Tình hình nhiễm ORT theo mùa vụ tại huyện Ba Vì, Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh suy giảm hô hấp do vi khuẩn ornithobacterium rhinotracheale gây ra trên gà thả vườn tại ba vì, hà nội và biện pháp phòng trị (Trang 57 - 66)

Mùa Vụ Tuổi (tuần) Số theo dõi (con) Số nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Số chết (con) Tỷ lệ chết (%) Thu - Đông 0 – 6 102 53 51,96 34 33,33 7 – 20 71 35 49,30 11 15,49 > 20 62 29 46,77 8 12,90 Đông - Xuân 0 – 6 119 68 57,14 42 35,29 7 – 20 76 43 56,58 13 17,11 >20 68 32 47,06 9 13,24 Xuân - Hè 0 – 6 37 16 43,24 9 24,32 7 – 20 28 12 42,86 4 14,29 > 20 26 8 30,77 3 11,54

Kết quả bảng 4.6 cho thấy, trong 3 mùa vụ theo dõi thì tỷ lệ nhiễm bệnh do ORT gây ra trên đàn gà ni tại Ba Vì, Hà Nội vụ Đông- Xuân là cao nhất, tỷ lệ nhiễm trung bình là 54,37%, trong đó nhóm gà từ 0 – 6 tuần tuổi vẫn có tỷ lệ

nhiễm cao nhất, chiếm 57,14% (68/119), tiếp theo là nhóm gà từ 7 – 20 tuần tuổi chiếm 56,58% (43/76) và gà trên 20 tuần tuổi chiếm thấp nhất là 47,06% (32/68).

Vụ Thu – Đơng là vụ có tỷ lệ nhiễm cao thứ 2, tỷ lệ nhiễm trung bình chiếm 49,47% trong đó nhóm gà từ 0 – 6 tuần tuổi chiếm 51,96% (53/102), tiếp theo đến là gà từ 7 – 20 tuần tuổi chiếm 49,30% (35/71) và ở gà lớn hơn 20 tuần tuổi chiếm 46,77% (29/62).

Vào mùa Xuân – Hè, tỷ lệ nhiễm bệnh suy giảm hô hấp do vi khuẩn ORT là thấp nhất và trung bình chiếm 39,56%. Trong đó, tỷ lệ nhiễm ở gà từ 0 – 6 tuần tuổi là 43,24% (16/37), gà từ 7 – 20 tuần tuổi chiếm 42,86% (12/28) và gà trên 20 tuần tuổi là 30,77% (8/26).

Hình 4.10. Tỷ lệ mắc bệnh do ORT theo mùa vụ

Đồng thời qua hình 4.10 chúng ta thấy rằng: trong 3 vụ, vụ Đơng Xn có tỷ lệ chết cao nhất, trung bình chiếm khoảng 24,33%, tiếp theo là vụ thu đơng với tỷ lệ 22,55%. Vụ xuân hè có tỷ lệ chết thấp nhất, chỉ khoảng 17,58%.

Cụ thể như sau: đối với vụ Đông Xuân, vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột, từ rét, lạnh chuyển sang tiết trời mát mẻ, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển, chế độ chăm sóc và dinh dưỡng chưa tốt, sức chống chịu của con vật suy giảm nên tỷ lệ chết ở gà 0 – 6 tuần tuổi là 35,29% (42/119), gà 7 – 20 tuần tuổi là 17,11% (13/76), gà trên 20 tuần tuổi là 13,24% (9/68).

Tỷ lệ chết của gà 0 – 6 tuần tuổi ở vụ Thu – Đông là 33,33% (34/102), thấp hơn vụ Đông - Xuân. Và tỷ lệ chết của gà 7 – 20 tuần tuổi là 15,49% (11/71), và của gà trên 20 tuần tuổi là 12,90% (8/62).

Ở vụ Xuân - Hè, tỷ lệ chết là thấp nhất trong 3 vụ với tỷ lệ chết trung bình khoảng 17,58%, trong đó gà từ 0 – 6 tuần tuổi chiếm 24,32% (9/37), gà từ 7 – 20 tuần tuổi là 14,29% (4/28), gà trên 20 tuần tuổi khoảng 11,54% (3/26).

