Yếu tố môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với người nghiện ma túy tại trung tâm giáo dục lao động xã hội tỉnh phú thọ (Trang 56 - 60)

6. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu

2.4. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội với người nghiện ma tuý

2.4.2. Yếu tố môi trường bên ngoài

Bên cạnh những yếu tố riêng của bản thân người nghiện ma tuý thì những yếu tố khách quan từ môi trường bên ngoài như: gia đình, cộng đồng và môi trường tiếp cận cũng có ảnh hưởng tới dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm. Môi trường bên ngoài có ảnh hưởng lớn trực tiếp đến bản thân người nghiện đó có thể là nguyên nhân nghiện ma tuý của một cá nhân.

Bảng 2.10: Thực trạng đánh giá ý kiến của người nghiện ma tuý về mức độ ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài đến dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm (%) Mức độ ảnh hưởng Yếu tố gia đình Yếu tố cộng

đồng Yếu tố môi trường tiếp cận Rất ảnh hưởng 58 44 45 Ảnh hưởng vừa 34 38 35 Ảnh hưởng ít 5 12 15 Không ảnh hưởng 3 6 5 Tổng 100 100 100 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Yếu tố gia đình Yếu tố cộng

đồng Yếu tố môi trường tiếp cận Không ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Ảnh hưởng vừa Rất ảnh hưởng

Biểu đồ 2.3: Thực trạng đánh giá ý kiến của người nghiện ma tuý về mức độ ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài đến dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm

Theo bảng 2.10 thực trạng đánh giá ý kiến của người nghiện ma tuý về mức độ ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài đến dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm có thể thấy đặc điểm của môi trường bên ngoài có ảnh hưởng rất lớn tới việc tiếp cận dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm cụ thể:

Đầu tiên là mức độ ảnh hưởng của yếu tố gia đình tới việc tiếp cận dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm: có 30 người cho rằng rất ảnh hưởng (chiếm 58% tổng số học viên), 17 người cho rằng ảnh hưởng vừa (chiếm 34% tổng số học viên), 3 người cho rằng ảnh hưởng ít (chiếm 5% số học viên) và 1 người cho rằng không ảnh hưởng (chiếm 3% tổng số học viên). Người nghiện ma tuý thưởng cảm thấy tự ti mặc cảm cho rằng mình là người không có ích vì thế họ rất cần sự quan tâm động

viên từ phía gia đình tạo thêm động lực cho họ yên tâm cai nghiện sớm trở về bắt đầu lại cuộc sống. Ngược lại nếu gia đình người nghiện ma tuý không quan tâm dành sự chăm sóc và động viên tới người nghiện ma tuý thì có thể làm họ cảm thấy mình không có giá trị không có lý do nào để họ cố gắng cai nghiện làm lại cuộc đời và dịch vụ công tác xã hội với họ là không đem lại hiệu quả hoặc chỉ đem lại hiệu quả tạm thời vì ngay khi hoà nhập cộng đồng họ sẽ lại quay lại con đường tái nghiện.

Thứ hai là mức độ ảnh hưởng của yếu tố cồng đồng tới việc tiếp cận dịch vụ công tác xã hội với người nghiện ma tuý như: có 23 người cho rằng rất ảnh hưởng (chiếm 44% tổng số học viên), 19 người cho rằng ảnh hưởng vừa (chiếm 19% tổng số học viên), 6 người cho rằng ảnh hưởng ít (chiếm 12% tổng số học viên) và 3 người cho rằng không ảnh hưởng (chiếm 6% số học viên). Hiện nay trên cộng đồng vẫn xuất hiện quan điểm kỳ thị với người nghiện ma tuý cho rằng họ là những người hư hỏng, ăn chơi lêu lổng là nguyên nhân của hàng loạt tệ nạn xã hội và và các căn bệnh thế kỉ như HIV/AIDS vì thế làm hạn chế đến việc tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ công tác xã hội như: Dịch vụ y tế, dịch vụ điều trị nghiện, các chính sách vay vốn hỗ trợ người sau cai hoà nhập cộng đồng, khó khăn trong tìm kiếm việc làm…

Thứ ba là mức độ ảnh hưởng của yếu tố môi trường tiếp cận tới việc tiếp cận dịch vụ công tác xã hội với người nghiện ma tuý như: 23 người cho rằng rất ảnh hưởng (chiếm 45% số học viên), 18 người cho rằng ảnh hưởng vừa (chiếm 35% số học viên), 7 người cho rằng ảnh hưởng ít (chiếm 15% tổng số học viên) và 3 người cho rằng không ảnh hưởng (chiếm 5% tổng số học viên). Môi trưởng tiếp cận cũng có ảnh hưởng đáng kể đối với hiệu quả dịch vụ công tác xã hội của người nghiện ma tuý. Khi mà môi trường nơi mà người nghiện sinh sống có nhiều người xung quanh nghiện ma tuý, buôn bán chất ma tuý thì họ có nguy cơ cao tái nghiện và hiệu quả của dịch vụ công tác xã hội là không mang lại hiệu quả mong muốn. Xuất phát từ thực trạng trên, các chính sách hỗ trợ cũng như các hoạt động cần hướng tới nâng cao nhận thức không chỉ các tổ chức, đơn vị, người dân trong cộng đồng mà cần có những can thiệp chuyên sâu tới từng gia đình.

