Bảng 3.1. Bảng tiêu chuẩn của nhà cung cấp giấy tẩm kháng sinh
Tên thuốc Ký hiệu kháng sinh
Hàm lượng kháng sinh
(µg)
Đường kính vịng vơ khuẩn (mm) R I H 1. Amoxcicilin/ Clavulanic acid AMC 20/10 <13 14 – 17 >18 2. Ampicilline AMP 10 <11 12 – 13 >14 3. Tetracycline TE 30 <14 15 – 18 >19 4. Lincomycin L 15 <15 15 – 17 >17 5. Sulfamethoxazol – Trimethoprin SXT 23,75/1,25 <10 11 – 15 >16 6. Doxycilin DO 30 <13 14 – 16 >17 7. Erythromycin E 15 <13 14 – 22 >23
Nguồn: Ocoid từ NCCLS (1990) M2A4 (1982)
Ghi chú: H (High): mẫn cảm cao
I (Intermediate): mẫn cảm trung bình R (Resitant): kháng
Căn cứ vào tiêu chuẩn của từng loại kháng sinh để xác định tính mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn:
- Vi khuẩn rất mẫn cảm với kháng sinh được đánh giá: +++ - Vi khuẩn mẫn cảm với kháng sinh: ++
- Vi khuẩn ít mẫn cảm với kháng sinh: +
3.5.8. Sử dụng một số loại kháng sinh để điều trị bệnh do ORT gây ra ở gà
Dựa vào khả năng mẫn cảm với một số loại kháng sinh của chủng vi khuẩn ORT phân lập được, lựa chọn loại kháng sinh có tỷ lệ mẫn cảm cao, tiến hành điều trị bệnh do ORT gây ra ở gà tại một số trại và hộ chăn ni thuộc huyện Ba Vì.
Đánh giá hiệu quả điều trị căn cứ vào tỷ lệ khỏi bệnh, thời gian điều trị khỏi trung bình.
Các loại kháng sinh được lựa chọn điều trị: Amoxicilline/clavulanic acid, Tetracycline và Erythromycin.
1. Erymar ( Công ty cổ phần thuốc thú y Marphavet)
Thành phần: Erythromycine 20g. Vitamin B1 5g. Tá dược vừa đủ 100g. Công dụng: Đặc trị viêm phổi, hen gà, khẹc vịt, suyễn lợn gây ho thở khò khè, vẩy mỏ, chảy nước mắt, ho hen lâu ngày. CRD, CCRD, bệnh sưng đầu ở gia cầm, bệnh viêm teo mũi truyền nhiễm, bệnh viêm phổi – phế ở gia súc.
Cách dùng và liều lượng:
Gia cầm: 1g/6-8kg TT/ngày hoặc 1g/1,5 lít nước uống.
2. Tetracyclin (Hanvet)
Thành phần: mỗi gói chứa 100g Tetracyclin (dùng dạng Tetracycin hydroclorid)
Chỉ định: phòng và chữa các bệnh viêm phổi, màng phổi phế quản, nhiễm khuẩn máu, viêm ruột, viêm đường tiết niệu, bệnh tụ huyết trùng, thương hàn, phân trắng, CRD,...
Cách dùng: pha với nước uống hoặc thức ăn Gia cầm 0,125g/lít nước uống hoặc 0.01-0.04g/gà.
3. Bio- Amox 500 (Biovet)
Công dụng: Bio – Amox 500 là kháng sinh có hoạt phổ rộng, hoạt lực mạnh với hàm lượng siêu đậm đặc nên tiêu diệt được hầu hết các loại vi khuẩn gây bệnh: Salmonella (thương hàn), E.coli, Coryza ( sưng phù đầu mặt), CRD, CCRD ( hen ghép tiêu chảy nặng), tụ huyết trùng, viêm nhiễm sinh dục, tiết niệu… Bio – Amox 500 rất an toàn cho gia súc sinh sản, gia cầm đẻ trứng.
Cách dùng: Gia cầm: 1g/4 lít nước sạch hoặc 1g/30kg TT
3.5.9. Phương pháp xử lý số liệu
Các kết quả thu được trong thí nghiệm được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học và phần mềm Excel.
