Biện pháp phòng và điều trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh suy giảm hô hấp do vi khuẩn ornithobacterium rhinotracheale gây ra trên gà thả vườn tại ba vì, hà nội và biện pháp phòng trị (Trang 33 - 36)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.6. Biện pháp phòng và điều trị

2.6.1. Phịng bệnh

+ Quy trình chăm sóc

ORT gây bệnh với tỷ lệ bùng phát thành dịch khá cao và các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn sinh học nên được sử dụng để ngăn chặn lây lan ra toàn đàn. Tuy nhiên sau khi toàn trang trại đã bị nhiễm, ORT trở thành dịch địa phương, đặc biệt là ở các trang trại nhiều lứa gà trong cùng một khu vực và trang trại chăn nuôi với mật độ chăn nuôi lớn (Roepke et al., 1998; Hafez and Schulze, 2003).

+ Phòng bệnh bằng vacxin

Phòng bệnh bằng vacxin trên gà thịt bằng vacxin vô hoạt được khuyến cáo là hiệu quả (van Empel, 1998; Van Veen et al., 2004). Nhưng đương nhiên nó khơng có tính thực tiễn ở các gà thương phẩm. Vacxin dành cho gà thịt giống là vacxin vơ hoạt bổ sung kích thích sản sinh kháng thể cho gà bố mẹ (Cauwerts et al., 2002; Bisschop et al., 2004), đủ để bảo vệ đàn gà con cháu khi cơng cường độc thí nghiệm ở gà trên 4 tuần (van Empel, 1998) và làm giảm tỷ lệ chết cũng như tỷ lệ mắc lại ở thế hệ gà con cháu từ người nuôi. Hơn nữa, việc sử dụng cách phun đối với vacxin sống ở 14 ngày tuổi kết quả cho tỷ lệ viêm túi khí và viêm phổi thấp nhất khi cơng cường độc.

Schuijffel et al. (2005) đã chứng minh rằng khả năng tạo miễn dịch chéo chống lại các chủng ORT khác nhau có thể được sinh ra nhờ tiêm vacxin sống ở gia cầm. Các gen mã hóa 8 kháng nguyên tạo phản ứng chéo được khuếch đại, nhân bản trong một vector biểu hiện, đưa vào E.Coli. Protein tái tổ hợp với một khối lượng phân tử nằm trong khoảng 35,9-62,9 kDa được trọn lẫn và thử nghiệm như một loại vacxin.

Sprenger et al. (1998) đã chủng vacxin cho gà tây 6 tuần tuổi với một loại vacxin sống hoặc tiêm dưới da với một loại vaccine ORT vô hoạt và công cường độc bằng đường khí quản với ORT sống ở 14 hoặc 21 tuần tuổi. Hiện tượng viêm túi khí và viêm phổi thường thấy thấp hơn so với các gà không chủng vacxin sau công cường độc; ORT lưu lại trong đàn gà khơng chủng vacxin ở nhóm chủng vacxin thì khơng hoặc gà khơng công cường độc.

Một chủng đột biến do nhạy cảm với nhiệt độ của ORT được phát triển và được sử dụng như vacxin sống cho đàn gà tây (Lopes et al., 2002). Đàn gà tây

được sử dụng vacxin lúc 5 ngày tuổi qua đường nước uống và công cường độc sau 7 ngày dùng vacxin. Những con được dùng vacxin có những biểu hiện bệnh tích đại thể được đánh giá thấp hơn đáng kể, cũng như một tỷ lệ thấp hơn bị phân lập lại và số lượng thấp hơn đơn vị khác của ORT ở mỗi gram mô phổi so với những con khơng dùng vacxin, có khả năng bảo hộ cho gà tây nhưng khơng thí nghiệm kiểm chứng nào được thực hiện mà cho kết quả là có giá trị và hiệu quả, tính an tồn của chủng này (Hafez et al., 1999).

Chủng vacxin cho gà tây với chủng tự sinh vô hoạt đã thành công trong việc làm giảm sự bùng phát dịch ORT trên gà tây ở Israel (Bock et al., 1997).

