Sau khi chẩn đoán những gà nghi nhiễm ORT bằng kĩ thuật PCR, những gà cho kết quả dương tính được tiến hành phân lập vi khuẩn ORT (3 mẫu bệnh phẩm/ 1 con, các mẫu bệnh phẩm gồm khí quản, phổi, túi khí). Gà sau khi mổ
khám, chúng tôi lấy mẫu bệnh phẩm và tiến hành nuôi cấy trên môi trường thạch máu Colombia Blood Agar (có bổ sung 5% máu thỏ và 10µg/ml Gentamycin), ủ ở điều kiện 37oC, 5% CO2 trong vòng 24 – 72 giờ. Kết quả nuôi cấy được thể hiện thông qua hình 4.11 và bảng 4.8.
Hình 4.11. Khuẩn lạc ORT nuôi cấy trên thạch máu sau 48 giờ
Kết quả hình 4.11 cho thấy: trên môi trường thạch CBA (Colombia Blood Agar) quan sát thấy những khuẩn lạc nhỏ bằng đầu đinh ghim, tròn, đục, không dung huyết ra xung quanh, có màu xám tới xám trắng đôi khi có màu đỏ hung, bờ mặt lồi với bờ rìa rõ ràng. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây đã được công bố (Zahra et al., 2013; Võ Thị Trà Anvà cs., 2014).
Bảng 4.8. Kết quả phân lập vi khuẩn ORT từ các mẫu bệnh phẩm trên gà thả vườn tại Ba Vì
Bệnh phẩm Số mẫu phân lập Số mẫu dương tính Tỷ lệ (%)
Khí quản 45 41 91,11
Phổi 45 38 84,44
Túi khí 45 32 71,11
Tổng 135 111 82,22
Từ số liệu bảng 4.8 chúng tôi nhận thấy: trong tổng số 135 mẫu kiểm tra có tới 105 mẫu cho kết quả dương tính, chiểm tỷ lệ 82,22%. Trong đó, đối với mẫu khí quản cho tỷ lệ mẫu dương tính là cao nhất 91,11%, sau đó là mẫu phổi
với tỷ lệ phận lập được vi khuẩn ORT là 84,44%. Túi khí cho tỷ lệ phân lập vi khuẩn thấp nhất chiếm tỷ lệ 71,11%. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với cơ chế gây bệnh của vi khuẩn ORT, mầm bệnh xâm nhập theo đường hô hấp, sinh trưởng và phát triển ở niêm mạc đường hô hấp sau đó đi đến phổi gây ra viêm phổi, màng phổi, viêm túi khí.
Theo các kết quả nghiên cứu vào năm 1981, lần đầu tiên người ta phân lập được một chủng ORT từ dịch nước mũi, dịch phù ở mặt, mủ và tơ huyết trên túi khí bị viêm của gà tây 5 tuần tuổi tại phía Bắc nước Đức.
Bock et al. (1995) đã tìm thấy vi khuẩn trong mẫu bệnh phẩm đường hô
hấp gia cầm ở Israel.
Như vậy có thể thấy ở gà nhiễm bệnh vi khuẩn tập chung ở khí quản, túi khí, phổi với tỷ lệ cao. Kết quả phân lập vi khuẩn ORT từ các mẫu bệnh giúp người chăn nuôi chú ý khí lấy mẫu xét nghiệm, nếu nghi gà nhiễm bệnh do ORT thì nên tập chung lấy mẫu ở phổi, khí quản và túi khí thì sẽ cho kết quả chính xác cao hơn và nhanh chóng có biện pháp phòng và chữa trị bệnh do vi khuẩn ORT gây ra, giảm thiệt hại cho người chăn nuôi.
Để xác định xem chính xác có phải khuẩn lạc của ORT hay không, chúng tôi tiến hành chọn những khuẩn lạc điển hình trên môi trường thạch máu nhuộm gram theo quy trình hướng dẫn của nhà sản xuất. Kết quả được thể hiện ở hình 4.12.
