0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Một số đặc điểm của bệnh do ORT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CỦA BỆNH SUY GIẢM HÔ HẤP DO VI KHUẨN ORNITHOBACTERIUM RHINOTRACHEALE GÂY RA TRÊN GÀ THẢ VƯỜN TẠI BA VÌ, HÀ NỘI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ (Trang 26 -26 )

2.4.1. Triệu chứng của gà mắc bệnh do ORT

Triệu chứng lâm sàng, trong suốt giai đoạn bệnh và tỷ lệ chết vì bệnh do ORT ở các ổ dịch bùng phát diễn biến khá đa dạng. Chúng thường chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố môi trường như quản lý chăm sóc kém, độ thông thoáng kém, mật độ nuôi cao, hàm lượng NH3 cao, chất lót nền kém, ghép bệnh và chủng loại mầm bệnh thứ phát (Charlton et al., 1993; Hinz et al., 1994).

tuổi với tỷ lệ chết vào khoảng 2-10% với các triệu chứng ủ rũ, giảm ăn, giảm tăng trọng, tăng tiết dịch và vẩy mỏ, kèm theo các hiện tượng phù mặt (Sprenger

et al., 1998). ORT có thể là nguyên nhân gây chết đột ngột (dưới 20% trong 2

ngày) ở gà con với sự nhiễm trùng não và xương sọ kèm theo hoặc không kèm theo các triệu chứng hô hấp.

Ở giống gà bố mẹ, bệnh thường xảy ra ở giai đoạn đầu của gà đang đẻ đạt đỉnh hay ngay trước khi đưa gà lên chuồng đẻ. Có sự tăng nhẹ tỷ lệ chết, giảm ăn và các triệu chứng hô hấp nhẹ. Tỷ lệ chết thường biến động và ít có liên hệ ở các ca không bị ghép bệnh. Có thể gặp các biểu hiện giảm đẻ, giảm kích thước trứng và chất lượng vỏ trứng kém. Tỷ lệ có phôi và khả năng ấp nở cũng có thể bị ảnh hưởng (Chin et al., 2008).

Ở gà đẻ thương phẩm, giảm đẻ, tăng trứng méo và tăng tỷ lệ chết có liên quan tới nhiễm ORT.

Roepke (1996) đã tìm ra rằng các triệu chứng bệnh và tỷ lệ chết cao hơn ở các gà tây trưởng thành và các gà con chủ yếu chỉ có các triệu chứng thông thường. Ở một số trường hợp, gà con mắc bệnh từ 2 đến 8 tuần tuổi. Tỷ lệ chết thường trong khoảng 1-15% trong pha cấp (8 ngày), nhưng tỷ lệ nhiễm có thể tăng cao với tỷ lệ chết tới 50% (De Rosa et al., 1996; Back et al., 1998).

Các triệu chứng ban đầu bao gồm ho, vẩy mỏ và kèm theo dịch nhầy. Ở một số trường hợp có hiện tượng trụy hô hấp nặng, khó thở, vươn cổ và viêm xoang mũi (Charlton et al., 1993). Các triệu chứng sẽ kéo dài hiện tượng giảm ăn và giảm uống nước. Ở đàn gà tây giống, cũng có hiện tượng giảm đẻ và tăng tỷ lệ ấp nở không đạt tiêu chuẩn.

ORT được báo cáo là nguyên nhân gây ra các triệu chứng thần kinh hoặc liệt do viêm màng não, viêm xương và viêm tủy xương ở gà và gà tây (Moreno et al., 2009).

2.4.2. Bệnh tích của gà mắc bệnh do ORT

Bệnh tích đại thể

Ở gà thương phẩm, các tổn thương đại thể thường gặp bao gồm: viêm phổi, viêm màng phổi và viêm túi khi. Khi giết thịt hoặc kiểm tra sau giết mổ sẽ thấy dịch dạng bọt, màu trắng, chất dịch tiết này có màu giống sữa chua và có thể thấy rõ trong các túi khí (thùy túi bụng trước), hầu hết các tổn thương chỉ tiến triển ở một bên thùy phổi. Ở gà có thể có hiện tượng phù thũng dưới da mặt, tại các điểm tiếp giáp với sụn gây ra viêm đầu, viêm xương, viêm xương

tủy và viêm màng não được báo cáo thấy ở gà (Van Empel and Hafez, 1999; Moreno et al., 2009).

