Kinh nghiệm kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 39 - 45)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn về công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp ngoà

2.2.1. Kinh nghiệm kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh của

của một số nước trên thế giới

2.2.1.1. Kinh nghiệm của Vương quốc Anh

Được thành lập từ năm 2005, Cơ quan Ngân sách và Hải quan Anh (HMRC) là cơ quan có thẩm quyền cao nhất về thuế và hải quan ở Anh. HMRC chịu trách nhiệm về các vấn đề như: quản lý thuế, thu thuế, trả thuế trực tiếp, gián tiếp và các khoản thu về tín dụng thuế…

Một là, HMRC đã xác minh thông tin từ người nộp thuế (NNT) và cơ quan thuế ở châu Âu để nhanh chóng đưa ra cảnh báo về các mối đe dọa đối với hệ thống thuế giá trị gia tăng (GTGT) ở Anh trong thời gian gần đây.

Hai là, HMRC đã tiến hành thanh tra, kiểm tra các khoản thanh toán thuế để ngăn chặn các vụ gian lận trong việc trả nợ tiền thuế của NNT. Trong hai năm 2012 và 2013, thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế, HMRC đã xử lý được 2,12 triệu trường hợp thanh toán hoàn trả tiền thuế, trong đó phát hiện được 190.996 trường hợp có dấu hiệu gian lận, trốn thuế cần được kiểm tra kỹ. Qua đó ngăn chặn kịp thời khoảng 579 triệu bảng tiền gian lận thuế (Đỗ Thơm, 2018).

Ba là, HMRC đã sử dụng hệ thống tự động bộ tín nhiệm để xác định nguy cơ gian lận thuế của NNT cũng như việc hoàn thuế GTGT. Theo đó, hệ thống này sẽ xác định đối tượng nộp thuế nằm trong nguy cơ gian lận hoàn thuế GTGT ở mức trung bình hoặc cao. Sau khi hệ thống tự động bộ tín nhiệm phân loại đối tượng gian lận thuế ở mức độ cụ thể, HMRC sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá về số tiền thuế GTGT được hoàn. Tiếp đến, HMRC sẽ liên lạc với khách hàng trước khi các khoản tiền hoàn thuế GTGT được chuyển đi. Các yếu tố được sử dụng trong hệ thống tự động bộ tín nhiệm để hoàn thuế GTGT bao gồm: Lịch sử và hoạt động kinh doanh của công ty; các xu hướng khai thuế GTGT trước đây; cung cấp thông tin về việc hoàn thuế hiện tại.

Bảng 2.1. Tình hình hoàn thuế giá trị gia tăng ở vương quốc Anh giai đoạn 2012-2013

Tình hình trả nợ Số lượng (% của 2,1 triệu trường hợp) (triệu bảng Anh) Giá trị

Đối tượng cần kiểm tra kỹ 190.996 (9%) 26 Các khoản hoàn thuế bị tạm

dừng/giảm bớt 16.861 (0.8%) 579

Nguồn: Phan Hải Linh (2014)

Bốn là, HMRC còn áp dụng các quy định xử phạt trong việc thanh tra, kiểm tra thuế. Đối với những NNT phát sinh khi không hoàn thành việc kê khai thuế, cố tình trốn thuế, gian lận thuế sẽ bị HMRC nhắc nhở và yêu cầu nộp tiền thuế cho cơ quan thuế. Nếu họ vẫn không nộp tiền thuế sẽ bị nộp một khoản tiền phạt nhất định tùy vào mức độ.

Năm là, HMRC sẽ công bố các khoản tiền phạt cụ thể đối với các đối tượng chậm nộp, khai hoàn thuế. Chẳng hạn, đối với thuế thu nhập cá nhân (TNCN),

NNT sẽ bị phạt 100 bảng nếu họ chậm kê khai nộp thuế với cơ quan thuế. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), NNT kê khai thuế muộn cũng bị phạt 100 bảng… Ngoài các hình phạt trên còn có các loại hình phạt khác như: phạt 30% nếu NNT không khai báo thuế và gửi trở lại cho HMRC; phạt 70% cho lỗi cố tình che giấu; phạt 100% do cố ý và cố gắng che giấu sai sót.

