Kết quả chẩn đoán vi khuẩn bằng kỹ thuật PCR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh suy giảm hô hấp do vi khuẩn ornithobacterium rhinotracheale gây ra trên gà thả vườn tại ba vì, hà nội và biện pháp phòng trị (Trang 46)

Nhóm gà Số mẫu xét nghiệm Số mẫu dương tính Tỷ lệ (%)

3-6 tuần 26 23 88,46

Gà thịt 11 5 45,45

Gà đẻ 21 17 80,95

Hình 4.2. Kết quả chẩn đoán vi khuẩn ORT bằng kĩ thuật PCR

Qua bảng 4.2 và hình 4.1 cho thấy: Bằng kĩ thuật PCR thì trong tổng số 58 mẫu xét nghiệm có 45 mẫu cho kết quả dương tính với vi khuẩn ORT chiếm tỷ lệ 77,59%. Tỷ lệ dương tính với ORT khác nhau ở các nhóm gà: gà 3 – 6 tuần có tỷ lệ dương tính cao nhất 88,46% (23/26), gà đẻ có tỷ lệ dương tính là 80,95% (17/21) và cuối cùng là gà thịt có tỷ lệ dương tính thấp nhất 45,45% (5/11). Điều này có thể được lý giải như sau: gà ở 3 - 6 tuần tuổi chịu tác động của nhiều bất lợi; hàm lượng kháng thể thụ động, phần lớn lượng kháng thể được cung cấp bởi quá trình tiêm phòng vacxin của người chăn nuôi, mà ở giai đoạn này là giai đoạn mà con gà đang ở độ tuổi tiêm vacxin nhiều nhất. Khi đó cơ thể gà chưa thể có khả năng đáp ứng được miễn dịch một cách đầy đủ, sức đề kháng chưa cao. Cũng ở độ tuổi này gà rất dễ mắc một số bệnh truyền nhiễm như Gumboro, E.coli, Newcastle, CRD, thương hàn, bạch lỵ, cầu trùng… làm cho sức đề kháng kém, dẫn đến gà có nguy cơ nhiễm ORT cao hơn.

Gà thịt và gà đẻ đã thành thục, miễn dịch đã được đáp ứng một cách đầy đủ, sức đề kháng tốt, nguy cơ nhiễm bệnh cũng giảm.

4.1.1. Các triệu chứng lâm sàng chủ yếu của gà thả vườn Ba Vì mắc bệnh do ORT do ORT

Triệu chứng lâm sàng là những dấu hiệu của các quá trình biến đổi bệnh lý ở các cơ quan tổ chức được biểu hiện ra bên ngoài, bằng các phương pháp khám

lâm sàng có thể dễ dàng nhận biết được. Những triệu chứng lâm sàng có ý nghĩa rất lớn trong thực hành lâm sàng thú y. Nó giúp cho việc phát hiện ra các cá thể đang mắc bệnh trong đàn hoặc tìm ra các cơ quan, tổ chức đang mắc bệnh trong cơ thể một cách nhanh chóng. Xác định triệu chứng lâm sàng của bệnh do ORT rất quan trọng, nó giúp cho việc chẩn đoán phân biệt với các bệnh hô hấp khác trên gà một cách dễ dàng hơn.

Trước đó, qua theo dõi những gà cho kết quả dương tính với ORT bằng PCR chúng tôi thấy gà có chung các triệu chứng như: Ủ rũ, mệt mỏi, xã cánh, con vật khó thở phải vươn cổ, há miệng để thở, con vật giảm hoặc bỏ ăn, có dịch miệng, dịch mũi.