Roepke (1996) đã sử dụng một chủng vacxin sống tư sinh theo đường uống cho gà tây ở 6 tuần tuổi kết quả cho thấy cũng có hiệu quả làm giảm mức độ tổn thương và tỷ lệ gây chết khi chúng trưởng thành. Điều rất thú vị ở đây là ngay sau đó đàn gà này được chủng bằng đường phun sương với vacxin sống phòng bệnh Newcastle mà khơng gặp bất kỳ vấn đề gì.

Do khả năng gây nhiễm với rất nhiều chủng khác nhau nên việc sử dụng nhiều chủng vi khuẩn trong vacxin là rất cần thiết.

2.6.2. Điều trị

Nói chung, các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn trong chăn ni gia cầm có thể được điều trị hoặc kiểm soát bằng kháng sinh kết hợp với các biện pháp vệ sinh. Tuy nhiên, việc điều trị ORT bằng kháng sinh gặp rất nhiều khó khăn bởi rất nhiều chủng của ORT có khả năng làm giảm độ nhạy hoặc có tính kháng cao với nhiều loại kháng sinh. Tính nhậy cảm với thuốc kháng sinh của ORT phụ thuộc vào các loài gia cầm mắc bệnh và vùng địa lý. Các chủng ORT phân lập ở Châu Âu thường đề kháng với Trimethoprim/Sulphonamide, Gentamycin, Spectinomycin, Neomycin, Enrofloxacin và Colistin (Van Beek, 1994; Hafez, 1996; van Empel, 2002) nhạy cảm với Ampicillin, Ceftiofur, Doxycyline, Lincomycin, Tetracycline, Chloramphenicol, Amoxycillin, Penicillin và Tylosin (Hafez, 1996). Ở hầu hết các vùng trên thế giới, ORT nhạy cảm với Doxycycline và Tetracycline (Van Beek, 1994; Hafez, 1996). Tính nhạy cảm với kháng sinh còn phụ thuộc vào chế độ sử dụng kháng sinh ở ngành chăn nuôi gia cầm ở các quốc gia, khu vực khác nhau. Ví dụ: ở một số quốc gia, trứng thường được nhúng vào một loại kháng sinh như Enrofloxacin thì gần như tất cả các chủng sẽ có thể kháng với kháng sinh đó.

Năm 2002, Hafez báo cáo rằng cho uống Amoxicillin pha với liều 250ppm cho 3 – 7 ngày cho kết quả khá tốt ở nhiều trường hợp và việc sử dụng Chlortetracycline với liều 500ppm pha nước uống 4 – 5 ngày cũng cho hiệu quả. Một vài trường hợp, tiêm Tetracycline và Penicillin cũng cho hiệu quả cao.

Ngoài ra, theo một số nghiên cứu ở các nước như Đức, Mỹ thì các chủng phân lập ở mỗi nước sẽ có độ mẫn cảm khác nhau với một số loại kháng sinh như Ampicillin, Erythromycin, Tylosin, Neomycin,…(Hinz et al., 1994). Khi gây bệnh nhẹ, ở giai đoạn đầu chỉ cần cho tổng đàn uống kháng sinh Amoxycilin hoặc Ampicillin với liều 25mg/ kg thể trọng liên tục trong 3 – 5 ngày. Nếu bệnh tiến triển nhanh và nặng thì ngồi việc cho uống kháng sinh với liều lượng và liệu trình như trên cần phải tiêm thêm Gentamycine với liều 8mg/ kg thể trọng.

Trong điều trị bệnh do ORT, việc chăm sóc tốt và bổ sung các vitamin và khoáng chất rất quan trọng. Việc giữ cho tiểu khí hậu chuồng ni, mơi trường xung quanh được thơng thống, sạch sẽ là rất cần thiết, giúp công tác điều trị bệnh đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh suy giảm hô hấp do vi khuẩn ornithobacterium rhinotracheale gây ra trên gà thả vườn tại ba vì, hà nội và biện pháp phòng trị (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)