Tuy nhiên, ở Anh, NNT có thể đệ đơn khiếu nại về các khoản tiền phạt lên HMRC nếu họ có bằng chứng chứng minh những khoản tiền phạt này là phi lý. Thông thường, người bị nộp phạt tiền thuế ở Anh có thời hạn 30 ngày để đánh giá, xem xét lại hành vi của mình kể từ ngày được cơ quan thuế thông báo về số tiền phạt (Phan Hải Linh, 2014).

2.2.1.2. Kinh nghiệm của Canada

Ở Canada, cơ quan Thuế vụ Canada (CRA) có nhiệm vụ thi hành pháp luật thuế trên toàn lãnh thổ nước này. Hệ thống thuế của Canada được tổ chức hoạt động theo phương thức tự đánh giá, nghĩa là NNT tự kê khai nghĩa vụ nộp thuế cho cơ quan thuế theo mẫu quy định. Để tránh hành vi gian lận thuế, CRA đã tiến hành thanh tra, kiểm tra nghiêm túc quá trình kê khai của NNT. Ý thức được điều đó, CRA luôn coi thanh tra, kiểm tra thuế là hoạt động “kiểm tra sổ sách và hồ sơ để xác định chính xác đối tượng nộp thuế, các loại thuế, lãi suất và tiền phạt phải nộp theo quy định của pháp luật”. Các biện pháp cơ bản mà CRA đã áp dụng để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế gồm:

Một là, CRA đã tổ chức giám sát và duy trì hệ thống tự đánh giá thông qua Chương trình thực thi đặc biệt của CRA bằng các hình phạt cho sự thiếu trung thực của NNT (Phan Hải Linh, 2014)

Hai là, CRA đã đưa ra quy trình kiểm tra và thanh tra thuế khá chặt chẽ và nghiêm ngặt thông qua kiểm toán bàn và kiểm toán lĩnh vực.

- Kiểm toán bàn: Đây là phương pháp kiểm tra đơn giản nhất của CRA. Phương pháp này yêu cầu NNT đến cơ quan có thẩm quyền cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu để hỗ trợ đối chiếu với tờ khai thuế.

- Kiểm toán lĩnh vực: CRA cử cán bộ thuế đến làm việc trực tiếp với NNT để kiểm tra hồ sơ. Quy trình kiểm tra kiểm toán lĩnh vực được diễn ra cụ thể như sau: Cán bộ thuế của CRA thông báo cho NNT biết trước mục đích kiểm tra để họ chủ động sắp xếp thời gian làm việc với cán bộ thuế. Trong quá trình làm việc, tiếp xúc với NNT, cán bộ thuế của CRA phải trình thẻ nhận dạng cá nhân

để tránh hiện tượng giả danh cán bộ thuế. Đối với phạm vi kiểm tra phụ thuộc vào mức độ vi phạm của người nộp thuế để cân nhắc có nên kiểm toán mở rộng hay thu hẹp. CRA có thể kiểm tra mở rộng sổ sách của NNT thông qua hóa đơn bán hàng, hồ sơ vận chuyển và tiếp nhận, chứng từ mua hàng, tài khoản chi phí, hàng tồn kho, đầu tư, thỏa thuận, hợp đồng, sổ hẹn…(Phan Hải Linh, 2014).