Kết quả trên cũng có liên quan tới sức đề kháng của vi khuẩn ORT với nhiệt độ. Cụ thể hơn là vi khuẩn ORT có thể sống 1 ngày ở 37oC, 6 ngày ở 22oC, 40 ngày ở 4oC và ít nhất là 150 ngày ở - 102oC. Sự tồn tại của ORT ở nhiệt độ thấp có liên quan tới sự bùng phát các trường hợp bệnh tập trung vào các tháng mùa đông trong năm. Chúng không thể tồn tại quá 24 giờ ở 42oC do đó mà vào các tháng mùa hè thường rất ít gặp sự bùng phát bệnh do ORT.

Từ kết quả trên chúng tôi khuyến cáo người chăn ni gà nên có những biện pháp phịng bệnh thích hợp khi có sự chuyển mùa hợp đặc biệt là khi thời tiết chuyển từ thời tiết ấm áp sang lạnh. Nên tăng sức đề kháng, khẩu phần thức ăn thích hợp cho đàn gà ni đồng thời phải chú ý tới vệ sinh chuồng trại nhằm ngăn ngừa mầm bệnh mầm bệnh xâm nhập từ tự nhiên vào đàn gà, mặt khác nên chú ý đến thiết kê chuồng trại cho phù hợp và đảm bảo che năng, mưa, và gió lùa tuy nhiên cũng phải đảm bảo độ thơng thống.

4.2.3. Tình hình mắc bệnh do ORT theo truyền thồng chăn nuôi

Để đánh giá tình hình nhiễm bệnh do ORT theo truyền thống chăn nuôi trên đàn gà ni tại Huyện Ba Vì, Hà Nội, chúng tơi tiến hành điều tra tại các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện, kết quả thu được tổng hợp và trình bày qua bảng 4.7.

Bảng 4.7. Kết quả điều tra tình hình nhiễm bệnh do ORT trên đàn gà ni tại huyện Ba Vì theo truyền thống chăn ni

Truyền thống nuôi gà Số hộ điều tra Số điều tra (con) Tỷ lệ mắc Tỷ lệ chết Số mắc (con) Tỷ lệ mắc (%) Số chết (con) Tỷ lệ chết (%) 1-5 năm 20 293 171 58,36 78 26,62 6-10 năm 20 176 83 47,16 36 20,45 11-15 năm 20 120 42 35,00 19 15,83 Tổng 589 296 50,25 133 22,58

Kết quả bảng 4.7 cho thấy: trong tổng số 589 con gà được theo dõi, tỷ lệ nhiễm bệnh do ORT theo truyền thống chăn nuôi với thời gian 1-5 chiếm tỷ lệ cao nhất 58,36% (171/293), tiếp đến là thời gian chăn nuôi từ 6-10 năm chiếm 47,16% (83/176). Nhóm có tỷ lệ mắc gà nhiễm bệnh do ORT thấp nhất là nhóm có thời gian chăn ni 11-15 năm với tỷ lệ nhiễm 35,00% (42/120). Tỷ lệ chết đối với từng nhóm truyền thơng ni gà cũng có sự khác biệt rõ rệt. Đối với nhóm mới chăn ni 1-5 năm, tỷ lệ chết cao hơn hẳn so với hai nhóm có kinh nghiệm cịn lại, chiếm 26,62% (78/293). Tiếp theo là nhóm có truyền thống ni gà 6-10 năm với tỷ lệ chết 20,45% (36/176). Cuối cùng là nhóm có truyền thống chăn ni 11-15 năm với tỷ lệ chết15,83% (19/120). Điều này có thể được giải thích là do các hộ mới chăn nuôi, kinh nghiệm cũng như kiến thức trong chăn nuôi gà kém, chăn nuôi nhỏ lẻ, chăn nuôi chủ yếu để phục vụ nhu yếu thực phẩm của gia đình nên quy trình phịng bệnh khơng được chú ý tới và khơng đáp ứng được yêu cầu. Đối với các hộ chăn nuôi lâu năm, do họ đã có kinh nghiệm và thời gian học hỏi lâu dài mặt khác do nhu cầu làm giàu từ việc chăn ni gà nên họ có ý thức hơn về việc vệ sinh chuông trại, môi trường và chú trọng việc tiêm phòng vacxin phòng bệnh cho đàn gà nên khả năng mắc các bệnh truyền nhiễm trên đàn gà nói chung và bệnh do ORT nói riêng thấp hơn.

