Thực trạng thực hiện các nội dung kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 69 - 77)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc

4.1.3. Thực trạng thực hiện các nội dung kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp

ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế huyện Mỹ Đức

4.1.3.1. Kiểm tra việc chấp hành những quy định về đăng ký thuế

- Việc kiểm tra việc chấp hành những qui định về đăng ký thuế được thực hiện thường xuyên liên tục, từ khi doanh nghiệp được cấp MST để đăng kí kinh doanh. Qua thực tế kiểm tra tại Chi cục thuế huyện Mỹ Đức 100% số doanh

nghiệp đang hoạt động trên địa bàn được kiểm tra về đăng ký kinh doanh. Hiện nay Chi cục thuế đã phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội, phòng Tài chính kế hoạch huyện Mỹ Đức liên thông thông tin về tình hình đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp để Chi cục thuế cập nhật những thông tin về thời gian hoạt động, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, địa điểm kinh doanh, vốn, người đại diện theo pháp luật hình thức kế toán áp dụng, tài khoản giao dịch.

Đối với các doanh nghiệp thành lập mới thì điều kiện về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế, chưa đáng ứng và đúng như trong đăng ký kinh doanh.

Đối với các DN này, CCT Mỹ Đức chưa đồng ý cho DN sử dụng hóa đơn hoặc chỉ được sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế, sử dụng hóa đơn điện tử. Vì đây là rủi ro rất lớn, các doanh nghiệp có thể thành lập ra chỉ để mua bán hóa đơn mà không có hoạt động sản xuất kinh doanh, mua thật bán thật hàng hóa dịch vụ.

Đối với các DN đã đáp ứng đủ các chỉ tiêu như trong đăng ký kinh doanh chi cục thuế Mỹ Đức hướng dẫn, hỗ trợ DN để thực hiện đầy đủ chính sách pháp luật về thuế.

Trong quá trình kiểm tra tại bàn và kiểm tra tại DN cán bộ kiểm tra phải thường xuyên rà soát để theo dõi tình hình thay đổi các chỉ tiêu trên đăng ký kinh doanh của DN nhằm phát hiện kịp thời các thay đổi làm ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp, quy mô, lĩnh vực SXKD, chủ sở hữu DN, các chỉ tiêu có dấu hiệu rủi ro cao về thuế.

-Cùng với đó đội Kiểm tra Thuế- Chi cục Thuế Mỹ Đức đã xử lý 100% hồ sơ phát sinh về đăng ký thuế theo yêu cầu của doanh nghiệp và các đội thuế có liên quan qua các năm. Cụ thể:

Bảng 4.2. Bảng tổng hợp số doanh nghiệp đã kiểm tra về đăng ký thuế theo yêu cầu từ năm 2015-2018.

Chỉ tiêu

Số DN phải kiểm tra Số DN đã kiểm tra

Năm

2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1. Chấm dứt hiệu lực

MST 5 0 2 8 5 0 2 8

2. Khôi phục MST 2 3 3 4 2 3 3 4 3. Người nộp thuế

không hoạt động tại

địa chỉ đã đăng ký 19 32 26 42 19 32 26 42 Nguồn: Chi cục thuế Huyện Mỹ Đức (2015-2018)

Qua bảng số liệu ta thấy số DN nộp hồ sơ xin chấm dứt hiệu lực MST và khôi phục MST để tiếp tục hoạt động SXKD không nhiều, trong khi số DN không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký liên tục tăng qua các năm, đặc biệt trong năm 2018 đội Kiểm tra thuế - Chi cục thuế Mỹ Đức đã làm thủ tục đóng cửa MST của 42 doanh nghiệp do không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký. Điều này thể hiện ý thức chấp hành pháp luật thuế của các DN chưa cao, các DN không tự giác đi làm thủ tục chấm dứt hiệu lực MST theo quy định của pháp luật mà tự ý bỏ địa chỉ kinh doanh không khai báo.

4.1.3.2. Kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ

Nội dung kiểm tra này được thực hiện ở bước 4 quy trình kiểm tra tại trụ sở NNT thực hiện tại CCT Mỹ Đức hoặc khi đối chiếu số liệu người nộp thuế giải trình bổ sung thông tin tài liệu khi tiến hành kiểm tra tại trụ sở CQT.