Qua theo dõi và tổng hợp số liệu cụ thể, chúng tôi thu được bảng số liệu tổng quát như sau:

Bảng 4.3. Triệu chứng lâm sàng của gà mắc bệnh do ORT

STT Triệu chứng lâm sàng Số con quan sát Số con biểu hiện Tỷ lệ

(%) 1 Ủ rũ, mệt mỏi, xã cánh 45 45 100 2 Khó thở (vươn cổ, há miệng thở, vảy mỏ) 45 45 100 3 Bỏ/giảm ăn 45 45 100 4 Gà giảm tăng trọng 28 25 89,29 5 Gà giảm tỷ lệ đẻ, trứng biến dạng, méo mó 17 14 82,35

6 Chảy dịch mũi, dịch miệng 45 37 82,22

7 Sốt 45 35 77,78

8 Tiêu chảy , phân lỏng màu

cà phê hoặc màu trắng 45 24 53,33

9 Mặt sưng, phù nề 45 12 26,67

Kết quả bảng 4.3 cho thấy: gà tuy ở các nhóm khác nhau nhưng các triệu chứng lâm sàng là tương đối giống nhau. Trong đó, triệu chứng gà ủ rũ, mệt mỏi, xã cánh; gà khó thở thường vươn cổ, vẩy mỏ, há miệng thở đớp không khí và triệu chứng gà bỏ hoặc giảm ăn đều thấy ở 45 con quan sát chiếm tỷ lệ 100%.

Mặc dù các triệu chứng trên khá giống với triệu chứng của các bệnh đường hô hấp khác trên gà như bệnh Newcastle, bệnh CRD, bệnh IB, bệnh ILT. Tuy nhiên, mỗi bệnh lại có những triệu chứng đặc trưng riêng như bệnh Newcastle ngoài biểu hiện ủ rũ, bỏ ăn kém hoạt động, ta thấy lông gà xù lên như khoác áo tơi đây là một triệu chứng khá điển hình, gà vẩy mỏ liên tục và thường kêu thành tiếng toác toác, diều gà chứa thức ăn không tiêu sờ vào như túi bột, khi cầm chân gà dốc ngược lên từ mồm gà sẽ chảy ra nước nhớt mùi chua khắm, gà có triệu chứng thần kinh. Bệnh CRD gà cũng có hiện tượng há miệng để thở, nhưng gà có hiện tượng hen khẹc vẩy mỏ bình thường, gà thở phát ra tiếng khò khò ở khí quản rất rõ khi ta kiểm tra về đêm và gần sáng. Gà bị IB gà cũng có biểu hiện khó thở tuy nhiên ta sẽ quan sát thấy gà chảy nhiều nước mắt có bọt, quan sát chuồng nuôi thấy ướt, phân ướt, nhiều phân trắng hơn phân xanh. Gà bị ILT cũng có biểu hiện khó thở, rướn cổ để thở tuy nhiên gà vảy mỏ liên tục và quanh miệng, trên tường, bạt che thường có vết máu thẫm. Riêng gà bị nhiễm ORT, gà vươn cổ lên để thở kiểu đớp khí là triệu chứng đặc trưng. Ngoài ra, gà còn có hiện tượng chảy dịch mũi, dịch miệng với 37 con biểu hiện/45 con quan sát chiếm 82,22 %; hiện tượng sốt thấy 35 con biểu hiện/45 con quan sát chiếm 77,78% đây là biểu hiện của phản ứng phòng vệ khi có một kháng nguyên bất lợi xâm nhập vào cơ thể; khi gà bị nhiễm ORT làm cơ thể con vật suy yếu sức đề kháng của con vật suy giảm khiến các vi khuẩn bất lợi có sẵn trong đường tiêu hóa như Salmonella và E.coli phát triển mạnh tác động thứ phát gây hiện tượng tiêu chảy, phân loãng, màu trắng hoặc màu cà phê thấy 24 con có biểu hiện/45 con quan sát chiếm 53,33%, gà tiêu chảy làm con vật mất nước nhanh khiến con vật gầy yếu, còi cọc, chậm lớn, da nhợt nhạt. Hiện tượng mặt sưng, phù nề ít gặp hơn với 12 con biểu hiện/45 con quan sát chiếm 26,67%.