Ở gà tây, có hiện tượng phù và viêm một bên thùy phổi hoặc đối xứng 2 bên với các tơ huyết trên màng phổi. Ngoài ra, có thể có các hiện tượng viêm mủ tơ huyết gây viêm túi khí, ngoại tâm mạc, màng bao tim và khí quản. Trong một số trường hợp, gan và lách có thể sưng cũng như có sự biến đổi ở cơ tim có thể quan sát được. Hiện tượng nhiễm khuẩn tại khớp, xương sống có thể bắt gặp ở gà lớn (Hinz et al., 1994; Sprenger et al., 1998).

Bệnh tích vi thể

Các tổn thương vi thể gặp hầu hết tại phổi, màng phổi và túi khí. Phổi sung huyết, trong tất cả nhu mô có một lượng lớn hỗn hợp các fibrin lẫn với đại thực bào và tế bào heterophil (bạch cầu trung tính) nằm tự do trong lòng các mao mạch, phế nang và đoạn cuống phổi. Sự khuyếch tán và thâm nhiễm các đại thực bào với số lượng ít hơn các tế bào heterophil.

Ở trung tâm các lòng cuống phổi và nhu mô lân cận, các ổ hoại tử lan rộng. Ổ hoại tử thường chứa đầy hỗn hợp của các tế bào hoại tử, heterophil thâm nhiễm hoặc chất tiết, và có thể có sự phân tán thành các cụm nhỏ của vi khuẩn. Do có các cục huyết khối nên nhiều mao mạch bị căng phồng. Màng phổi và túi khí có thể dày lên và phù nề do lắng đọng tơ huyết ở các kẽ, sự xâm nhiễm của các tế bào bạch cầu trung tính, rải rác các ổ hoại tử nhỏ có sự thâm nhiễm của các bạch cầu trung tính và xơ hóa (Charlton et al., 1993).

2.5. CHẨN ĐOÁN

2.5.1. Chẩn đoán lâm sàng

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng: ủ rũ, giảm ăn, giảm uống nước, ở gà đẻ có hiện tượng giảm đẻ, tỷ lệ trứng ấp nở không đạt tiêu chuẩn.

Các triệu chứng điển hình của bệnh hô hấp phức hợp trên gà như: ho, vẩy mỏ kèm theo dịch nhầy, một số trường hợp có hiện tượng trụy hô hấp, khó thở, vươn cổ và viêm xoang mũi.

Bệnh tích điển hình như viêm phổi hóa mủ, viêm màng phổi, viêm túi khí, túi khí dày lên, gan lách có thể sưng.

2.5.2. Phân lập, nuôi cấy vi khuẩn

Các mô, cơ quan như phổi, khí quan, túi khí được xem là tối ưu nhất khi sử dụng để phân lập được ORT. Ngoài ra, xoang dưới hốc mắt và hốc mũi

cũng là những vị trí phù hợp phục vụ cho việc nuôi cấy, nhưng ORT dễ dàng bị bao phủ bởi sự phát triển quá nhanh của các vi khuẩn khác. Nuôi cấy vi khuẩn từ máu tim và mô của gan dưới các điều kiện thực tế cho kết quả âm tính, mặc dù trước đó vi khuẩn đã được phân lập từ các cơ quan cũng như ở các khớp xương, não, buồng trứng và ống dẫn trứng sau khi gây bệnh thực nghiệm (Hassanzadeh et al., 2010).

ORT cũng có thể được phân lập một cách thông thường, trên thạch máu thường hoặc thạch chocolate (Charlton et al., 1993). Khuẩn lạc phát triển tốt trong 24 giờ, nhưng tốt nhất nên giữ các đĩa gây nhiễm từ 48-72 giờ trong điều kiện không khí làm giàu 5-10% CO2. Khuẩn lạc sẽ xuất hiện có kích thước từ đầu định ghim tới nhỏ (đường kính khoảng 1-2mm), màu xám tới trắng, mặt lồi và cạnh sắc nét. Nhuộm Gram cho kết quả vi khuẩn Gram âm đa hình thái đặc trưng. Khuẩn lạc âm tính với catalase và dương tính với oxidase. Nuôi cấy ORT thuần khiết có mùi riêng biệt, tương tự như mùi acid butyric. Các thử nghiệm bổ sung là rất cần thiết để xác định các đặc tính của ORT (Charlton et al., 1993; Hassanzadeh et al., 2010).