4.3. BIỆN PHÁP PHỊNG TRỊ

Trong cơng tác phịng trị bệnh, chúng ta khơng thể khơng nhắc đến vai trị của kháng sinh. Để kiểm soát được bệnh cũng như điều trị bệnh do ORT có kết quả tốt cũng chúng ta cẫn xác định được những kháng sinh có độ nhạy cảm cao với những dòng vi khuẩn ORT đang lưu hành trên đàn gà thả vườn tại Ba Vì, Hà Nội. Để đưa ra được biện pháp phịng trị ngồi việc tổng hợp kinh nghiệm của các hộ chăn nuôi, chúng tôi đã tiến hành phân lập vi khuẩn ORT trên các mẫu gà dương tính với ORT bằng kỹ thuật PCR ở trên, sau đó tiến hành xác định tính mẫn cảm của vi khẩn phân lập được với một số loại kháng sinh, tiến hành điều trị thử nghiệm trên gà nhiễm ORT với một số thuốc có chứa loại kháng sinh mẫn cảm với vi khuẩn ORT đã được tiến hành xác định tính mẫn cảm, cuối cùng đưa ra các biện pháp phòng trị bệnh do ORT. Kết quả như sau:

4.3.1. Kết quả phân lập vi khuẩn ORT

Sau khi chẩn đoán những gà nghi nhiễm ORT bằng kĩ thuật PCR, những gà cho kết quả dương tính được tiến hành phân lập vi khuẩn ORT (3 mẫu bệnh phẩm/ 1 con, các mẫu bệnh phẩm gồm khí quản, phổi, túi khí). Gà sau khi mổ

khám, chúng tôi lấy mẫu bệnh phẩm và tiến hành nuôi cấy trên mơi trường thạch máu Colombia Blood Agar (có bổ sung 5% máu thỏ và 10µg/ml Gentamycin), ủ ở điều kiện 37oC, 5% CO2 trong vòng 24 – 72 giờ. Kết quả ni cấy được thể hiện thơng qua hình 4.11 và bảng 4.8.

Hình 4.11. Khuẩn lạc ORT ni cấy trên thạch máu sau 48 giờ

Kết quả hình 4.11 cho thấy: trên mơi trường thạch CBA (Colombia Blood Agar) quan sát thấy những khuẩn lạc nhỏ bằng đầu đinh ghim, trịn, đục, khơng dung huyết ra xung quanh, có màu xám tới xám trắng đơi khi có màu đỏ hung, bờ mặt lồi với bờ rìa rõ ràng. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây đã được công bố (Zahra et al., 2013; Võ Thị Trà An và cs., 2014).

Bảng 4.8. Kết quả phân lập vi khuẩn ORT từ các mẫu bệnh phẩm trên gà thả vườn tại Ba Vì

Bệnh phẩm Số mẫu phân lập Số mẫu dương tính Tỷ lệ (%)

Khí quản 45 41 91,11

Phổi 45 38 84,44

Túi khí 45 32 71,11

Tổng 135 111 82,22

Từ số liệu bảng 4.8 chúng tôi nhận thấy: trong tổng số 135 mẫu kiểm tra có tới 105 mẫu cho kết quả dương tính, chiểm tỷ lệ 82,22%. Trong đó, đối với mẫu khí quản cho tỷ lệ mẫu dương tính là cao nhất 91,11%, sau đó là mẫu phổi

với tỷ lệ phận lập được vi khuẩn ORT là 84,44%. Túi khí cho tỷ lệ phân lập vi khuẩn thấp nhất chiếm tỷ lệ 71,11%. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với cơ chế gây bệnh của vi khuẩn ORT, mầm bệnh xâm nhập theo đường hô hấp, sinh trưởng và phát triển ở niêm mạc đường hơ hấp sau đó đi đến phổi gây ra viêm phổi, màng phổi, viêm túi khí.

Theo các kết quả nghiên cứu vào năm 1981, lần đầu tiên người ta phân lập được một chủng ORT từ dịch nước mũi, dịch phù ở mặt, mủ và tơ huyết trên túi khí bị viêm của gà tây 5 tuần tuổi tại phía Bắc nước Đức.

Bock et al. (1995) đã tìm thấy vi khuẩn trong mẫu bệnh phẩm đường hô hấp gia cầm ở Israel.

