Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 58)

3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Đề tài chọn điểm nghiên cứu là tại văn phòng chi cục thuế huyện Mỹ Đức, nơi thực hiện các nghiệp vụ và quản lý hồ sơ về kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Mỹ Đức. Đối tượng được chọn phục vụ nghiên cứu là các cán bộ trực tiếp và gián tiếp liên quan tới công tác kiểm tra thuế trong chi cục thuế huyện Mỹ Đức. Phỏng vấn các cán bộ thuế nhằm tìm hiểu về thực trạng công tác kiểm tra thuế và các hành vi vi phạm mà doanh nghiệp thường mắc phải. Đồng thời, phỏng vấn một số đại diện các doanh nghiệp chịu sự quản lý và kiểm tra thuế tại địa bàn huyện Mỹ Đức.

3.2.2. Nguồn số liệu

3.2.2.1. Nguồn số liệu thứ cấp

Đề tài nghiên cứu này, tôi sử dụng các thông tin thứ cấp trong các phần tính cấp thiết của đề tài, cơ sở thực tiễn, đặc điểm địa bàn nghiên cứu và kết quả nghiên cứu như: đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Mỹ Đức, tp Hà Nội; bộ máy tổ chức, kết quả quản lý công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đó là căn cứ quan trọng cho việc mô tả thực trạng vấn đề nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu, từ đó đề ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Các số liệu và thông tin thứ cấp được trích dẫn từ các nguồn: website của Tổng cục, Cục thuế, Chi cục thuế; các tạp chí kinh tế tài chính; báo cáo tổng kết của UBND huyện Mỹ Đức, của CCT huyện Mỹ Đức; trên ứng dụng Quản lý thuế, phần mềm thanh tra kiểm tra, phần mềm phân tích rủi ro về thuế... có liên quan đến đề tài.

3.2.2.2. Nguồn số liệu sơ cấp

Thông tin sơ cấp được lấy từ kết quả phiếu điều tra, phỏng vấn cán bộ quản lý, công chức làm công tác kiểm tra, công chức không làm công tác kiểm tra tại chi cục thuế huyện Mỹ Đức, các doanh nghiệp do Chi cục thuế Mỹ Đức quản lý.

Đối tượng thu thập thông tin sơ cấp gồm 4 nhóm:

- Nhóm thứ nhất là Ban lãnh đạo chi cục thuế huyện Mỹ Đức. Đối với đối tượng này do tính chất công việc nên có thể không thường xuyên có mặt tại chi cục và không có nhiều thời gian nên sẽ kết hợp trực tiếp phỏng vấn và dùng bảng hỏi để điều tra. Đặc biệt là đánh giá về kết quả kiểm tra, thái độ, năng lực, phẩm

chất đạo đức và kỹ năng giao tiếp ứng xử, chuyên môn nghiệp vụ và tác phong làm việc của cán bộ kiểm tra thuế. Tại CCCT Mỹ Đức ban lãnh đạo chi cục gồm 2 cán bộ, tác giả sẽ điều tra, phỏng vấn 2/2 cán bộ.

- Nhóm thứ hai là nhân viên các đội, bộ phận triển khai các hoạt động về kiểm tra thuế của chi cục, các đội kiểm tra thuế (phỏng vấn cả người làm việc lâu năm và người làm việc ít năm) để tìm hiểu quy trình thủ tục kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng như những vi phạm thường gặp của các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động và kê khai, tính và nộp thuế. Tại CCT Mỹ Đức có 6 cán bộ làm công tác kiểm tra thuế đối với DN NQD. Tác giã sẽ tiến hành điều tra, phỏng vấn, thu thập thông tin tài liệu, số liệu từ 6/6 cán bộ này phục vụ việc phân tích, đánh giá trong luận văn.

- Nhóm thứ ba là các cán bộ trong chi cục không làm công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp NQD để đánh giá khách quan khả năng của đội kiểm tra thuế. Trong đó đánh giá chủ yếu theo 3 mức từ tốt, khá, trung bình.

Phỏng vấn chi tiết về năng lực kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế với các tiêu chí: năng lực kiểm tra, phân loại hồ sơ khai thuế; năng lực xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế; năng lực xử lý sau khi người nộp thuế đã giải trình; năng lực xử lý đối với người nộp thuế không giải trình và năng lực tổng hợp báo cáo.