Ngoài các triệu chứng như trên ta còn thấy hiện tượng gà giảm tăng trọng đối với gà thịt và gà 3-6 tuần tuổi với 25 con biểu hiện trên 28 con quan sát chiếm 89,29%, con vật còi cọc, lông xơ xác, đi lại chậm chạp. Triệu chứng gà giảm tỷ lệ đẻ, trứng biến dạng, méo mó gặp ở nhóm gà đẻ với 14 con biểu hiện/17 con quan sát chiếm 82,22%. Triệu chứng này giống với kết quả nghiên cứu của Chin et al. (2008), ở giống gà bố mẹ, bệnh thường xảy ra ở giai đoạn đầu của gà đẻ đang đẻ đạt đỉnh hay ngay trước khi gà lên chuồng đẻ. Có sự tăng nhẹ tỷ lệ chết, giảm ăn và các triệu chứng hô hấp nhẹ. Có thể gặp các biểu hiện giảm đẻ, giảm kích thước trứng và chất lượng vỏ trứng.

Mặt khác, qua theo dõi những đàn gà nhiễm ORT mà chúng tôi thấy gà mới mắc bệnh có hiện tượng ủ rũ, mệt mỏi và giảm ăn. Có những con ho, ngáp chảy nước mũi do tăng dịch tiết. Những con nặng sẽ đứng một chỗ thở ngáp, tiếng thở không phát thành âm mà gà rướn cổ thở, động tác thở nặng nhọc, thở liên tục. Gà giảm ăn và lười vận động hẳn. Trên từng cá thể gà lại có biểu hiện lâm sàng khác nhau, điều đó phụ thuộc vào chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, chế độ dinh dưỡng, mật độ chăn thả, khả năng miễn dịch và sức chống chịu của từng cá thể hoặc do nhiễm trừng kế phát.

Các triệu chứng trên cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Charlton et al. (1993): Các triệu trứng ban đầu gồm ho, vẩy mỏ và kèm theo dịch nhầy. Ở một số trường hợp có hiện tượng trụy hô hấp nặng, khó thở, vươn cổ và viêm xoang mũi. Các triệu trứng sẽ kéo theo các triệu chứng giảm ăn và giảm uống nước. Ở đàn gà tây giống, cũng có hiện tượng giảm đẻ và tăng tỷ lệ trứng ấp nở không đạt tiêu chuẩn.

Từ những kết quả trên chúng tôi khuyến cáo người chăn nuôi khí thấy gà có hiện tượng ủ rũ, mệt mỏi, thở ngáp rướn cổ thở kiểu đớp khí hay vẩy mỏ cần tiến hành phòng trị ngay cho đàn vật nuôi. Ngoài sử dụng các loại thuốc kháng sinh để phòng trị cần bổ sung thêm các loại thuốc bổ, vitamin... để nâng cao sức đề kháng cho gà.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA GÀ MẮC BỆNH DO ORT

Hình 4.4. Trứng méo mó, biến dạng, chất lượng vỏ trứng kém 4.1.2. Một số đặc điểm bệnh lý đại thể của gà mắc bệnh do ORT 4.1.2. Một số đặc điểm bệnh lý đại thể của gà mắc bệnh do ORT

Qua kết quả mổ khám, quan sát những biến đổi bệnh lý trên các cơ quan, tổ chức của 45 gà bệnh. Nghiên cứu tiến hành thống kê một số đặc điểm bệnh lý đại thể của gà mắc bệnh do ORT. Kết quả được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Kết quả mổ khám kiểm tra bệnh tích đại thể của gà mắc bệnh do ORT (n=45)

Bệnh tích Số mẫu biến đổi Tỷ lệ (%)

Phỏi viêm đỏ sẫm 45 100

Khí quản có dịch nhầy 42 93,33

Túi khí dầy đục có Fibrin 42 93,33

Phổi viêm phủ tơ huyết 38 84,44

Xuất huyết khí quản 36 80,00

Phổi viêm hóa mủ 35 77,78

Khí quản gốc có mủ 33 73,33

Thận tụ máu 15 33,33

Gan sưng tụ máu 14 31,11

Phủ tơ huyết ở gan ruột 14 31,11

Lách sưng 12 26,67

Viêm khớp 10 22,22

Kết quả bảng 4.4 cho thấy: hầu hết các biến đổi bệnh tích đại thể của gà nhiễm ORT tập trung phần lớn ở các cơ quan hô hấp như phổi, khí quản, túi khí, các cơ quan khác như tim, gan, lách ... cũng có biến đổi nhưng không nhiều.

