Nguồn gốc mẫu Số lượng mẫu
(con) Nhóm gà 3-6 tuần Gà thịt Gà đẻ Cẩm Lĩnh 16 7 3 6 Ba Trại 14 6 3 5 Thụy An 17 8 3 6 Cam Thượng 11 5 2 4 Tổng 58 26 11 21
Kết quả bảng 4.1 cho thấy: các nhóm gà khác nhau thì nguy cơ nhiễm bệnh do ORT là khác nhau. Trong tổng số 58 mẫu (con) thu thập được có 26 con ở độ tuổi 3-6 tuần tuổi; 11 con gà đẻ và 21 con gà thịt. Như vậy, ta thấy nhóm gà nghi nhiễm ORT nhiều nhất là gà 3-6 tuần sau đó đến gà đẻ và gà thịt là có số lượng nghi nhiễm thấp nhất. Trong 4 xã thu thập được mẫu thì xã Thụy An có số lượng gà nghi nhiễm nhiều nhất với 17 con; tiếp đến là xã Cẩm Lĩnh, có 16 con; sau đến xã Ba Trại với 14 con và cuối cùng là xã Cam Thượng với 11 con.
Từ những gà nghi nhiễm ORT chúng tôi tiến hành mổ khám, lấy mẫu bệnh phẩm ở bộ phận tập chung nhiều vi khuẩn nhất như: phổi, khí quản, túi khí, dịch Swab chiết tách DNA và tiến hành thực hiện phản ứng PCR với cặp mồi đặc hiệu để kiểm tra có hay khơng DNA của vi khuẩn ORT. Kết quả phản ứng PCR thực thể hiện thơng qua hình 4.1.
Hình 4.1. Kết quả điện di sản phẩm phản ứng PCR
M. 100bp DNA ladder; 7. Đối chứng dương (ONL); 6. Đối chứng âm; 1, 2, 3, 4, 5, 8 là mẫu cần giám định
Kết quả hình 4.1 cho thấy: giếng số 7 là giếng đối chứng dương lên vạch cho sản phẩm PCR nhỏ hơn 800bp (khoảng 784bp như trong thiết kế cặp mồi đặc hiệu). Giếng số 6 là giếng đối chứng âm không lên vạch như trong thiết kế cặp mồi đặc hiệu; chứng tỏ phản ứng đặc hiệu, cho độ tin cậy cao trong quá trình phân tích và đánh giá kết quả. Các giếng 1, 2, 3, 4, 5, 8 là các giếng chứa mẫu cần giám định. Trong đó, giếng số 1, 2, 3, 4, 5 lên vạch, cho sản phẩm PCR nhỏ hơn 800bp (khoảng 784bp), như vậy trong mẫu có chứa DNA của vi khuẩn ORT. Giếng số 8 không lên vạch chứng tỏ trong mẫu khơng có chứa DNA của vi khuẩn ORT. Tổng hợp kết quả chẩn đoán các mẫu dương tính chúng tơi thu được bảng 4.2.