Phỏng vấn cán bộ thuế về năng lực kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế bao gồm: năng lực phân tích rủi ro, năng lực thực hiện kiểm tra thuế; năng lực lập biên bản kiểm tra; năng lực xử lý kết quả kiểm tra thuế; và năng lực tổng hợp báo cáo.

Đối với nhóm này, tác giả điều tra phỏng vấn 20 CB, CC; bởi năm 2018 số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong chi cục là 43 người, ngoài 8 cán bộ, công chức thuộc 2 nhóm một và hai thì 20 CB, CC này mới làm tại các đội, các bộ phận liên quan tới doanh nghiệp, mới có thể đánh giá về công tác kiểm tra thuế đối với DN NQD. Còn 15 CB, CC, người lao động còn lại làm tại bộ phận hành chính, bảo vệ, phục vụ hay các đội thuế liên xã không liên quan tới DN.

- Nhóm thứ tư là các chủ doanh nghiệp, kế toán của các doanh nghiệp thực hiện quyền và nghĩa vụ về thuế tại CCT huyện Mỹ Đức. Chủ yếu là phỏng vấn sâu để tìm hiểu về những vướng mắc của các doanh nghiệp trong công tác kiểm tra thuế của chi cục, các vấn đề phát sinh sau kiểm tra như nộp nợ, bổ sung điều chỉnh hồ sơ tài liệu…. Và đánh giá của doanh nghiệp về công tác tuyên truyền hỗ trợ hướng dẫn người nộp thuế, về công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp; Đánh giá về trình độ, năng lực cán bộ kiểm tra thuế.

2 đối tượng này là những người trực tiếp theo dõi hoạt động SXKD của DN trên sổ sách kế toán, chịu trách nhiệm về mặt pháp lý của DN trong lĩnh vực thuế; thường xuyên giao dịch, báo cáo với cơ quan thuế về tình hình hoạt động SXKD của DN.

Tác giả điều tra, phỏng vấn chọn mẫu 30 DN trên tất cả các lĩnh vực hoạt động là đại diện cho tất cả các DN đang hoạt động do CCT Mỹ Đức quản lý. Với số lượng DN do CCT Mỹ Đức quản lý ít, địa bàn trải dài, các DN nằm cách xa nhau, thời gian làm luận văn ngắn và thời gian để có thể tiếp cận, điều tra phỏng vấn tại các DN rất lớn, nên tác giả đã lựa chọn 30 DN làm mẫu điều tra phục vụ luận văn.

Để khái quát nguồn số liệu sơ cấp phục vụ làm luận văn tác giả tổng hợp dưới bảng sau:

Bảng 3.7. Bảng tổng hợp mẫu điều tra

Đối tượng điều tra Số lượng mẫu Phương pháp chọn Phương pháp điều tra

Nội dung cơ bản

1. Ban lãnh đạo CCT Mỹ Đức 2 -Toàn bộ lãnh đạo - Phỏng vấn trực tiếp - Dùng bảng câu hỏi

- Đánh giá về kết quả kiểm tra, thái độ, năng lực, phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và tác phong làm việc của cán bộ kiểm tra thuế. 2. Cán bộ làm công tác kiểm tra thuế 6 - CB làm công tác kiểm tra thuế lâu năm. - CB mới làm công tác kiểm tra (KT) thuế. - Phỏng vấn - Thu thập số liệu, báo cáo - Dùng bảng câu hỏi

- Quy trình kiểm tra thuế; - Cách thức thực hiện kiểm tra thuế;

- Các hành vi vi phạm; - Kết quả, hiệu quả kiểm tra thuế. 3. Cán bộ trong chi cục không làm công tác kiểm tra thuế 20 - Chọn mẫu các CB thuộc các bộ phận chức năng khác có liên quan tới doanh nghiệp NQD

- Phỏng vấn - Bảng câu hỏi

- Năng lực kiểm tra thuế tại trụ sở CQT;

- Năng lực kiểm tra thuế tại trụ sở NNT;

- Kết quả, hiệu quả kiểm tra thuế.