Cụ thể là trong tổng số 45 con gà mổ khám có tới 45 con có biểu hiện phổi viêm đỏ sẫm, chiếm 100%; 42 con khí quản có dịch nhầy và hiện tượng túi khí dầy đục có fibrin chiếm 93,33%. Hiện tượng túi khí dày lên, đục màu, thành túi khí tăng sinh làm giảm khả năng co dãn của túi khí đãn đến giảm thể tích chứa đựng không khí làm cho gà bị suy giảm hô hấp.

Phổi viêm, xuất huyết. Khi dùng kéo cắt ngang phổi thấy có cục mủ cứng bít kín những nhánh phế quản làm cho gà khó thở, lúc nào cũng phải ngáp. Tỷ lệ này chiếm 77,78% trong tổng số gà mổ khám.

Khí quản viêm, có dịch nhầy bao quanh, niêm mạc khí quản viêm đỏ. Mổ khám thấy có cục mủ chắn ngang khí quản. Tỷ lệ này chiếm tới 73,33%..

Tất cả số gà mổ khám đều có biểu hiện viêm phổi, tổn thương đường hô hấp nghiêm trọng dẫn đến hiện tượng khó thở, thở ngáp…làm tăng tỷ lệ chết do thiếu oxy ở gà bệnh. Các tổn thương ở khí quản và phổi của gà mắc bệnh được giải thích là do sau khi xâm nhiễm cơ thể gà vi khuẩn cư trú chính ở khí quản, phổi và túi khí gây bệnh cho gà. Các tổn thương trên đường hô hấp của gà nhiễm bệnh ORT như phổi viêm hóa mủ, có cục mủ hình ống chặn trong khí quản và nhánh phế quản gốc là bệnh tích đặc trưng giúp ta phân biệt với một số bệnh đường hô hấp khác như bệnh ILT mặc dù trong bệnh ILT cũng có cục mủ ở khí quản nhưng nó không hình ồng mà thành tảng và 2/3 khí quản phía trên trong bệnh ILT có hiện tượng xuất huyết điểm, phổi bình thường. Bệnh IB thì khí quản xuất huyết đỏ lừ, IB thể thận thì đặc trưng bởi thận sưng to vượt ra ngoài dây chằng, có dải muối urat ở thận. Bệnh Newcastle thì đặc trưng bởi xuất huyết dạ dày tuyến. Còn bệnh CRD đặc trưng bởi bệnh tích túi khí viêm đục có chấm trắng, ngã ba manh tràng xuất huyết.

Ngoài các tổn thương ở đường hô hấp, ta còn quan sát thấy tổn thương ở một số cơ quan khác như: thận tụ máu có 15 mẫu biến đổi/45 mẫu quan sát chiếm 33,33%, hiện tượng gan sưng tụ huyết hay hiện tượng phủ tơ huyết ở gan ruột thấy có 14 mẫu biến đổi/45 mẫu quan sát chiếm 31,11%. Lách sưng có 12 mẫu biến đổi/45 mẫu quan sát chiếm 26,67%. Viêm khớp có 10 mẫu

biến đổi/45 mẫu quan sát chiếm 22,22%. Cuối cùng là hiện tượng xoang bao tim tích nước có 9 mẫu biến đổi/45 mẫu quan sát chiếm 20%.

Các kết quả trên cũng phù hợp với nghiên cứu của Hinz et al. (1994) và của Sprenger et al. (1998) khi nghiên cứu ở gà tây thấy có hiện tượng phù và viêm một bên thùy phổi hoặc đối xứng hai bên với các tơ huyết trên màng phổi. Ngoài ra, có thể có các hiện tượng viêm mủ tơ huyết gây viêm túi khí, ngoại tâm mạc, màng bao tim và khí quản. Trong một số trường hợp, gan và lách có thể sưng cũng như có sự biến đổi ở cơ tim có thể quan sát được. Hiện tượng nhiễm khuẩn tại khớp, xương sống có thể bắt gặp ở gà lớn.