Kết quả hình 4.12 cho thấy : vi khuẩn ORT phân lập được là gram âm (bắt mầu đỏ) và rất đa dạng hình thái khi kiểm tra trên kính hiển vi. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu trước đây cho rằng: ORT phân lập được là gram âm và đa hình thái (Van Empel and Hafez, 1999).
4.3.2. Xác định tính mẫn cảm của vi khuẩn với một số loại kháng sinh và thử nghiệm điều trị
4.3.2.1. Xác định tính mẫn cảm của vi khuẩn với một số loại kháng sinh
Xác định tính mẫn cảm của vi khuẩn ORT với một số loại kháng sinh, từ đó làm cơ sở cho việc đưa ra phác đồ điều trị có hiệu quả là việc làm cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Vì vậy, sau khi phân lập và giám định được các chủng vi khuẩn ORT đang lưu hành trên đàn gà tại huyện Ba Vì, chúng tôi đã tiến hành làm kháng sinh đồ bằng kỹ thuật khoanh giấy khuyếch tán dựa theo nguyên lý Kirby – Bauer, đây cùng là kỹ thuật phổ biến nhất.
Ban đầu, chúng tôi tiến hành tăng sinh khuẩn lạc trên môi trường BHB, ủ 37ºC, 5% CO2 trong thời gian 24 - 48 giờ. Pha loãng canh khuẩn đến nồng độ thích hợp (so với độ đục chuẩn). Tiến hành hút 100µl canh khuẩn trên cấy láng đều trên môi trường Mueller Hinton đã chuẩn bị sẵn. Đặt 7 loại kháng sinh đã lựa chọn vào 7 vị trí khác nhau trên đĩa (đã được đánh dấu trước); ủ 37ºC, 5% CO2
trong thời gian 24 - 48 giờ rồi tiến hành đọc kết quả. Kết quả kiểm tra mức độ mẫn cảm với 7 loại kháng sinh của vi khuẩn ORT phân lập được trình bày ở bảng 4.9 và hình 4.13.
Bảng 4.9. Bảng tổng hợp kết quả thử tính mẫn cảm của ORT với một số loại kháng sinh
STT Tên kháng sinh Kết quả Số mẫu kiểm tra Số mẫu mẫn cảm Tỷ lệ (%) Số mẫu kháng Tỷ lệ (%) 1 Lincomycin 10 0 0,00 10 100,00 2 Amoxcicilin/ Clavulanic acid 10 10 100,00 0 0,00 3 Ampicillin 10 8 80,00 2 20,00 4 Tetracycllin 10 10 100,00 0 0,00 5 Cephalexin 10 0 0,00 10 100,00 6 Doxycycline 10 0 0,00 10 100,00 7 Erythromycin 10 6 60,00 4 40,00
Kết quả bảng 4.9 cho thấy: trong tổng số 10 mẫu ORT phân lập được kiểm tra, mức độ mẫn cảm nhất với 2 loại kháng sinh Amoxicillin/ Clavulanic acid và Tetracycline chiếm tỷ lệ 100% (10/10 mẫu); kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu trước đây (Võ Thị Trà An và cs., 2014). Tiếp đến là các loại kháng sinh Ampicillin chiếm tỷ lệ 80,00% (8/10 mẫu). Erythromycine là kháng sinh chuyên điều trị bệnh trên đường hô hấp; nhưng cho đến thời điểm kiểm tra, tỷ lệ mẫn cảm đã giảm xuống còn khoảng 60% (6/10 mẫu). Riêng 3 loại kháng sinh Cephalexin, Lincomycine và Doxycycline có tỷ lệ mẫn cảm thấp nhất (0%). Hiện tượng này có thể được giải thích như sau: do các loại kháng sinh trên đã được sử dụng thường xuyên trong một thời gian dài tại các trại nói chung và hộ gia đình nói riêng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nói chung gây ra. Vì vậy, đã gây ra hiện tượng kháng thuốc của chủng vi khuẩn được kiểm tra hoặc chủng vi khuẩn được kiểm tra đã thu nạp được các plasmid kháng thuốc do hiện tượng truyền ngang giữa các loài vi khuẩn khác nhau gây nên.