2.4.3. Yếu tố cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội

Các tổ chức, cơ sở làm nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho người nghiện ma túy là một mắt xích rất quan trọng trong suốt quá trình chuyển hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến đối tượng thụ hưởng trong vấn đề cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho người nghiện ma túy tại Trung tâm. Chỉ khi

cơ sỏ cung cấp dịch vụ làm tốt việc chuyển hoá các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước tới đối tượng thụ hưởng giúp cho họ được hưởng những quyền lợi của mình thêm niềm tin vào chính sách Đảng và Nhà nước, đặc biệt là giúp thay đổi cuộc sống của họ hỗ trợ họ tháo gỡ những khó khăn họ đang gặp phải.

Bảng 2.11: Thực trạng đánh giá ý kiến của người nghiện ma tuý về mức độ ảnh hưởng của yếu tố cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội đến dịch vụ công tác

xã hội cho người nghiện ma tuý Mức độ ảnh hưởng Yếu tố cơ sở vật chất Yếu tố cơ sở dịch vụ Thủ tục giao dịch Rất ảnh hưởng 36 34 29 Ảnh hưởng vừa 42 41 40 Ảnh hưởng ít 12 18 20 Không ảnh hưởng 10 7 11 Tổng 100 100 100 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Yếu tố cơ sở vật chất Yếu tố cơ sở dịch vụ Thủ tục giao dịch Không ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Ảnh hưởng vừa Rất ảnh hưởng

Biểu đồ 2.4: Thực trạng đánh giá ý kiến của người nghiện ma tuý về mức độ ảnh hưởng của cơ sở dịch vụ công tác xã hội đến dịch vụ công tác xã hội cho

người nghiện ma tuý

Qua bảng 2.11 về thực trạng đánh giá ý kiến của người nghiện ma tuý về mức độ ảnh hưởng của yếu tố cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội đến dịch vụ công tác xã hội cho thấy:

Về mức độ ảnh hưởng của cơ sở vật chất đến dịch vụ công tác xã hội tại trung tâm có 18 người cho rằng rất ảnh hưởng (chiếm 36% tổng số học viên), 22

người cho rằng ảnh hưởng vừa (chiếm 42% tổng số học viên), 6 người cho rằng ảnh hưởng ít (chiếm 12% tổng số học viên) và 5 người cho rằng không ảnh hưởng (chiếm 10% tổng số học viên). Hiện nay tại Trung tâm số lượng học viên khá ít cho nên việc đầu tư đổi mới trang thiết bị kỹ thuật hiện đại chưa thực sự được chú trọng. Khi cơ sở vật chất chậm đổi mới sẽ ảnh hưởng lớn tới việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội như dịch vụ y tế chăm sóc sức khoẻ (máy móc xét nghiệm, phòng trị liệu, sân chơi thể thao…) tạo điều kiện đáp ứng một cách tối đa những yêu cầu chính đáng cho người nghiện ma tuý.

Thứ hai về mức độ ảnh hưởng của cơ sỏ dịch vụ đến dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm: 17 người cho rằng rất ảnh hưởng (chiếm 34% tổng số học viên), 21 người cho rằng ảnh hưởng vừa (chiếm 41% tổng số học viên), 9 người cho rằng ít ảnh hưởng (chiếm 18% số học viên) và 4 người cho rằng không ảnh hưởng (chiếm 7% tổng số học viên). Cơ sở dịch vụ trong Trung tâm là nhằm cung cấp hoạt động dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu người nghiện ma tuý. Cơ sở dịch vụ cần đa dạng, phổ biến tới tất cả đối tượng để đảm bảo tất cả các đối tượng đều được tham gia hỗ trợ để giải quyết những khó khăn gặp phải trong quá trình điều trị cai nghiện (sức khoẻ, tâm lý, tình cảm…).

Thứ 3 là mức độ ảnh hưởng của thủ tục giao dịch đến dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm như sau: 15 người cho rằng rất ảnh hưởng (chiếm 29% tổng số học viên), 20 người cho rằng ảnh hưởng vừa (chiếm 40% tổng số học viên), 10 người cho rằng ảnh hưởng ít (chiếm 20% tổng số học viên) và 6 người cho rằng không ảnh hưởng (chiếm 11% số học viên). Hiện nay ở Việt Nam cơ chế chính sách còn khá rườm rà vì thế kéo theo thủ tục giao dịch tại Trung tâm còn khá phức tạp điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiếp cận dịch vụ công tác xã hội của người nghiện ma tuý. Vấn đề này cần phải được quan tâm nhiều hơn trong thời gian tới giảm bớt phiền hà khó khăn cho người nghiện ma tuý khi tham gia các dịch vụ công tác xã hội.

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với người nghiện ma túy tại trung tâm giáo dục lao động xã hội tỉnh phú thọ (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)