Nghiên cứu của Van Empel and Hafez (1999) cũng chỉ ra rằng chỉ ra các tổn thương đại thể trên gà thương phẩm thường gặp như: viêm phổi, màng phổi và viêm túi khí, thấy dịch dạng bọt màu trắng giống sữa chua trong các túi khí, hầu hết các tổn thương chỉ tiến triển ở một bên thùy phổi. Thêm nữa, phù thũng dưới da mặt, tại các điểm tiếp giáp với sụn gây ra viêm đầu, viêm xương, viêm xương tủy và viêm màng não cũng được báo cáo thấy ở gà.

Qua đây, chúng tôi khuyến cáo với người chăn nuôi là đối với những gà có biểu hiện khó thở, thở ngáp , mà khi mổ khám ta thấy phổi có hiện tượng viêm đỏ sẫm, viêm có mủ và rạch khí quản hay hai phế quản gốc ra thấy có bã đậu màu vàng hình ống thì phải nghĩ ngay đến bệnh do ORT, và cần phải có biện pháp điều trị ngay tránh cho bệnh lây ra toàn đàn và có biểu hiện trầm trọng hơn.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH BỆNH TÍCH ĐẠI THỂ CỦA GÀ NHIỄM ORT

Hình 4.5. Phổi viêm đỏ sẫm

Hình 4.7. Phổi viêm đỏ có mủ

Hình 4.8. Túi khí dầy, đục màu

4.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ CỦA GÀ THẢ VƯỜN BA VÌ MẮC BỆNH DO ORT BỆNH DO ORT

4.2.1. Tình hình gà mắc bệnh do ORT theo lứa tuổi

Trong quá trình thu thập mẫu tại các địa phương, chúng tôi cũng tiến hành điều tra tình hình nhiễm ORT ở các lứa tuổi. Kết quả được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Tình hình gà nhiễm ORT ở các lứa tuổi tại huyện Ba Vì, Hà Nội Lứa tuổi Lứa tuổi (tuần) Số theo dõi (con)

Số lượng nhiễm Số lượng chết

Số nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Số chết (con) Tỷ lệ chết(%) 0-6 258 137 53,10 85 32,95 7- 20 175 90 51,43 28 16,00 >20 156 69 44,23 20 12,82 Tổng 589 296 50,25 133 22,58 53.10% 51.43% 44.23% 50.25% 33% 16% 13% 23% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00%

0-6 tuần 7-20 tuần >20 tuần tổng

Tỷ lệ nhiễm (%) Tỷ lệ chết (%)

Hình 4.9. Tỷ lệ gà nhiễm và chết do ORT ở các lứa tuổi trên đàn gà thả vườn tại huyện Ba Vì, Hà Nội

Kết quả bảng 4.5 và hình 4.9 cho thấy: trong tổng số 589 con gà theo dõi thì nhóm gà nhiễm ORT cao nhất tập trung ở nhóm gà từ 0-6 tuần tuổi với số lượng là 137 con, chiếm tỷ lệ 53,10% (137/258); tiếp theo đến gà từ 7 – 20 tuần tuổi với 90 con nhiễm chiếm khoảng 51,43% (90/175); nhóm gà có số lượng nhiễm thấp nhất là gà trên 20 tuần tuổi với số lượng 69 con nhiễm chiếm tỷ lệ thấp nhất khoảng 44,23% (69/156).

Trong tổng số 589 con điều tra và theo dõi, có 133 con chết, chiếm tỷ lệ trung bình 22,58% (133/589). Trong đó gà ở nhóm tuổi 0-6 tuần tuổi có số con chết nhiều nhất 85 con chết chiếm tỷ lệ 32,95%, sau đó là gà ở nhóm 7-20 tuần tuổi với 28 con chết chiếm tỷ lệ 16,00% , cuối cùng là gà ở nhóm trên 20 tuần tuổi có 20 con chết với tỷ lệ 12,82%.

Như vậy, có thể thấy rằng ở các lứa tuổi khác nhau tỷ lệ nhiễm và chết do

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh suy giảm hô hấp do vi khuẩn ornithobacterium rhinotracheale gây ra trên gà thả vườn tại ba vì, hà nội và biện pháp phòng trị (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)