Như vậy có thể thấy ở gà nhiễm bệnh vi khuẩn tập chung ở khí quản, túi khí, phổi với tỷ lệ cao. Kết quả phân lập vi khuẩn ORT từ các mẫu bệnh giúp người chăn ni chú ý khí lấy mẫu xét nghiệm, nếu nghi gà nhiễm bệnh do ORT thì nên tập chung lấy mẫu ở phổi, khí quản và túi khí thì sẽ cho kết quả chính xác cao hơn và nhanh chóng có biện pháp phịng và chữa trị bệnh do vi khuẩn ORT gây ra, giảm thiệt hại cho người chăn ni.

Để xác định xem chính xác có phải khuẩn lạc của ORT hay khơng, chúng tơi tiến hành chọn những khuẩn lạc điển hình trên mơi trường thạch máu nhuộm gram theo quy trình hướng dẫn của nhà sản xuất. Kết quả được thể hiện ở hình 4.12.

Kết quả hình 4.12 cho thấy : vi khuẩn ORT phân lập được là gram âm (bắt mầu đỏ) và rất đa dạng hình thái khi kiểm tra trên kính hiển vi. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu trước đây cho rằng: ORT phân lập được là gram âm và đa hình thái (Van Empel and Hafez, 1999).

4.3.2. Xác định tính mẫn cảm của vi khuẩn với một số loại kháng sinh và thử nghiệm điều trị

4.3.2.1. Xác định tính mẫn cảm của vi khuẩn với một số loại kháng sinh

Xác định tính mẫn cảm của vi khuẩn ORT với một số loại kháng sinh, từ đó làm cơ sở cho việc đưa ra phác đồ điều trị có hiệu quả là việc làm cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Vì vậy, sau khi phân lập và giám định được các chủng vi khuẩn ORT đang lưu hành trên đàn gà tại huyện Ba Vì, chúng tơi đã tiến hành làm kháng sinh đồ bằng kỹ thuật khoanh giấy khuyếch tán dựa theo nguyên lý Kirby – Bauer, đây cùng là kỹ thuật phổ biến nhất.

Ban đầu, chúng tôi tiến hành tăng sinh khuẩn lạc trên môi trường BHB, ủ 37ºC, 5% CO2 trong thời gian 24 - 48 giờ. Pha lỗng canh khuẩn đến nồng độ thích hợp (so với độ đục chuẩn). Tiến hành hút 100µl canh khuẩn trên cấy láng đều trên môi trường Mueller Hinton đã chuẩn bị sẵn. Đặt 7 loại kháng sinh đã lựa chọn vào 7 vị trí khác nhau trên đĩa (đã được đánh dấu trước); ủ 37ºC, 5% CO2 trong thời gian 24 - 48 giờ rồi tiến hành đọc kết quả. Kết quả kiểm tra mức độ mẫn cảm với 7 loại kháng sinh của vi khuẩn ORT phân lập được trình bày ở bảng 4.9 và hình 4.13.

Bảng 4.9. Bảng tổng hợp kết quả thử tính mẫn cảm của ORT với một số loại kháng sinh

STT Tên kháng sinh Kết quả Số mẫu kiểm tra Số mẫu mẫn cảm Tỷ lệ (%) Số mẫu kháng Tỷ lệ (%) 1 Lincomycin 10 0 0,00 10 100,00 2 Amoxcicilin/ Clavulanic acid 10 10 100,00 0 0,00 3 Ampicillin 10 8 80,00 2 20,00 4 Tetracycllin 10 10 100,00 0 0,00 5 Cephalexin 10 0 0,00 10 100,00 6 Doxycycline 10 0 0,00 10 100,00 7 Erythromycin 10 6 60,00 4 40,00