Hình 4.13. Kết quả kiểm tra tính mẫn cảm của vi khuẩn ORT đối với các loại kháng sinh trên thạch
1) Kháng sinh Lincomycine; 2) Amoxicilln/Clavulanic acid; 3) Ampicillin; 4) Tetracycllin; 5)Cephalexin; 6) Doxycycline và 7) Erythromycin
Với kết quả thu được trong phòng thí nghiệm của nghiên cứu này có thể đưa ra khuyến cáo cho cán bộ thú y cơ sở: Amoxicillne và Tetracycline là hai loại kháng sinh đặc hiệu có thể dùng trong quá trình điều trị với vi khuẩn ORT, ngoài ra có thể sử dụng kháng sinh Ampicillin, Erythromycine để điều trị trong trường hợp gà bị nhiễm vi khuẩn ORT. Tuy nhiên, cần có chiến lược và biện pháp cụ thể để hướng dẫn người chăn nuôi và các chủ trang trại sử dụng kháng sinh có ý thức và thận trọng, tránh hiện tượng vi khuẩn kháng đồng thời với nhiều loại kháng sinh khác nhau. Có như vậy, việc sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh mới đem lại hiệu quả cao như mong đợi.
Kết quả hình 4.13 cho thấy: Đo đường kính của vòng vô khuẩn, đem so với bảng tiêu chuẩn đánh giá mức độ mẫn cảm và kháng kháng sinh theo nhà sản xuất giấy thử kháng sinh để xác định mức độ mẫn cảm của vi khuẩn với kháng sinh thì 2 loại kháng sinh Amoxicilln/Clavulanic acid và Tetracycllin vi khuẩn có độ mẫn cảm lớn nhất. Tiếp theo là kháng sinh Ampicillin nhưng bên trong vòng tròn không được trong/thuần (không phát hiện thấy khuẩn lạc mọc bên trong vòng tròn vô khuẩn). Cuối cùng là kháng sinh Erythromycin; có vòng tròn vô khuẩn nhỏ nhất nhưng bên trong vòng tròn vô khuẩn không phát hiện thấy khuẩn lạc mọc (kích thước vòng vô khuẩn vẫn đạt ngưỡng mẫn cảm nhưng mẫn cảm yếu). Ba loại kháng sinh còn lại: Cephalexin, Lincomycine và Doxycycline đã bị vi khuẩn ORT kháng lại (khuẩn lạc vẫn phát triển bình thường xung quanh tấm kháng sinh).
4.3.2.2. Thử nghiệm điều trị
Dựa trên kết quả xác định khả năng khả năng mẫn cảm với kháng sinh của chủng vi khuẩn ORT phân lập được, chúng tôi chọn ra ba loại kháng sinh thuộc các nhóm khác nhau có độ mẫn cảm cao sau đó sử dụng các sản phẩm tương đương với các loại kháng sinh đã chọn sau khi đã xác định đỗ mẫn cảm để điều trị bệnh. Mỗi loại kháng sinh chúng tôi điều trị cho 20 con gà nhiễm ORT. Ngoài sử dụng ba loại kháng sinh khác nhau để điều trị, đi kèm với mỗi loại kháng sinh chúng tôi sử dụng các chất bổ trợ giống nhau. Các chất bổ trợ đi kèm như: Paragum giúp hạ sốt cho gà, Bromecin giúp làm giãn phế quản và long đờm, Gluco K-C cung cấp năng lượng và điện giải cho gà. Qua điều trị kết quả thu được được tổng hợp và trình bày thông qua bảng 4.10.