Trong các mẫu bị tạp nhiễm với sự phát triển nhanh của các vi khuẩn khác

như E.coli, Proteus sp hoặc Pseudomonas sp, khuẩn lạc ORT có thể phát triển

quá mức và rất khó để xác định khi kiểm tra thường xuyên. Vì đã chứng minh được rằng hầu hết các ORT đều kháng Gentamycin, nên khuyến khích sử dụng 10µg Gentamycin cho mỗi ml môi trường thạch máu để có thể phân lập được ORT từ các mẫu bị tạp nhiễm. Thạch máu có chứa 5µg/ ml Gentamycin và Polymixin B cũng cho hiệu quả tốt (Charlton et al., 1993).

Kiểm tra ngưng kết nhanh trên phiến kính cũng được sử dụng cho mục đích chẩn đoán. Trong một nghiên cứu với 112 mẫu phân lập, tuy nhiên hiện tượng tự ngưng kết thường xuất hiện (Charlton et al., 1993; Soriano et al., 2002; Zahra et al., 2013).

Kiểm tra Accelerated Graphics Port (AGP) sử dụng kháng huyết thanh dương tính đã biết có thể sử dụng để xác định và định type ORT đã phân lập (Charlton et al., 1993).

Một phương pháp khác được sử dụng để phát hiện các chủng phân lập nghi ngờ là PCR.

2.5.3. Phát hiện kháng nguyên

lấy từ các gà mắc bệnh nặng. Ngoài ra, xét nghiệm bằng miễn dịch huỳnh quang cũng đã được sử dụng để phát hiện ORT trên gà. Sau đó, van Veen et al. (2000) đã thấy rằng các xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang và kỹ thuật peroxidase-anti peroxidase (PAP) nhạy cảm như nhau. Sử dụng các xét nghiệm này có thể xác định một tỷ lệ nhiễm ORT cao ở đàn gà thịt sau giết mổ khi so sánh với các phương pháp chẩn đoán thông thường như huyết thanh học và vi khuẩn học (Charlton et al., 1993; Hassanzadeh et al., 2010).

2.5.4. Huyết thanh học

Huyết thanh học rất hữu dụng trong việc giám sát cũng như hỗ trợ chẩn đoán bệnh do ORT.

Các phản ứng kiểm tra ngưng kết huyết thanh trên tấm (SPAT) được sử dụng như một xét nghiệm nhanh cho việc phát hiện các kháng thể chống lại ORT. Tuy nhiên, SPAT chỉ phát hiện được 65% gia cầm bị nhiễm bệnh trong hai tuần đầu gây nhiễm và giảm đáng kể ở các thời gian tiếp theo. Điều này cho thấy SPAT chỉ phát hiện được kháng thể IgM, loại chỉ có khả năng gây ngưng kết với một kháng nguyên đặc hiệu. Hầu hết các SPAT chỉ phản ứng với một serotype nhất định, dù cho phản ứng chéo xảy ra.

ELISA đã được phát triển bằng sử dụng các serotype khác nhau và chiết tách kháng nguyên của ORT. Kháng nguyên cô đặc được sử dụng cho việc định type, có khả năng cho những kết quả chính xác nhất cho các serotype cụ thể. Ngược lại kháng thể SDS chiết tách và dịch tiết từ lớp màng protein của ORT sẽ cho kết quả nhiều phản ứng kháng chéo, cho phép phát hiện các kháng thể chống lại của nhiều serotype khác nhau trong cùng một lần xét nghiệm.

Điều tra thực địa sử dụng các kỹ thuật ELISA hoặc bộ kit ELISA thương mại (VDPro ® CSFV AB C-ELISA) rất hữu dụng khi theo dõi đàn gia cầm và chẩn đoán mắc ORT.

Erganiş et al. (2002) phát triển phương pháp DIA (Dot Immunobinding Assay), một xét nghiệm dường như ít nhạy hơn so với các xét nghiệm ngưng kết khác.

