6. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
1.2. Vài nét tổng quan về người nghiện ma tuý
1.2.4. Quan điểm cộng đồng về người nghiện ma tuý
Trong xã hội đại đa số xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực hay chính xác là kì thị đối với những người nghiện ma tuý. Trước hết ta cần hiểu kỳ thị với người nghiện ma tuý là [3]:
Kỳ thị với người nghiện ma tuý là có thái độ khơng tơn trọng người sử dụng ma tuý vì cho rằng họ đã sử dụng ma tuý và họ là tội phạm, họ là người nguy hiểm, hoặc có thể họ nhiễm HIV… nên xa lánh họ ngay cả khi họ đã điều trị nghiện.
Biểu hiện của sự kỳ thị người nghiện ma tuý được thể hiện như sau:
- Ngoài xã hội: Người dân thường chỉ trỏ và thì thào đưa truyện về họ, tránh gặp người nghiện ma tuý. Họ cấm con cái, người thân tiếp xúc với người nghiện ma t vì sợ bị “lây” thói hư tật xấu. Cấm hoặc hạn chế người nghiện ma tuý tham gia các hoạt động tại nơi công cộng, vui chơi giải trí, thể dục thể thao hoặc cảm thấy có người nghiện ma tuý sẽ lẳng tránh hoặc bỏ về,v.v. Có nhiều nơi chủ lao động cho họ thôi việc một khi biết họ là người sử dụng ma tuý. Cùng với đó những ý kiến đề xuất của người nghiện ma tuý được cho là khơng có giá trị, những giá trị lao động của họ bị phủ nhận hay bị dán nhãn là người nghiện ma tuý. Hầu hết họ có suy nghĩ rằng người nghiện ma tuý rất khó để cai nghiện hoặc nếu cai cũng sẽ lại bị tái nghiện điều này cản trở người nghiện ma tuý tiếp nhận với các dịch vụ điều trị cai nghiện.
- Ở các cơ sở y tế: Miễn cưỡng khi tiếp xúc với bệnh nhân là người sử dụng ma tuý, hoặc để họ phải chờ đợi lâu, hẹn đến khám bệnh lúc khác. Đùn đẩy bệnh nhân giữa các khoa. Nhân viên y tế có thái độ gay gắt, có khoảng cách, tránh tiếp
xúc với người sử dụng ma tuý. Không giữ quy tắc bảo mật, cản trở người sử dụng ma tuý có HIV tiếp cận với các dịch vụ điều trị.