4.Doanh nghiệp NQD chịu sự quản lý tại CCT Mỹ Đức 30 - Chọn mẫu theo loại hình doanh nghiệp - Phỏng vấn - Bảng câu hỏi - Thu thập số liệu - Những vướng mắc trong quá tình KT thuế;

- Các vấn đề phát sinh sau kiểm tra;

- Đánh giá công tác tuyên truyền hỗ trợ của CQT; - Đánh giá trình độ năng lực của cán bộ kiểm tra;

- Đánh giá công tác kiểm tra thuế. Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm (2018)

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

3.2.3.1.Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả các đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Cùng với phân tích đồ hoạ đơn giản, tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau: Biểu diễn dữ liệu bằng đồ hoạ trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu; Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu; Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu. Phương pháp này dùng để mô tả các hiện tượng, các thực trạng trong quá trình thực hiện kiểm tra thuế đối với các Doanh nghiệp, rồi biểu diễn qua hệ thống các bảng biểu đồ thị, từ đó rút ra những nhận xét, kết luận.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp này được sử dụng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng đã được lượng hóa có cùng nội dung, tính chất tương tự để xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu, nội dung nghiên cứu. Từ đó biết được kết quả kỳ sau so với kỳ trước, hay bình quân giữa các kỳ, đó là cơ sở để có điều chỉnh thích hợp hay đưa ra dự báo trong tương lai.

3.2.3.3. Phương pháp phỏng vấn

Phương pháp này được sử dụng để đánh giá hiệu quả công tác kiểm tra thuế tại huyện Mỹ Đức.

3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu phân tích và xử lý số liệu

3.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả, hiệu quả công tác kiểm tra thuế đã được tiến hành.

Một là, tình hình thực hiện kế hoạch kiểm tra như: tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về số đối tượng kiểm tra so với kế hoạch năm; tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về kết quả thu ngân sách, tỷ lệ hoàn thành theo kế hoạch thời gian kiểm tra so với kế hoạch năm; tỷ lệ kiểm tra hàng năm so với tổng số đối tượng kiểm tra…

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch

kiểm tra (%) =

Số DN đã được kiểm tra tại trụ sở NNT

x 100 Số DN đã được lập kế hoạch kiểm tra tại trụ

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch

kiểm tra (%) =

Số DN đã được kiểm tra tại trụ sở CQT

x 100 Số DN đã được lập kế hoạch kiểm tra tại trụ

CQT

Tỷ lệ hoàn thành dự toán thu NSNN (%) =

Số thuế truy thu qua kiểm tra

x 100 Dự toán được giao số thuế truy thu qua

kiểm tra

Tỷ lệ DN đã kiểm tra (%) =

Số DN đã kiểm tra trong năm

x 100 Tổng số doanh nghiệp quản lý

Hai là, tình hình vi phạm pháp luật thuế đã phát hiện qua kiểm tra: đánh giá theo loại tiêu chí này thường dựa vào các chỉ tiêu như: tỷ lệ vi phạm pháp luật thuế/ tổng số đối tượng kiểm tra. Tổng số tiền thuế truy thu qua kiểm tra, số tiền thuế truy thu bình quân/ đối tượng kiểm tra. Tỷ lệ số DN vi phạm của từng loại thuế trên số DN vi phạm. Tổng số tiền thuế truy thu của từng sắc thuế trên tổng số thuế truy thu…

Tỷ lệ vi phạm pháp luật thuế (%) =

Số DN vi phạm phát hiện khi kiểm tra

x 100 Tổng số DN được kiểm tra

Số tiền thuế truy thu bình quân một đối tượng

kiểm tra (đồng) =

Tổng số tiền thuế truy thu

x 100 Tổng số DN được kiểm tra

Tổng số tiền thuế truy thu qua kiểm tra = truy thu thuế GTGT+ truy thu thuế TNDN+...