Bảng 4.10. Kết quả sử dụng một số kháng sinh điều trị bệnh do ORT gây ra Loại kháng sinh Số gà được điều trị (con) Số ngày khỏi trung bình Kết quả điều trị Số gà khỏi bệnh (con) Tỷ lệ (%) Bio-Amox 50: 1g/ 5-6lít nước uống hoặc 0.20-0,03g/kg thể trọng. 20 3-5 16 80% Tetracyclin HCL: 0,125 gam/lít
nước uống hoặc 0,01-0,04 gam/gà 20 5-7 13 65%
Erymar: 1g/1,5lít nước hoặc 0,1-
0,2g/ kgthể trọng 20 5-7 11 65%
Kết quả bảng 4.10 cho thấy: trong tổng số 20 con được điều trị bằng kháng sinh Bio-Amox 50 thành phần chứa Amoxicillin, sau 3-5 ngày điều trị, có 16 con khỏi, chiếm 80%, 4 con chết chiếm tỷ lệ 20%.
Với kháng sinh Tetracyclin HCL thàng phần chứa Tetracyclin, qua điều trị thì có 13 con khỏi bệnh sau 5-7 ngày chiếm 65%, còn 7 con chết chiếm tỷ lệ 35%.
Khi sử dụng kháng sinh Erymar thành phần chứa Erythromycin điều trị, sau 5-7 ngày có 11 con khỏi bệnh đạt tỷ lệ 55%, 9 con chết chiếm tỷ lệ 45%.
Điều này có thể được giải thích như sau: đây là bệnh phức hợp trên gà, các biểu hiện triệu chứng lâm sàng dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh truyền nhiễm khác: bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm…Mặt khác, khi nghi ngờ bệnh do vi khuẩn ORT gây ra; thời gian nuôi cấy và phân lập lâu (thời gian nuôi cấy 3-5 ngày, thời gian tăng sinh 1-2 ngày…). Do vậy, để tìm được kháng sinh điều trị thông qua phản ứng khuếch tán trên thạch cần ít nhất 13 ngày. Do đó, khi dùng kháng sinh điều trị thì bệnh của con vật đã trở nên trầm trọng, sức đề kháng yếu nên tỷ lệ chết là tương đối cao.
4.3.3. Biện pháp phòng trị
4.3.3.1. Biện pháp phòng
Qua quá trình thực hiện đề tại huyện Ba Vì, Hà Nội chúng tôi nhận thấy đối với các hộ chăn nuôi quy mô lớn và các hộ chăn nuôi lâu năm thì tỷ lệ nhiễm bệnh do ORT thấp hơn so với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và mới chăn nuôi. Nguyên nhân là do quy trình phòng bệnh và ý thức phòng bệnh cho đàn gà của các hộ
chăn nuôi. Để có thể phòng bệnh cho gà, bà con cần chuẩn bị thức ăn tốt, nước sạch, nên chọn con giống có khả năng chống đỡ với bệnh tật cao. Giữ gìn vệ sinh chuồng nuôi, phát quang quanh khu chuồng nuôi. Chú ý thực hiện tốt quy trình thú y về vệ sinh phòng bệnh. Hiện nay trên thị trường Việt Nam chưa có vaccine phòng bệnh do ORT trên gà do đó việc phòng bệnh phải áp dụng các giải pháp tổng hợp mới cho kết quả tốt. Cụ thể như sau:
- Chăn nuôi vệ sinh sạch sẽ: chuồng gà ấm về mùa đông, thoáng về mùa hè, nền chuồng phải luôn khô ráo, tránh gió lùa. Dọn vệ sinh thường xuyên khu vực chăn nuôi, máng ăn, máng uống đảm bảo sạch sẽ, sát trùng chuồng trại thường xuyên. Do vi khuẩn ORT rất nhạy cảm với các hóa chất sát trùng nên định kỳ bằng các thuốc sát trùng: Iodin, Benkocid, Omecide…hạn chế khí độc chuồng nuôi H2S, NH3, CO2, SO2… Hạn chế tối đa các yếu tốt stress có hại: Chăm sóc nuôi dưỡng gà tốt đặc biệt là vào các thời điểm chuyển mùa nhất là khi thời tiết chuyển từ ấm áp sang lạnh khô bởi vi khuẩn ORT tồn tại lâu ở nhiệt độ càng thấp, mặt khác khi thời tiết chuyển mùa cơ thể gà suy yếu là cơ hội tốt cho sự bùng phát của các loại dịch bệnh, không được để gà quá đói hoặc khát quá, đảm bảo ổn định chất lượng nguồn thức ăn, nước uống, mật độ nuôi phù hợp theo đúng lứa tuổi, giống gà. Khống chế ảnh hưởng của thời tiết như: chắn gió lùa, che mưa, giảm độ nóng vào mùa hè bằng việc xây chuồng 2 mái, có hệ thống phun nước chống nóng lên mái.. .