2.2.1.3. Kinh nghiệm từ các quốc gia trong hiệp hội SGATAR

SGATAR viết tắt tiếng Anh của (Study Group on AsianTax admintration and Reseach) hiệp hội quản lý thuế các nước Châu Á gồm các nước (Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Singapo, Malaixia, Thái Lan, Philippin, Việt Nam, Hồng Công, Inđonêxia, Niudilân) cho thấy mô hình hiện đại hoá công tác quản lý thuế bao gồm 4 thành phần chủ yếu: chiến lược, tổ chức nhân sự, quy trình tác nghiệp và công nghệ. Trong các yếu tố đó chiến lược là yếu tố cơ bản của quá trình hiện đại hoá; với mục tiêu, chương trình và kế hoạch thực hiện cụ thể, rõ ràng và thống nhất gắn với từng nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận trong cơ quan thuế. Tổ chức nhân sự phải thay đổi phù hợp với mục tiêu mới, thay đổi nhận thức mới, phong cách làm việc mới của cán bộ công chức, tập trung đào tạo kỹ năng chuyên sâu, phương pháp nghiệp vụ mới cho tất cả cán bộ thuộc cơ quan thuế; Quy trình nghiệp vụ phải thay đổi theo hướng hiện đại, quản lý bằng kỹ thuật rũi ro; Công nghệ là trụ cột cơ bản của quá trình hiện đại hoá cơ quan thuế, vấn đề thiết yếu là công nghệ phải phù hợp và đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ, phù hợp với trình độ quản lý tổ chức của cơ quan thuế và trình độ kỹ năng của cán bộ thuế (Nguyễn Thị Tú, 2014).

Trong quá trình tiến hành cải cách và hiện đại hoá công tác quản lý thuế, các quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc SGATAR đều đặt trọng tâm vào việc hiện đại hoá công tác thanh tra, kiểm tra thuế cụ thể:

Về mục tiêu hiện đại hoá công tác kiểm tra thuế

Công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu, hiệu quả trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin để phân tích, đánh giá rủi ro, phân loại người nộp thuế; áp dụng hiệu quả các kỹ năng thanh tra, kiểm tra để phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi chuyển giá, gian lận thuế, trốn thuế, giải quyết chính xác, kịp thời các trường hợp khiếu nại, tố cáo về thuế của người nộp thuế (Bùi Thị Huế, 2015).

Một là, Cùng với việc tin học hoá ngành thuế, hệ thống thanh tra, kiểm tra thuế được trang bị đồng bộ hệ thống máy tính, khai thác mạng nội bộ, kết nối Internet, kết nối với hệ thống mạng của các cơ quan liên quan đến thanh tra, kiểm tra thuế.

Hai là, Xây dựng hệ thống tích hợp thông tin, dữ liệu từ DN (kê khai thuế, hoá đơn hàng hoá bán ra, báo cáo tài chính, báo cáo thu nhập) và thông tin bên ngoài (Ngân hàng và tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý vốn, cơ quan Hải quan, hiệp hội ngành nghề, cơ quan thống kê, cơ quan Cảnh sát...).

Ba là, Xây dựng hệ thống tiêu chí phục vụ kỹ thuật phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro. Đồng thời xây dựng các mô hình đánh giá rủi ro theo loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh và sắc thuế.

Bốn là, Đổi mới phương pháp, quy trình và chuẩn hoá nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế. Thiết kế phần mềm ứng dụng hỗ trợ nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế qua các khâu thu thập dữ liệu, chuyển đổi dữ liệu, phân tích xác định rủi ro, đối chiếu kiểm tra trên máy tính, lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra và thanh tra kiểm tra tại DN.

Năm là, Bổ sung, sửa đổi hệ thống luật cho phù hợp với quá trình xây dựng Chính phủ điện tử nói chung và hiện đại hoá ngành thuế nói riêng như: xây dựng các văn bản qui phạm pháp luật về TMĐT, về xác nhận chữ ký điện tử, bảo vệ bí mật; giao dịch hợp đồng trong môi trường TMĐT phi biên giới; xây dựng, bổ sung và sửa đổi các văn bản qui phạm liên quan tới thanh toán, giao dịch ngoại hối, chuyển tiền điện tử; quy định về kế toán điện tử, chứng từ thanh toán điện tử, về doanh nghiệp cung cấp dữ liệu điện tử cho cơ quan thuế; về trao đổi thông tin dữ liệu giữa các cơ quan Chính phủ...

Sáu là, đổi mới tổ chức và đào tạo cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế chuyên sâu theo các chuyên đề, lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh tạo được tính chuyên nghiệp trong công tác thanh tra kiểm tra, có chính sách đãi ngộ hợp lý như phụ cấp thâm niên cho cán bộ làm công tác kiểm tra (Nguyễn Thị Tú, 2014).

