6. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
1.3. Khái quát về dịch vụ công tác xã hội
1.3.1. Khái niệm về dịch vụ
Dịch vụ được hiểu theo nhiều cách khác nhau và gắn liền với quá trình phát triển xã hội. Theo Đại từ điển tiếng Việt: Dịch vụ là công việc phục vụ cho đông đảo dân chúng (Nguyễn Như Ý, 1999, tr. 537, NXB Văn hoá, Đại từ điển tiếng Việt). Tác giả Trần Hậu, Đoàn Minh Tuấn (2012) cho rằng dịch vụ là những hoạt động lao động mang tính xã hội tạo ra các sản phẩm hàng hố tồn tại dưới hình thái vơ hình nhằm thoả mãn các nhu cầu sản xuất và đời sống của con người [1]
1.3.2. Khái niệm công tác xã hội
- Theo Hiệp hội Quốc gia NVCTXH (NASW): Công tác xã hội là hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay khôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ (Zastrow, 1996)
CTXH tồn tại để cung cấp các dịch vụ xã hội mang tính hiệu quả và nhân đạo cho cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng và xã hội giúp họ tăng năng lực và cải thiện cuộc sống (Zastrow, 1999).
- Theo đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ: CTXH góp phần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa con người và con người, hạn chế phát sinh các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của thân chủ xã hội, hướng tới một xã hội lành mạnh, công bằng, hạnh phúc cho người dân và xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến [9].
- Theo Nguyễn Duy Nhiên: Công tác xã hội là hoạt động chuyên nghiệp được thực hiện dựa trên nền tảng khoa học chuyên nghành nhằm hỗ trợ đối tượng
có vấn đề xã hội (cá nhân, nhóm, cộng đồng) giải quyết các vấn đề gặp phải, cải thiện hoàn cảnh, vươn lên hoà nhập xã hội theo hướng tích cực bền vững [4].
Như vậy có thể hiểu rằng cơng tác xã hội là một ngành khoa học, một nghề chuyên nghiệp nhằm giúp đỡ những đối tượng yếu thế có thể là cá nhân, nhóm, cộng đồng phát huy được nội lực của bản thân, kết nối với các nguồn lực bên ngoài giải quyết được những vấn đề xã hội gặp phải.
1.3.3. Khái niệm dịch vụ công tác xã hội
Có thể hiểu rằng dịch vụ cơng tác xã hội cũng là dịch vụ xã hội, tuy nhiên nó hướng nhiều tới các hoạt động hay dịch vụ trợ giúp xã hội cho những người có vấn đề xã hội , đặc biệt là nhóm đối tượng có hồn cảnh khó khăn (như người khuyết tật, trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, người cao tuổi/người già neo đơn, không nơi nương tựa, người có HIV/AIDS hay ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, người bị bạo lực gia đình, người nghiện ma tuý, người có vấn đề về tâm thần, người nghèo). Các cơ sở cung cấp dịch vụ cơng tác xã hội có thể là của Nhà nước, tư nhân, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tơn giáo và các tổ chức xã hội khác [1].
Tóm lại dịch vụ cơng tác xã hội được hiểu là cung cấp các dịch vụ, hoạt động xã hội nhằm trợ giúp nhóm người yếu thế giải quyết được khó khăn và vấn đề gặp phải của mình.
1.3.4. Nội dung dịch vụ cơng tác xã hội
Dịch vụ công tác xã hội với người nghiện ma túy là các hoạt động cung cấp dịch vụ như: chăm sóc sức khỏe, tư vấn, các hoạt động trợ giúp, kết nối . . . nhằm giúp người nghiện có điều kiện vượt qua khó khăn về sức khỏe, tâm lý và tinh thần trong điều trị nghiện vươn lên sống hòa nhập cộng đồng.
Mạng lưới DVCTXH cho người nghiện ma túy là hệ thống những cơ sở công lập, tư nhân, tố chức phi chính phủ, tổ chức nhân đạo nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị nghiện cho người nghiện ma túy, đảm bảo cơng bằng xã hội, góp phần phát triển xã hội [6].