2.5.5. Chẩn đoán phân biệt

Các tổn thương do ORT gây ra trên hệ thống hô hấp khá giống với các nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp khác như E.coli, Pasteurella mutocida, Ranatipestifer, Haemophilus paragallinarum và Chlamydophyla psittaci...

Bệnh Cúm gia cầm

Gia cầm chết ác tính, chết đột ngột, chết nhiều, chết giống ngộ độc với tỷ lệ chết từ 20%-100%.

Gà thường sốt cao, ủ rũ, bỏ ăn uống, giảm đẻ, suy yếu và đứng tụ lại thành từng đám, lông xù, xơ xác, vùng da không có lông và da chân xung huyết màu thâm tím.

Gà có các triệu chứng cảm mạo như chảy nước mũi, dịch nhày màu xám, khó thở, vươn cổ để thở, thở khò khè, hắt hơi. Con vật chảy nước mắt, viêm kết mạc mắt, nhắm mắt. Sưng phù đầu, mào tích sưng phù, màu tím sẫm.

Con vật có triệu chứng thần kinh: co giật, mất thăng bằng, vận động xoay tròn. Gà bị ỉa chảy.

Bệnh CRD

Những triệu chứng chung nhất trong đàn gia cầm trưởng thành mắc bệnh tự nhiên bao gồm: khí quản có tiếng ral, chảy nước mũi và ho; thức ăn tiêu thụ giảm, giảm tăng trọng.

Trong các đàn gà đẻ, sản lượng trứng giảm và thường giữ ở mức thấp. Một số các biểu hiện khác gồm: sưng khớp, què, mất điều hòa thần kinh, sưng đầu, sưng phù mí mắt, chảy nước mắt, kém ăn, mỏ và chân khô, chân kém bóng láng.

Bệnh Newcastle

Trong đàn xuất hiện một số con ủ rũ, kém hoạt động, bỏ ăn lông xù lên, cánh xã như khoác áo tơi. Gà con chậm chạp, thường đứng tụ lại thành đám, gà lớn tách đàn thích đứng một mình, con trống thôi gáy, con mái ngừng đẻ. Trên nền chuồng thấy xuất hiện nhiều bãi phân trắng như phân cò. Gà thường sốt cao 42,5 - 43oC.

Sau khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên, gà lờ đờ rồi trở lên khó thở trầm trọng. Từ trong mũi chảy ra một chất nhớt màu đỏ nhạt hoặc trắng xám hơi nhớt. Gà bệnh hắt hơi, vẩy mỏ liên tục thường kêu thành tiếng ‘‘toác toác“; bệnh nặng gà không thở được bằng mũi; do có nhiều fibrin màu xám xẫm ở niêm mạc miệng, hầu, họng, xoang mũi cho nên gà phải vươn cổ, há mỏ ra để thở. Xung quanh mặt và đầu thường bị phù thũng.

Gà bệnh bị rối loạn tiêu hóa trầm trọng: gà bỏ ăn, uống nhiều nước. Thức ăn ở diều không tiêu, nhão ra do lên men, sờ tay vào diều như sờ vào túi bột. Khi cầm chân gà dốc ngược lên từ mồm sẽ chảy ra một chất nước nhớt, mùi chua khắm. Con vật ỉa chảy lúc đầu còn đặc, có thể lẫn máu, mầu nâu sẫm; sau loãng

dần có màu trắng xám do chứa nhiều muối urat. Lông đuôi gà bẩn, dính bết phân. Niêm mạc hậu môn xuất huyết có những tia máu đỏ.

Mào, yếm gà bị ứa máu màu tím bầm trong thời gian khó thở, sau chuyển màu tái dần do mất máu. Gà bị run cơ, cổ nghẹo, liệt chân và cánh, biểu hiện tư thế opisthotonus.

Bệnh IB (Viêm phế quản truyền nhiễm)

Gà con có triệu chứng hô hấp rất đặc trưng: thở khó, thở khò khè ngắt quãng, ho, hắt hơi, chảy nước mũi, chảy nước mắt, xoang bị sưng to, viêm hầu họng làm cho con vật khó thở. Gà mệt mỏi thường nằm tụm lại dưới nguồn nhiệt. Gà giảm ăn và tăng trọng giảm rõ rệt.