Về các giai đoạn hiện đại hoá công tác thanh tra, kiểm tra thuế

Theo Bùi Thị Huế, 2015: Các quốc gia trên thế giới mặc dù với trình độ và điều kiện phát triển khác nhau nhưng nhìn chung quá trình hiện đại hoá công tác thanh tra, kiểm tra thuế được chia thành các giai đoạn chính như sau

Giai đoạn 1: Cơ quan thuế các nước tập trung chủ yếu vào việc trang bị và sử dụng máy tính cho các chức năng xử lý dữ liệu về thuế, thay thế việc xử lý thủ công bởi các ứng dụng trên máy tính. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế vẫn thực hiện theo phương pháp thủ công truyền thống.

Giai đoạn 2: Nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đồng bộ. Xây dựng phương pháp, quy trình nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế dựa trên kỹ thuật quản lý rủi ro. Xây dựng các phần mềm ứng dụng hỗ trợ cho kỹ thuật phân tích, đánh giá rủi ro. Triển khai thí điểm kỹ thuật và mô hình thanh tra, kiểm tra mới ở một số địa phương. Thay đổi tổ chức bộ máy và đào tạo kỹ thuật chuyên sâu, phương pháp nghiệp vụ mới cho cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế. Trình Nhà nước bổ sung sửa đổi các quy định của pháp luật phù hợp với quá trình hiện đại hoá công tác quản lý thuế nói chung và công tác thanh tra, kiểm tra thuế nói riêng.

Giai đoạn 3: Hoàn thiện phương pháp, quy trình, kỹ thuật thanh tra, kiểm tra. Thiết kế các ứng dụng có tính tích hợp cao, khả năng trao đổi thông tin và xử lý dữ liệu tập trung ở mức cao. Triển khai diện rộng mô hình và kỹ thuật thanh tra, kiểm tra mới trên toàn quốc. Tiếp tục bổ sung sửa đổi hệ thống pháp luật đồng bộ, có những nước còn bổ sung chức năng điều tra cho thanh tra, kiểm tra thuế.

Giai đoạn 4: Hiện đại hoá ở mức rất cao

Khả năng tích hợp thông tin, dữ liệu về NNT ở mức cao, việc kiểm tra xác định nghi vấn đối với NNT phần lớn do công nghệ máy tính thực hiện; việc lựa chọn các đối tượng thanh tra kiểm tra cũng được thực hiện bằng công nghệ máy tính.

Mặc dù quá trình hiện đại hoá công tác thanh tra, kiểm tra thuế ở các nước có những bước đi khác nhau, nhưng nhìn chung đều phải trải qua các giai đoạn nêu trên. Hiện nay một số nước đã hoàn thành giai đoạn 3 và đang đi vào giai đoạn hiện đại hoá ở mức cao như: Hồng Kông, Nhật Bản, Australia, Các nước Đông Nam Á và Châu Á khác đều đã tiến hành hiện đại hoá công tác thanh tra, kiểm tra thuế và đang ở giữa hoặc cuối giai đoạn 2 như: Hàn Quốc, Singapo, Đài Loan , Philippin, Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia, Trung Quốc.

Nhìn chung Hiện đại hoá công tác thanh tra, kiểm tra thuế là khuynh hướng phổ biến trên thế giới. Bởi nó mang lại những lợi ích to lớn gồm:

Một là, cho NNT giảm mạnh những chi phí tuân thủ pháp luật về thuế chi phí về thủ tục hành chính, tiết kiệm về thời gian đối với NNT;

Hai là, cho cơ quan thuế giảm chi phí hành chính, chi phí nguồn lực, tăng chất lượng, hiệu quả và hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra thuế;

Ba là, cho Nhà nước đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng về thuế, phù hợp với thông lệ quốc tế, nâng cao khả năng hội nhập kinh tế quốc tế và tăng thu cho NSNN (Nguyễn Thị Tú, 2014).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 39 - 45)