Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.4. Một số đặc điểm của bệnh do ORT
2.4.1. Triệu chứng của gà mắc bệnh do ORT
Triệu chứng lâm sàng, trong suốt giai đoạn bệnh và tỷ lệ chết vì bệnh do ORT ở các ổ dịch bùng phát diễn biến khá đa dạng. Chúng thường chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố mơi trường như quản lý chăm sóc kém, độ thơng thống kém, mật độ nuôi cao, hàm lượng NH3 cao, chất lót nền kém, ghép bệnh và chủng loại mầm bệnh thứ phát (Charlton et al., 1993; Hinz et al., 1994).
tuổi với tỷ lệ chết vào khoảng 2-10% với các triệu chứng ủ rũ, giảm ăn, giảm tăng trọng, tăng tiết dịch và vẩy mỏ, kèm theo các hiện tượng phù mặt (Sprenger et al., 1998). ORT có thể là nguyên nhân gây chết đột ngột (dưới 20% trong 2 ngày) ở gà con với sự nhiễm trùng não và xương sọ kèm theo hoặc không kèm theo các triệu chứng hô hấp.
Ở giống gà bố mẹ, bệnh thường xảy ra ở giai đoạn đầu của gà đang đẻ đạt đỉnh hay ngay trước khi đưa gà lên chuồng đẻ. Có sự tăng nhẹ tỷ lệ chết, giảm ăn và các triệu chứng hô hấp nhẹ. Tỷ lệ chết thường biến động và ít có liên hệ ở các ca khơng bị ghép bệnh. Có thể gặp các biểu hiện giảm đẻ, giảm kích thước trứng và chất lượng vỏ trứng kém. Tỷ lệ có phơi và khả năng ấp nở cũng có thể bị ảnh hưởng (Chin et al., 2008).
Ở gà đẻ thương phẩm, giảm đẻ, tăng trứng méo và tăng tỷ lệ chết có liên quan tới nhiễm ORT.
Roepke (1996) đã tìm ra rằng các triệu chứng bệnh và tỷ lệ chết cao hơn ở các gà tây trưởng thành và các gà con chủ yếu chỉ có các triệu chứng thông thường. Ở một số trường hợp, gà con mắc bệnh từ 2 đến 8 tuần tuổi. Tỷ lệ chết thường trong khoảng 1-15% trong pha cấp (8 ngày), nhưng tỷ lệ nhiễm có thể tăng cao với tỷ lệ chết tới 50% (De Rosa et al., 1996; Back et al., 1998).
Các triệu chứng ban đầu bao gồm ho, vẩy mỏ và kèm theo dịch nhầy. Ở một số trường hợp có hiện tượng trụy hơ hấp nặng, khó thở, vươn cổ và viêm xoang mũi (Charlton et al., 1993). Các triệu chứng sẽ kéo dài hiện tượng giảm ăn và giảm uống nước. Ở đàn gà tây giống, cũng có hiện tượng giảm đẻ và tăng tỷ lệ ấp nở không đạt tiêu chuẩn.
ORT được báo cáo là nguyên nhân gây ra các triệu chứng thần kinh hoặc liệt do viêm màng não, viêm xương và viêm tủy xương ở gà và gà tây (Moreno et al., 2009).
2.4.2. Bệnh tích của gà mắc bệnh do ORT
Bệnh tích đại thể
Ở gà thương phẩm, các tổn thương đại thể thường gặp bao gồm: viêm phổi, viêm màng phổi và viêm túi khi. Khi giết thịt hoặc kiểm tra sau giết mổ sẽ thấy dịch dạng bọt, màu trắng, chất dịch tiết này có màu giống sữa chua và có thể thấy rõ trong các túi khí (thùy túi bụng trước), hầu hết các tổn thương chỉ tiến triển ở một bên thùy phổi. Ở gà có thể có hiện tượng phù thũng dưới da mặt, tại các điểm tiếp giáp với sụn gây ra viêm đầu, viêm xương, viêm xương
tủy và viêm màng não được báo cáo thấy ở gà (Van Empel and Hafez, 1999; Moreno et al., 2009).
Ở gà tây, có hiện tượng phù và viêm một bên thùy phổi hoặc đối xứng 2 bên với các tơ huyết trên màng phổi. Ngồi ra, có thể có các hiện tượng viêm mủ tơ huyết gây viêm túi khí, ngoại tâm mạc, màng bao tim và khí quản. Trong một số trường hợp, gan và lách có thể sưng cũng như có sự biến đổi ở cơ tim có thể quan sát được. Hiện tượng nhiễm khuẩn tại khớp, xương sống có thể bắt gặp ở gà lớn (Hinz et al., 1994; Sprenger et al., 1998).
Bệnh tích vi thể
Các tổn thương vi thể gặp hầu hết tại phổi, màng phổi và túi khí. Phổi sung huyết, trong tất cả nhu mơ có một lượng lớn hỗn hợp các fibrin lẫn với đại thực bào và tế bào heterophil (bạch cầu trung tính) nằm tự do trong lịng các mao mạch, phế nang và đoạn cuống phổi. Sự khuyếch tán và thâm nhiễm các đại thực bào với số lượng ít hơn các tế bào heterophil.
Ở trung tâm các lòng cuống phổi và nhu mô lân cận, các ổ hoại tử lan rộng. Ổ hoại tử thường chứa đầy hỗn hợp của các tế bào hoại tử, heterophil thâm nhiễm hoặc chất tiết, và có thể có sự phân tán thành các cụm nhỏ của vi khuẩn. Do có các cục huyết khối nên nhiều mao mạch bị căng phồng. Màng phổi và túi khí có thể dày lên và phù nề do lắng đọng tơ huyết ở các kẽ, sự xâm nhiễm của các tế bào bạch cầu trung tính, rải rác các ổ hoại tử nhỏ có sự thâm nhiễm của các bạch cầu trung tính và xơ hóa (Charlton et al., 1993).