- Thực hiện chăn nuôi cùng vào cùng ra, nhập gà từ cơ sở giống có uy tín, đảm bảo.
- Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin phòng các bệnh khác cho gà, tăng cường sức đề kháng cho gà bằng các thuốc bổ như: B.comlex, điện giải, giải độc gan, điện giải thảo dược …
- Phòng bệnh bằng kháng sinh là một biện pháp khá hiệu quả tuy nhiên chúng tôi khuyến cáo các hộ nông dân không nên sử dụng bởi nếu các hộ không sử dụng đúng liều lượng và thời gian theo hướng dẫn của nhà sản xuất thì có thể gây hiện tượng tồn dư kháng sinh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng và đặc biệt còn gây hiện tượng kháng thuốc của các dòng vi khuẩn ảnh hưởng rất xấu đến công tác điều trị bệnh sau này. Mặt khác, theo quy định của Bộ NN& PTNN từ ngày 1/1/2018 không được sử dụng kháng sinh để trộn vào thức ăn phòng bệnh cho động vật. Người chăn nuôi có thể sử dụng vi khuẩn hữu
ích probiotic đây là những vi sinh vật sống hữu ích được đưa trực tiếp vào cơ thể qua đường miệng, khi cung cấp với số lượng đầy đủ thì nó có hiệu quả sức khỏe tốt cho vật nuôi giúp con vật phát triển tốt và có sức đề kháng cao.
Người chăn nuôi cũng có thể dùng thảo dược cũng có tác dụng phòng bệnh tốt, sử dụng những chất liệu được tổng hợp từ một số loại cây để ức chế vi khuẩn lên men thối, ức chế vi khuẩn gây bệnh. Ví dụ: tỏi khô nghiền bổ sung vào thức ăn giúp hạn chế bệnh đường hô hấp mãn tính cho gà.
4.3.3.2. Biện pháp điều trị
Từ kết quả xác định tính mẫn cảm với kháng sinh của chủng vi khuẩn ORT phân lập được và kết quả sử dụng một số kháng sinh điều trị bệnh do ORT trên gà như trên chúng tôi đưa ra một số khuyến cáo người chăn nuôi là trong quá trình điều trị bệnh cho gà mắc bệnh do ORT như sau:
- Thông thường thì bệnh do ORT trên gà hay ghép với các bệnh khác. Nó có thể là nguyên nhân chính cũng có thể là bệnh kế phát sau các bệnh khác (mà chủ yếu là kế phát). Bởi vậy, nguyên tắc trong điều trị bệnh do ORT là ưu tiên bệnh nào chết nhiều thì điều trị trước.
Ví dụ: Nếu đàn gà mắc ILT trước và sau đó kế phát thêm ORT thì ta nên làm lại vaccin ILT (nhỏ thẳng mũi, nếu cho uống thì uống với liều gấp đôi) rồi ngày hôm sau mới điều trị bệnh do ORT.
- Trước khi sử dụng những loại kháng sinh có độ mẫn cảm với vi khuẩn ORT để điều trị bệnh, thì người chăn nuôi cần hạ sốt cho gà, sau đó nâng cao sức đề kháng cho gà bằng một số thuốc như hỗ trợ long đờm bởi khi gà bị bệnh do ORT thì khí quản quản và nhánh phế quản gốc bị bịt kín bởi cục mủ hình ống làm gà rất khó thở việc bổ sung các chất như long đờm giúp cho khí quản dãn ra đặc biệt nên sử dụng các chất long đờm có chứa tinh dầu bạc hà giúp cho gà dễ thở hơn là rất cần thiết, ngoài ra có thể bổ sung thêm bổ gan, men tiêu hóa sống,