Cán bộ kiểm tra thuế sau khi yêu cầu cung cấp sổ sách hóa đơn chứng từ thì thực hiện kiểm tra theo các yếu tố rủi ro đã phân tích.

- Kiểm tra việc thực hiện Luật Kế toán của các cơ sở kinh doanh. Kiểm tra việc mở sổ kế toán, việc quản lý sử dụng các loại chứng từ hoá đơn theo đúng chế độ quy định, hình thức hạch toán kế toán, chế độ ghi chép, cập nhật hoá đơn, chứng từ có đúng với quy định của pháp luật hay không, số liệu có phù hợp giữa sổ tổng hợp và sổ chi tiết không, có phản ánh đúng kết quả sản xuất kinh doanh hay không. Từ đó kiểm tra, đối chiếu số thuế phải nộp của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế;

- Kiểm tra việc lập và sử dụng các loại chứng từ, hoá đơn có liên quan đến việc tính thuế. Nội dung kiểm tra chứng từ hoá đơn là xác định tính hợp pháp hợp lý, tính trung thực của từng loại hoá đơn, chứng từ có liên quan như hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho, phiếu thu, phiếu chi, giấy nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước qua kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán, sổ sách chứng từ hoá đơn bảo đảm chính xác các căn cứ tính thuế, ngăn chặn kịp thời việc hạch toán sai để trốn thuế, gian lận thuế.

Qua thực tế kiểm tra tại CCT Mỹ Đức 100% các doanh nghiệp khi tiến hành kiểm tra tại trụ sở NNT đều được kiểm tra nội dung này. Và đa phần trong số đó vô tình hay cố ý, hoặc do trình độ yếu kém mà dẫn tới vi phạm.

4.1.3.3. Kiểm tra việc thực hiện kê khai thuế, tính thuế và nộp thuế

trình kiểm tra tại trụ sở CQT và trụ sở NNT. Cán bộ thuế thực hiện rà soát kiểm tra hồ sơ khai thuế của người nộp thuế như tờ khai GTGT, tờ khai quyết toán thuế TNDN, tờ khai quyết toán thuế TNCN, báo cáo tài chính, giấy nộp tiền, biên lai thu thuế…để tìm ra các điểm nghi vấn. Đối với kiểm tra tại trụ sở CQT cán bộ thuế thực hiện yêu cầu giải trình bổ sung thông tin tài liệu để làm rõ các nghi ngờ trong phân tích, từ đó chấp nhận số đơn vị kê khai, tính, nộp thuế hoặc không chấp nhận, yêu cầu điều chỉnh hoặc truy thu…Đối với kiểm tra tại trụ sở NNT, sau khi rà soát hồ sơ tại bàn thực hiện phân tích thông tin NNT, để đưa ra các nghi ngờ cần phân tích, từ đó tới DN thực hiện đối chiếu với sổ sách, hóa đơn chứng từ tại công ty để xác định doanh nghiệp khai, tính và nộp thuế đúng hay không, từ đó đưa ra biện pháp xử lý phù hợp.

Theo kết quả khảo sát số liệu tại Đội Kiểm tra thuế - Chi cục Thuế huyện Mỹ Đức thì nội dung kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán hóa đơn, chứng từ và việc kê khai, tính thuế và nộp thuế đối với doanh nghiệp thường tập trung đi sâu vào kiểm tra 2 sắc thuế chính mà các doanh nghiệp thường sai phạm, đó là thuế Giá trị gia tăng (GTGT), thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN).

* Nội dung kiểm tra thuế GTGT:

- Kiểm tra nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo quy định tại điều 14 Thông tư 219/TT-BTC ngày 31/12/3013 của Bộ Tài chính.

- Kiểm tra điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo quy định tại điều 14 Thông tư 219/TT-BTC ngày 31/12/3013 của Bộ tài chính, cụ thể:

+ Điều kiện về hóa đơn, chứng từ hợp pháp của hàng hoá, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu.

+ Điều kiện chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hoá nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên.