Gà trên 6 tuần tuổi và chim trưởng thành cũng có triệu chứng tương tự trên, nhưng hiện tượng chảy nước mũi không phải là triệu chứng thường gặp. Gà có hiện tượng sưng mặt.

Gà thịt thương phẩm mắc phải một trong những chủng virus gây bệnh ở thận có thể qua khỏi giai đoạn bệnh ở đường hô hấp, nhưng sau đó trở nên yếu ớt, mệt mỏi, lông xù, phân ướt, uống nhiều nước.

Gà đẻ, tỷ lệ đẻ và chất lượng trứng giảm là triệu chứng đặc trưng bên cạnh những triệu chứng ở đường hô hấp, có thể ngừng đẻ hoặc tỷ lệ đẻ giảm 10-50%. Tỷ lệ trứng dị hình tăng lên, tỷ lệ ấp nở giảm. Chất lượng bên trong quả trứng cũng bị giảm sút. Lòng trắng lỏng và nhiều nước, không có ranh giới rõ ràng giữa lòng trắng đặc (phần bao quanh lòng đỏ) và lòng trắng lỏng.

Bệnh ILT (Viêm thanh quản truyền nhiễm)

Gà chảy nước mũi, có mủ, khò khè, ho, thở khó. Ban đầu gà kém ăn, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi. Từ khóe mắt, hốc mũi dịch nhớt chảy ra khô thì quánh lại. Sau 1-2 ngày bệnh trầm trọng hơn. Do khó thở, con vật thường vươn cổ, từng lúc ho khan hoặc há mỏ nuốt không khí. Nếu ổ viêm tập trung ở vùng hầu họng có thể nghe thấy tiếng ran ướt khi con vật thở. Gà ngày càng khó thở, ho và hắt hơi bắn ra ngoài niêm dịch đặc có lẫn máu. Trên mỏ, mặt, lông gà có các vệt máu. Nếu vạch miệng gà, có thể thấy trên niêm mạc miệng và hầu họng có những lớp màng giả màu vàng xám, to nhỏ không đều, dễ bóc. Nhiều trường hợp màng giả phủ kín cả niêm mạc hầu họng. Bệnh ở thể cấp tính, tỷ lệ mắc lên đến 100% và tỷ lệ chết khoảng 50%-100%.

Ở thể bệnh nhẹ gà giảm tỷ lệ đẻ (10-40%), chảy nước mắt, viêm và xuất huyết kết mạc mắt, xoang dưới mắt sưng to, chảy nước mũi.

2.6. BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ 2.6.1. Phòng bệnh 2.6.1. Phòng bệnh

+ Quy trình chăm sóc

ORT gây bệnh với tỷ lệ bùng phát thành dịch khá cao và các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn sinh học nên được sử dụng để ngăn chặn lây lan ra toàn đàn. Tuy nhiên sau khi toàn trang trại đã bị nhiễm, ORT trở thành dịch địa phương, đặc biệt là ở các trang trại nhiều lứa gà trong cùng một khu vực và trang trại chăn nuôi với mật độ chăn nuôi lớn (Roepke et al., 1998; Hafez and Schulze, 2003).

+ Phòng bệnh bằng vacxin

Phòng bệnh bằng vacxin trên gà thịt bằng vacxin vô hoạt được khuyến cáo là hiệu quả (van Empel, 1998; Van Veen et al., 2004). Nhưng đương nhiên nó không có tính thực tiễn ở các gà thương phẩm. Vacxin dành cho gà thịt giống là vacxin vô hoạt bổ sung kích thích sản sinh kháng thể cho gà bố mẹ (Cauwerts et al., 2002; Bisschop et al., 2004), đủ để bảo vệ đàn gà con cháu khi công cường độc thí nghiệm ở gà trên 4 tuần (van Empel, 1998) và làm giảm tỷ lệ chết cũng như tỷ lệ mắc lại ở thế hệ gà con cháu từ người nuôi. Hơn nữa, việc sử dụng cách

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CỦA BỆNH SUY GIẢM HÔ HẤP DO VI KHUẨN ORNITHOBACTERIUM RHINOTRACHEALE GÂY RA TRÊN GÀ THẢ VƯỜN TẠI BA VÌ, HÀ NỘI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ (Trang 26 -26 )

×