1.3.4.1. Hoạt động tư vấn
Tư vấn là một quá trình trao đổi tương tác giữa tư vấn viên và khách hàng nhằm giúp khách hàng tự tìm hiểu về những khó khăn của họ một cách bảo mật và nâng cao năng lực cho khách hàng để họ có thể tự giải quyết những khó khăn đó. Các nội dung tư vấn cụ thể có thể là: tư vấn cho cá nhân người nghiện và gia đình
về chăm sóc sức khỏe, tư vấn hỗ trợ tâm lý để đi đến vấn đề tham gia điều trị, tư vấn chọn hình thức điều trị phù hợp, tư vấn tiếp cận các dịch vụ hòa nhập cộng đồng, tư vấn điều trị và tư vấn dự phòng tái nghiện . . . Theo các chuyên gia, hoạt động tư vấn chiếm 90% quá trình điều trị nghiện.
1.3.4.2. Hoạt động chăm sóc sức khỏe
Tư vấn và chăm sóc sức khỏe cho người nghiện là hai hoạt động chủ yếu trong quá trình cai nghiện. Tuy giai đoạn cắt cơn giải độc chỉ là một phần nhỏ trong chu trình điều trị nhưng nó là yếu tố tác động rất lớn đến quá trình điều trị của người nghiện. Chăm sóc sức khỏe cũng mang tính thường xuyên trong quá trình điều trị của người nghiện. Cơng tác chăm sóc sức khỏe nhất định phải có sự tham gia của ngành Y tế. Tuy nhiên, từ lâu nay công tác cai nghiện ma túy được mặc nhiên cho là nhiệm vụ của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
1.3.4.3. Hoạt động hỗ trợ
Người nghiện ma túy tại trung tâm sẽ được hỗ trợ các loại dịch vụ như: hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ tiền thuốc, tiền ăn, các dịch vụ chăm sóc y tế, hỗ trợ tâm lý, hỗ trợ vay vốn, dạy nghề, việc làm. Các hoạt động hỗ trợ có ý nghĩa giúp người nghiện cảm nhận được sự chia sẻ về vật chất và tinh thần; góp phần động viên, khuyến khích, tạo cơ hội cho họ trong q trình chữa bệnh và hịa nhập cộng đồng.
1.3.4.4. Hoạt động kết nối
Trong quá trình can thiệp, hỗ trợ người nghiện ma túy điều trị, các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội sẽ thực hiện kết nối các dịch vụ hỗ trợ. Các cơ sở cung cấp dịch vụ có trách nhiệm tư vấn khách quan những dịch vụ mình cung cấp và kết nối sao cho phù hợp với nhu cầu điều trị của người nghiện. Cần lưu ý nhu cầu của người nghiện phải trên cơ sở mang tính khoa học về điều trị, tính thực tiễn và tơn trọng quyết định cá nhân người nghiện. Người nghiện ma túy khi tham gia dịch vụ công tác xã hội chủ yếu được kết nối dịch vụ từ cấp xã, phường. Phần lớn các hoạt động kết nối được thực hiện cịn mang tính chủ quan của nhân viên công tác xã hội, khơng có sự chủ động, kết nối theo nhu cầu của người nghiện. Người nghiện ma túy gần như bế tắc trong việc tiếp cận các dịch vụ kết nối.
1.3.5. Khái niệm nhân viên công tác xã hội
Nhân viên công tác xã hội là những người có trình độ chun mơn, được trang bị kiến thức, kỹ năng về Công tác xã hội chuyên nghiệp và sử dụng kiến thức, kỹ
năng đó trong q trình tác nghiệp trợ giúp đối tượng (cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng) có vấn đề xã hội giải quyết vấn đề gặp phải, vươn lên trong cuộc sống.
Nhân viên công tác xã hội (social worker) được hiệp hội các nhà công tác xã hội chuyên nghiệp quốc tế (IASW) định nghĩa: Nhân viên công tác xã hội là người được đào tạo và trang bị các kiến thức và kỹ năng trong công tác xã hội, họ có nhiệm vụ: trợ giúp các đối tượng nâng cao khả năng giải quyết và đối phó với vấn đề trong cuộc sống; tạo cơ hội để các đối tượng tiếp cận với nguồn lực cần thiết; thúc đẩy sự tương tác giữa cá nhân, giữa cá nhân với môi trường tạo ảnh hưởng tới chính sách xã hội, các cơ quan, tổ chức vì lợi ích của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng thơng qua hoạt động nghiên cứu và hoạt động thực tiễn [1].