Kết quả bảng 4.9 cho thấy: trong tổng số 10 mẫu ORT phân lập được kiểm tra, mức độ mẫn cảm nhất với 2 loại kháng sinh Amoxicillin/ Clavulanic acid và Tetracycline chiếm tỷ lệ 100% (10/10 mẫu); kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu trước đây (Võ Thị Trà An và cs., 2014). Tiếp đến là các loại kháng sinh Ampicillin chiếm tỷ lệ 80,00% (8/10 mẫu). Erythromycine là kháng sinh chuyên điều trị bệnh trên đường hô hấp; nhưng cho đến thời điểm kiểm tra, tỷ lệ mẫn cảm đã giảm xuống còn khoảng 60% (6/10 mẫu). Riêng 3 loại kháng sinh Cephalexin, Lincomycine và Doxycycline có tỷ lệ mẫn cảm thấp nhất (0%). Hiện tượng này có thể được giải thích như sau: do các loại kháng sinh trên đã được sử dụng thường xuyên trong một thời gian dài tại các trại nói chung và hộ gia đình nói riêng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nói chung gây ra. Vì vậy, đã gây ra hiện tượng kháng thuốc của chủng vi khuẩn được kiểm tra hoặc chủng vi khuẩn được kiểm tra đã thu nạp được các plasmid kháng thuốc do hiện tượng truyền ngang giữa các loài vi khuẩn khác nhau gây nên.

Hình 4.13. Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của vi khuẩn ORT đối với các loại kháng sinh trên thạch

1) Kháng sinh Lincomycine; 2) Amoxicilln/Clavulanic acid; 3) Ampicillin; 4) Tetracycllin; 5)Cephalexin;

Với kết quả thu được trong phịng thí nghiệm của nghiên cứu này có thể đưa ra khuyến cáo cho cán bộ thú y cơ sở: Amoxicillne và Tetracycline là hai loại kháng sinh đặc hiệu có thể dùng trong q trình điều trị với vi khuẩn ORT, ngồi ra có thể sử dụng kháng sinh Ampicillin, Erythromycine để điều trị trong trường hợp gà bị nhiễm vi khuẩn ORT. Tuy nhiên, cần có chiến lược và biện pháp cụ thể để hướng dẫn người chăn nuôi và các chủ trang trại sử dụng kháng sinh có ý thức và thận trọng, tránh hiện tượng vi khuẩn kháng đồng thời với nhiều loại kháng sinh khác nhau. Có như vậy, việc sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh mới đem lại hiệu quả cao như mong đợi.

Kết quả hình 4.13 cho thấy: Đo đường kính của vịng vô khuẩn, đem so với bảng tiêu chuẩn đánh giá mức độ mẫn cảm và kháng kháng sinh theo nhà sản xuất giấy thử kháng sinh để xác định mức độ mẫn cảm của vi khuẩn với kháng sinh thì 2 loại kháng sinh Amoxicilln/Clavulanic acid và Tetracycllin vi khuẩn có độ mẫn cảm lớn nhất. Tiếp theo là kháng sinh Ampicillin nhưng bên trong vòng trịn khơng được trong/thuần (khơng phát hiện thấy khuẩn lạc mọc bên trong vịng trịn vơ khuẩn). Cuối cùng là kháng sinh Erythromycin; có vịng trịn vơ khuẩn nhỏ nhất nhưng bên trong vòng trịn vơ khuẩn khơng phát hiện thấy khuẩn lạc mọc (kích thước vịng vơ khuẩn vẫn đạt ngưỡng mẫn cảm nhưng mẫn cảm yếu). Ba loại kháng sinh còn lại: Cephalexin, Lincomycine và Doxycycline đã bị vi khuẩn ORT kháng lại (khuẩn lạc vẫn phát triển bình thường xung quanh tấm kháng sinh).

4.3.2.2. Thử nghiệm điều trị

Dựa trên kết quả xác định khả năng khả năng mẫn cảm với kháng sinh của chủng vi khuẩn ORT phân lập được, chúng tôi chọn ra ba loại kháng sinh thuộc các nhóm khác nhau có độ mẫn cảm cao sau đó sử dụng các sản phẩm tương đương với các loại kháng sinh đã chọn sau khi đã xác định đỗ mẫn cảm để điều trị bệnh. Mỗi loại kháng sinh chúng tôi điều trị cho 20 con gà nhiễm ORT. Ngoài sử dụng ba loại kháng sinh khác nhau để điều trị, đi kèm với mỗi loại kháng sinh chúng tôi sử dụng các chất bổ trợ giống nhau. Các chất bổ trợ đi kèm như: Paragum giúp hạ sốt cho gà, Bromecin giúp làm giãn phế quản và long đờm,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh suy giảm hô hấp do vi khuẩn ornithobacterium rhinotracheale gây ra trên gà thả vườn tại ba vì, hà nội và biện pháp phòng trị (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)