công an, tòa án, viện kiểm sát... có trách nhiệm phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan thuế khi có yêu cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 114 - 116)