6. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
2.1. Giới thiệu về Trung tâm Giáo dụ c Lao động xã hội tỉnh Phú Thọ
2.1.1. Lịch sử thành lập
Trung tâm Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh Phú Thọ được thành lập ngày 19 tháng 11 năm 1993 trên địa bàn huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ. Khi mới thành lập trung tâm có tên là Trung tâm Cai nghiện chữa trị và Dạy nghề tỉnh Phú Thọ. Đến năm 2002 trung tâm đổi tên thành Trung Tâm Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh Phú Thọ theo quyết định 3204/2002/QD-UB.
Trung tâm là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Thọ có chức năng tổ chức tiếp nhận, quản lý, tư vấn, điều trị, giúp đỡ người nghiện ma túy vào cai nghiện bắt buộc, cai nghiện tự nguyện và điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone nhằm ổn định tâm lý, sức khỏe, phòng chống tái nghiện; tổ chức dạy văn hóa, tổ chức lao động trị liệu, dạy nghề, giới thiệu việc làm cho người cai nghiện, chuẩn bị các điều kiện tái hòa nhập cộng đồng.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của trung tâm
- Tuyên truyền vận động thuyết phục người sử dụng ma tuý tại cộng đồng tham gia chương trình điều trị cai nghiện ma tuý. Tổ chức điều trị nội trú, ngoại trú với các phương pháp thích hợp với người nghiện ma tuý.
- Hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật điều trị cho các Điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị cai nghiện ma tuý tại cộng đồng, tuyên truyền, vận động người sử dụng ma tuý tham gia chương trình điều trị thích hợp; Hỗ trợ tổ chức điều trị, cai nghiện tại cộng đồng, đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở về điều trị nghiện để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
- Tổ chức điều trị cấp phát thuốc cho người điều trị nghiện dạng thuốc phiện tại cơ sở theo qui định hiện hành, tư vấn giúp đỡ người điều trị Methadone về tâm lý, sức khoẻ, tổ chức dạy nghề, lao động sản xuất, tạo việc làm phù hợp với nhu cầu người bệnh và điều kiện thực tế tại cơ sở.
- Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, điều trị, tư vấn, hỗ trợ người nghiện tự ổn định tâm lý, sức khoẻ và phòng chống tái nghiện. Tổ chức dạy nghề, liên doanh liên kết phối hợp với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp để tổ chức lao động sản xuất, hỗ trợ giải quyết việc làm tạo nguồn thu nhập.
+ Liên kết với các tổ chức xã hội ở địa phương, các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, các trường dạy nghề thuộc tỉnh, Trung tâm Dịch vụ việc làm các doanh nghiệp trên địa bàn để tổ chức dạy nghề lao động sản xuất, tư vấn, giới thiệu việc làm cho người cai nghiện.
+ Tổ chức giáo dục, phục hồi hành vi nhân cách, tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, văn hoá văn nghệ và các hoạt động xã hội cho người nghiện nhằm thay đổi nhận thức hành vi, nhân cách tạo điều kiện tái hoà nhập cộng đồng.
+ Tổ chức tuyên truyền tư vấn hỗ trợ người nghiện, phòng chống tái nghiện và dịch bệnh khác; thông tin tuyên truyền, giáo dục và triển khai các biện pháp dự phịng với người nhiễm HIV/AIDS; theo dõi q trình học tập, rèn luyện phục hồi hành vi nhân cách đối với người nghiện.