Như vậy có thể hiểu rằng nhân viên công tác xã hội là người trực tiếp cung cấp dịch vụ công tác xã hội đến với nhóm người yếu thế dùng những kiến thức và kỹ năng của mình đã được trang bị trợ giúp một cách tốt nhất để đối tượng nâng cao khả năng giải quyết những vấn đề gặp phải.
1.3.6. Vai trị của nhân viên cơng tác xã hội
Người nhân viên cơng tác xã hội có những vai trò sau đây:
- Vai trò là người vận động nguồn lực: là người trợ giúp thân chủ (cá nhân, gia đình, cộng đồng…) tìm kiếm nguồn lực (nội lực, ngoại lực) cho giải quyết vấn đề. Nguồn lực có thể bao gồm về con người, cơ sở vật chất, về tái chính, về kỹ thuật, thông tin sự ủng hộ về chính sách, chính trị và quan điểm. Nhân viên xã hội vận động nguồn lực bên trong giúp người nghiện ma tuý như từ: gia đình, bạn bè, người thân của người nghiện ma tuý; và nguồn lực bên ngồi như từ cơ chế chính sách, doanh nghiệp tài trợ, tổ chức phi chính phủ.
- Vai trị là người kết nối: nhân viên xã hội có vai trị quan trọng trong việc kết nối thân chủ với các nguồn lực đáp ứng những nhu cẩu giúp cho thân chủ giải quyết được vấn đề mà mình đang gặp phải.
- Vai trò là người biện hộ: Nhân viên công tác xã hội bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp mà thân chủ trước tồ hoặc giúp thân chủ lấy lại được quyền và lợi ích hợp pháp của mình đã bị mất.
- Vai trị là người vận động/ hoạt động xã hội: là nhà vận động xã hội tổ chức các hoạt động xã hội để biện hộ, bảo vệ quyền lợi của thân chủ, cổ vũ tuyên truyền.
Ví dụ như: sự vận động cho quyền lợi của người nghiện ma tuý được hưởng chính sách hồ nhập.
- Vai trị là người giáo dục: là người cung cấp kiến thức kỹ năng liên quan tới vấn đề họ cần giải quyết, nâng cao năng lực cho cá nhân, gia đình, nhóm hay cộng đồng qua tập huấn, giáo dục cộng đồng để họ có hiểu biết, tự tin và tự mình nhìn nhận vấn đề đánh giá vấn đề phân tích và tìm nguồn lực cho vấn đề cần giải quyết. Nhân viên xã hội giáo dục gia đình người nghiện ma tuý về dấu hiệu tình trạng bệnh, cách thức chăm sóc và hỗ trợ người nghiện ma tuý tái hoà nhập cộng đồng.
- Vai trò là người tạo sự thay đổi: người NVCTXH được coi là người tạo ra sự thay đổi của cá nhân, giúp họ thay đổi suy nghĩ, thay đổi hành vi tiêu cực hướng tới hành vi và suy nghĩ tốt đẹp hơn. Nhân viên xã hội tạo sự thay đổi ở người nghiện ma tuý giúp tạo động lực cho họ khiến họ mong muốn được cai nghiện, làm lại cuộc đời.
- Vai trò nhà tham vấn, tư vấn: Nhân viên cơng tác xã hội thể hiện vai trị là người hỗ trợ tâm lý chia sẻ, lắng nghe giúp thân chủ nhận ra rõ hơn vấn đề mà mình đang gặp phải để có hướng giải quyết vượt qua khó khăn.
- Vai trị điều phối: Nhân viên cơng tác xã hội có vai trị điều hồ những mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa các thân chủ với nhau hoặc thân chủ với người khác. Nhân viên cơng tác xã hội điều hồ những mâu thuẫn giữa người nghiện ma tuý với người nhà họ, người nghiện ma tuý với nhau và giữa người nghiện ma tuý với cán bộ điều trị cai nghiện.
- Vai trị chuyển giao: Nhân viên cơng tác xã hội chuyển giao thân chủ đến với các dịch vụ phù hợp để giải quyết hiệu quả vấn đề gặp phải của thân chủ. Đối với trường hợp người nghiện ma tuý nhất quyết khơng chịu hợp tác có thái độ chống đối với nhân viên công tác xã hội thì có thể chuyển giao.