Ba là, chi phí vật chất và thời gian cho kiểm tra: đánh giá tiêu chí này thường dựa vào các chỉ tiêu như: thời gian bình quân 1 cuộc kiểm tra; số đối tượng được kiểm tra bình quân/cán bộ kiểm tra hàng năm; chi phí bằng tiền trực tiếp cho kiểm tra;

Thời gian bình quân của một cuộc kiểm tra

(ngày)

=

Tổng số thời gian kiểm tra Số DN đã được kiểm tra

Bình quân cán bộ cho một cuộc kiểm tra (người) =

Tổng số cán bộ kiểm tra Số DN đã được kiểm tra

Bốn là, hiệu quả trực tiếp của kiểm tra: đánh giá theo loại tiêu chí này thường dựa vào các chỉ tiêu như: chi phí kiểm tra so với số thuế truy thu được đã nộp NSNN; tỷ lệ giữ nguyên, sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định truy thu thuế theo biên bản kiểm tra thuế; tỷ lệ các trường hợp đối tượng kiểm tra chấp nhận hoàn toàn kết luận kiểm tra; tỷ lệ số thuế truy thu được nộp vào NSNN/tổng số thuế truy thu.

Tỷ lệ chi phí kiểm tra so với số thuế truy thu đã nộp

NSNN (%)

=

Tổng chi phí phục vụ cho kiểm tra

x 100 Số thuế truy thu đã nộp NSNN

Tỷ lệ giữ nguyên, sửa đổi, huỷ bỏ quyết định truy thu

thuế (%)

= Số quyết định truy thu bị huỷ bỏ, sửa đổi x 100 Tổng số quyết định truy thu được ban hành

Tỷ lệ số thuế truy thu đã nộp NSNN

(%)

= Số thuế truy thu đã nộp NSNN x 100 Tổng số thuế truy thu theo quyết định

Trên thực tế đa số các chỉ tiêu không thực sự phản ánh rõ hiệu quả kinh tế của công tác kiểm tra. Bên cạnh việc tính toán chỉ tiêu này trong năm, để đánh giá chính xác hơn tính hiệu quả, cần phải so sánh với những năm trước để đánh giá xu hướng biến động của các chỉ tiêu, có như vậy mới thấy rõ những tiến bộ của từng khâu trong công tác kiểm tra thuế.

Năm là, sự chuyển biến về ý thức tuân thủ pháp luật thuế. Tiêu chí này có thể đo lường được thông qua so sánh tỷ lệ tuân thủ pháp luật thuế của đối tượng kiểm tra qua các năm, đặc biệt là những đối tượng đã được kiểm tra (mức độ tái phạm).

Tỷ lệ tuân thủ pháp luật thuế của các đối tượng kiểm tra qua các năm (%)

= Số DN vi phạm qua kiểm tra năm sau x 100 Số DN vi phạm qua kiểm tra năm trước

Tỷ lệ thuế truy thu của các đối tượng kiểm tra

qua các năm (%) =

Số thuế truy thu qua kiểm tra năm sau

x 100 Số thuế truy thu qua kiểm tra năm trước

sự công bằng giữa các đối tượng nộp thuế; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Có thể đánh giá tác dụng này thông qua xem xét tỷ lệ đối tượng vi phạm bị xử lý truy thu thuế và xử phạt hành chính thuế (chia theo hình thức xử phạt).

Tỷ lệ vi phạm pháp luật thuế (%) =

Số DN vi phạm phát hiện khi kiểm tra

x 100 Tổng số DN được kiểm tra

Bảy là, tác dụng trong việc phòng chống tham nhũng trong nội bộ cơ quan quản lý thuế và tạo lòng tin của nhân dân vào hoạt động kiểm tra thuế. Có thể đánh giá tác dụng này thông qua xem xét tỷ lệ cán bộ thuế vi phạm pháp luật trong kiểm tra; tỷ lệ cán bộ thuế vi phạm pháp luật bị xử lý (chia theo hình thức); những vụ việc vi phạm quan trọng và nhạy cảm được phát hiện và xử lý.

Tỷ lệ cán bộ thuế vi phạm trong kiểm

tra (%)

=

Số cán bộ vi phạm trong kiểm tra bị xử lý

x 100 Tổng số cán bộ tham gia kiểm tra

Hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả kiểm tra đánh giá theo kỳ (tháng, quý, năm) và được chia theo sắc thuế; theo hình thức kiểm tra; theo loại đối tượng nộp thuế và từng nội dung kiểm tra tương ứng.

3.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện số lượng và chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 58)