- Kiểm tra điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu theo quy định tại điều 15 Thông tư 219/TT-BTC ngày 31/12/3013 của Bộ tài chính như: hợp đồng xuất khẩu, tờ khai hải quan và chứng từ thanh toán qua ngân hàng.

Kết quả thống kê số liệu tại Chi cục Thuế Mỹ Đức cho thấy, những sai phạm chủ yếu của DN khi kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào là:

hoạt động SXKD;

+ Kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với các hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp có dấu hiệu mua bán hoá đơn, doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh...;

+ Kê khai trùng hoá đơn đầu vào (kê khai đầu vào 2 lần);

+ Kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với chứng từ đầu vào không hợp pháp.

+ Kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hoá đơn mua vào từ 20 triệu đồng trở lên không thực hiện thanh toán qua ngân hàng;

- Kiểm tra việc kê khai thuế GTGT đầu ra.

+ Kiểm tra việc áp dụng thuế suất hàng hóa dịch vụ bán ra (Hiện nay ở nước ta đang áp dụng 3 mức thuế suất thuế GTGT là 0%, 5%, 10% và một số trường hợp không chịu thuế GTGT).

Các sai phạm chủ yếu thường liên quan đến các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu áp dụng thuế suất 0%. Toàn bộ hoặc một phần hàng hoá, dịch vụ không đảm bảo thủ tục thực xuất khẩu vẫn kê khai thuế suất 0%;

+ Kiểm tra về khai thiếu, khai không đúng thuế GTGT đầu ra;

+ Kê khai thuế GTGT đầu ra theo tỷ giá quy đổi thấp hơn tỷ giá liên Ngân hàng tại thời điểm phát sinh doanh thu;

+ Không xuất hóa đơn, không kê khai thuế GTGT đầu ra đối với khối lượng công việc xây dựng, lắp đặt đã hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao... (đối với hoạt động xây dựng cơ bản);

+ Không xuất hóa đơn, không kê khai thuế GTGT đầu ra đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng;

+ Kê khai sai kỳ tính thuế: lập hóa đơn không đúng thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa hoặc thời điểm dịch vụ hoàn thành;

+ Kiểm tra việc xác định đối tượng chịu thuế và không chịu thuế GTGT. * Nội dung kiểm tra thuế TNDN

- Kiểm tra tính kịp thời, đầy đủ trong việc kê khai các khoản doanh thu, thu nhập khác phát sinh.

+ Ghi nhận doanh thu không đúng trong kỳ tính thuế: ví dụ: hoá đơn xuất vào tháng 12 nhưng kê khai doanh thu vào tháng 1 năm sau.

+ Xuất bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không xuất hóa đơn (chủ yếu ở lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, khai thác tài nguyên, kinh doanh ăn uống, kinh doanh vận tải,..)

+ Kê khai doanh thu theo tỷ giá quy đổi thấp hơn tỷ giá liên Ngân hàng tại thời điểm phát sinh doanh thu.

+ Thanh lý TSCĐ, bán phế liệu, phế phẩm không ghi nhận vào thu nhập khác (hạch toán giảm chi phí).

+ Bán TSCĐ là ô tô, phương tiện vận tải cho cá nhân thấp hơn giá trị còn lại để giảm số thuế phải nộp.

+ Không hoàn nhập các khoản dự phòng theo chế độ quy định phát sinh trong kỳ.

- Kiểm tra các khoản chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN: Các sai phạm của DN thường gặp khi hạch toán chi phí:

+ Tính chi phí nguyên vật liệu vượt định mức; + Trích khấu hao TSCĐ sai chế độ quy định;

+ Hạch toán chi phí tiền lương cao hơn thực tế phải trả cho người lao động hoặc lập hợp đồng lao động khống để tính chi phí tiền lương;

+ Chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay;

+ Các khoản chi không có hóa đơn chứng từ theo quy định hoặc chứng từ không hợp pháp;

Tác giả đã chọn ngẫu nhiên 80 bộ hồ sơ kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp lưu tại Chi cục Thuế huyện Mỹ Đức; 80 hồ sơ khai thuế được kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế để thống kê hành vi vi phạm phát hiện qua kiểm tra (mỗi năm chọn 40 bộ- 20 bộ kiểm tra tại trụ sở NNT, 20 bộ kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế). Kết quả thống kê được thể hiện ở bảng 4.3 dưới đây:

Bảng 4.3. Các hành vi vi phạm luật thuế của các doanh nghiệp giai đoạn 2015-2018 TT Hành vi vi phạm Số lần vi phạm qua các năm So sánh (%) Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2016/ 2015 2017/ 2016 2018/ 2017 BQ I Hành vi vi phạm thủ tục về thuế 12 11 10 7 92 91 70 84 1. Khai không đúng, không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ khai thuế

12 11 10 7 92 91 70 84

II Hành vi khai sai làm tăng

số thuế được hoàn 1 1 1 1 100 100 100 100

III

Hành vi vi phạm về khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp, tăng số thuế được khấu trừ

52 53 43 47 102 81 109 97

1. Hạch toán vào chi phí khoản chi không được tính trừ vào TNCT

11 12 10 9 109 83 90 94

2. Vi phạm về điều kiện khấu trừ thuế GTGT (kê sai số học, kê trùng, kê khai các hóa đơn không đủ ĐK khấu trừ)

9 9 8 8 100 89 100 96

3. Kê khai doanh thu XDCB chậm so với thời gian quy định

3 5 3 4 167 60 133 110

4. Kê khai thiếu doanh thu

bán hàng hóa dịch vụ 1 2 0 2 200 0 0 5. Hạch toán chi phí NVL

vượt định mức 8 7 6 7 88 86 117 96

6. Kê khai khống chi phí

tiền lương, tiền công 20 18 16 17 90 89 106 95 IV Hành vi trốn thuế, gian lận

thuế 4 6 3 2 150 50 67 79

Tổng cộng 69 71 57 57 103 80 100 94

Kết quả thống kê cho thấy: Các sai phạm của doanh nghiệp chủ yếu là hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được khấu trừ, trong đó các lỗi vi phạm ảnh hưởng đến thuế thu nhập doanh nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất, cụ thể: Năm 2015: 52 lần/tổng số 69 lần phát hiện qua kiểm tra; năm 2016: 53 lần/tổng số 71 lần phát hiện qua kiểm tra; năm 2017: 43 lần/tổng số 57 lần phát hiện qua kiểm tra; năm 2018: 47 lần/tổng số 57 lần phát hiện qua kiểm tra. Song, có thể thấy mức độ tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp đã được nâng cao dần, cụ thể là số lần vi phạm của các hành vi đã được giảm rõ rệt: Các hành vi vi phạm về thuế giảm bình quân 6% qua 4 năm, trong đó: hành vi vi phạm về thủ tục: giảm bình quân 16% qua 4 năm (2015-2018), hành vi khai sai làm tăng số thuế được hoàn không có xu hướng tăng, giảm trong 4 năm (2015-2018), hành vi vi phạm về khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp, tăng số thuế được khấu trừ giảm bình quân 3% qua 4 năm (2015- 2018), hành vi trốn thuế, gian lận thuế giảm 21% qua 4 năm. Tuy nhiên, thủ đoạn trốn thuế gian lận thuế ngày càng tinh vi và phức tạp hơn gây khó khăn cho công tác kiểm tra thuế.

Như vậy, qua bảng số liệu ta thấy các hành vi vi phạm luật thuế của các doanh nghiệp giai đoạn 2015-2018 có xu hướng giảm, mặc dù số lượng và tỷ lệ giảm không nhiều. Hành vi kê khai khống tiền lương, tiền công là hành vi mà doanh nghiệp vi phạm nhiều nhất, năm 2015 có tới 20/20 bộ hồ sơ kiểm tra tại trụ sở DN có vi phạm, năm 2016 là 18 hồ sơ, năm 2017 là 16 hồ sơ và năm 2018 là 17 hồ sơ. Mặc dù cơ quan thuế đã quản lý NNT theo MST nhưng còn rất lỏng lẻo, 1 cá nhân người lao động có thể có 1, 2 hoặc 3 MST, trên tờ khai quyết toán thuế TNCN vẫn chấp nhận khi doanh nghiệp chỉ kê khai phần chứng minh nhân dân mà không kê khai vào phần MST; ứng dụng hỗ trợ NNT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 69 - 77)