3.6. NGUYÊN LIỆU NGHIÊN CỨU 3.6.1. Mẫu bệnh phẩm 3.6.1. Mẫu bệnh phẩm
Gà và các mẫu bệnh phẩm nghi nhiễm ORT thu thập được như: phổi, khí quản, phế quản, mẫu Swab (dịch ngốy mũi, mắt, miệng, ổ nhớp, khí quản), lách, ruột, hạch…. Lấy ở các hộ chăn ni gà ở Ba Vì, Hà Nội.
3.6.2. Môi trường nuôi cấy và phân lập vi khuẩn
Vi khuẩn sinh trưởng trong điều kiện hiếu khí, hiếu khí tuỳ tiện hay yếm khí tuỳ tiện. Điều kiện sinh trưởng tối ưu là 37oC, tuy nhiên vẫn sinh trưởng được ở 30 – 42oC. Vi khuẩn này sinh trưởng mạnh khi bổ sung thêm 5 – 10% máu cừu hoặc máu thỏ vào môi trường nuôi cấy nhưng cũng sinh trưởng được trên môi trường Tryptose soy agar và Chocolate agar. Vi khuẩn không sinh trưởng trên các môi trường Macconkey agar, Endo agar. Các môi trường dạng lỏng cần được lọc kĩ như môi trường BHI, PB.
Môi trường ưu tiên sử dụng để nuôi cấy vi khuẩn ORT là môi trường thạch máu Columbia Blood Agar bổ sung 5% máu cừu hoặc máu thỏ và 5µg/ml Gentamycin (Asadpour et al., 2008).
Cách pha: cân chính xác 3,9g thạch máu Blood agar với 100ml nước cất và hấp ướt ở 121 oC trong 30 phút, để nguội 45 – 50 oC sau đó bổ sung 5ml máu thỏ lắc đều cho máu thỏ hoà tan trong thạch, màu thạch đỏ tươi là đạt tiêu chuẩn. Vì đã chứng minh được rằng hầu hết các chủng ORT đều kháng Gentamycin, nên cho thêm 10µg Gentamycin cho mỗi ml mơi trường thạch máu để có thể phân lập được ORT từ các mẫu bị tạp nhiễm. Sau đó đổ vào đĩa lồng (10 – 15 ml/ đĩa).
Hình 3.1. Hình ảnh thạch máu có bổ sung gentamycin 3.6.3. Các loại hoá chất 3.6.3. Các loại hố chất
- Hố chất nhuộm Gram: tím Genxian, đỏ fucxin, cồn axetol 70 độ, dung dịch lugon.
- Thử phản ứng oxydase: giấy thử phản ứng oxydase tẩm 1% dung dịch Tetrametyl-p. Phenylenediamine hydrochloride.
- Thử phản ứng catalase: H2O2 3%
- Thử phản ứng indol: thuốc thử Kovac’s, nước trypton
- Thử kháng sinh đồ: môi trường thạch máu thỏ, giấy tẩm kháng sinh. - Kit QIAamp DNA Mini Kit của hãng QIAGEN để chiết tách DNA.
3.6.4. Máy móc
Tủ ấm, tủ -80 oC, kính hiển vi, máy ly tâm, máy votex, máy PCR, máy chạy điện di, máy chụp gel, máy hấp ướt, tủ sấy khô, tủ lạnh bảo quản mẫu, tủ lạnh bảo quản môi trường…
3.6.5. Dụng cụ
Dao, kéo, panh kẹp, khay, đèn cồn, eppendorf, lanmen, lam kính, bộ dụng cụ nhuộm, ống nghiệm, đĩa lồng, pipet, dụng cụ bảo hộ….
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CỦA GÀ THẢ VƯỜN BA VÌ MẮC BỆNH DO ORT BỆNH DO ORT
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành thu thập được tổng cộng 58 con gà nghi nhiễm ORT từ các trang trại gà thả vườn tại Ba Vì, Hà Nội (Bảng 4.1).