Biện pháp hỗ trợ người nghiện ma túy

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với người nghiện ma túy tại trung tâm giáo dục lao động xã hội tỉnh phú thọ (Trang 72 - 74)

6. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu

3.3. Biện pháp hỗ trợ người nghiện ma túy

3.3.1. Nội dung biện pháp

Đưa các biện pháp nhằm tác động trực tiếp đến bản thân người nghiện ma

tuý kịp thời hỗ trợ những khó khăn mà người nghiện đang gặp phải, giúp họ nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân cố gắng yên tâm điều trị cai nghiện sớm trở về tái hoà nhập cộng đồng.

3.3.2. Các bước thực hiện

Bước 1: Nắm rõ được số lượng người nghiện ma tuý để có biện pháp kịp thời ngăn chặn sự gia tăng của tỉ lệ người nghiện ma tuý

Kết nối với các xã, phường nơi người nghiện ma tuý sinh sống cần tiếp tục đẩy mạnh công tác lập hồ sơ quản lý trường hợp với người nghiện ma túy. Nắm rõ số lượng người nghiện ma tuý trên địa bàn để đề ra biện pháp can thiệp cụ thể.

Bước 2: Tiếp cận tạo lập mối quan hệ với người nghiện ma tuý đồng thời tiến hành hỗ trợ tâm lý cho họ.

Thiết lập mối quan hệ thân thiết với người nghiện tiến hành hỗ trợ các vấn đề tâm lý, xã hội thông qua các hoạt động thường xuyên thăm hỏi, tạo lập mối quan hệ với người nghiện và cung cấp dịch vụ tham vấn, tư vấn.

Cần tập trung công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và giảm sự tự kỳ thị bản thân của người nghiện ma túy. Cần áp dụng những kiến thức công tác xã hội: công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm hoặc quản lý trường hợp hoặc tham vấn trực tiếp với từng người nghiện ma túy. Giúp cho người nghiện ma tuý nhận ra giá trị bản thân không cảm thấy tự ti mặc cảm và mong muốn cai nghiện tái hoà nhập cộng đồng. Và khi họ nhận ra giá trị bản thân mong muốn cai nghiện thì cơng tác điều trị cai nghiện mới thực sự đem lại hiệu quả khơng thì hoạt động của người nghiện chỉ mang tính chống đối khơng có sự phối hợp trong việc thực hiện các hoạt động nên không thể mang lại hiệu quả.

Bước 3: Xác định vấn đề mà người nghiện ma tuý gặp phải

Tìm hiểu nhu cầu của người nghiện và gắn kết hỗ trợ người nghiện với các dịch vụ trợ giúp. Mỗi một người nghiện ma tuý lại có những nhu cầu nguyện vọng cần thiết khác nhau có người có nhu cầu hỗ trợ tâm lý, có người có nhu cầu về việc làm… Vì vậy nhân viên cơng tác xã hội cần tìm hiểu nhu cầu chính đáng của người nghiện là gì và giúp họ được tiếp cận với các dịch vụ trợ giúp.

Bước 4: Lập kế hoạch giải quyết vấn đề của thân chủ

Cùng bàn bạc với người nghiện để lên kế hoạch, xây dựng các mục tiêu các giải pháp cho sự thay đổi hiệu quả. Trong quá trình điều trị cai nghiện cần có sự thống nhất giữa người nghiện ma tuý và nhân viên công tác xã hội về các hoạt động của kế hoạch các mục tiêu và giải pháp hiệu quả, người nghiện ma tuý cần phải được biết về những gì sắp tới họ tham gia và họ chính là người đưa ra quyết định về những giải pháp giúp họ vượt qua khó khăn.

Bước 5: Triển khai thực hiện các hoạt động theo kế hoạch đã lập ban đầu

- Giáo dục nâng cao hiểu biết về pháp lý cho người nghiện ma tuý về các qui định, đường lối chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với người nghiện

ma tuý. Giúp họ biết được những quyền lợi mà họ được hưởng như: miễn giảm chi phí điều trị cai nghiện đối với những học viên thuộc gia đình có hồn cảnh khó khăn, thuộc dân tộc thiểu số… tạo điều kiện cho họ cai nghiện một cách tốt nhất.

- Cung cấp thông tin, kết nối, chuyển gửi người nghiện đến các dịch vụ hỗ trợ phù hợp, đăc biệt là các dịch vụ điều trị ARV (với người nghiện nhiễm HIV), các dịch vụ xét nghiệm, dịch vụ dạy nghề, tìm việc làm.

- Tổ chức các câu lạc bộ, các nhóm sinh hoạt dành cho người nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma tuý. Triển khai sinh hoạt định kỳ, các thành viên giúp đỡ nhau về mặt tâm lý để vượt qua sự cám dỗ của ma túy, các hoạt động giải trí khác nhằm giúp người nghiện thích nghi trở lại với cuộc sống.

Bước 6: Lượng giá – Kết thúc

Nhân viên công tác xã hội xem xét những kết quả mà thân chủ đạt được và những hạn chế gặp phải để đề ra những hưởng giải quyết phù hợp. Kết thúc quá trình trợ giúp khuyến khích thân chủ tiếp tục phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu.

3.3.3. Điều kiện thực hiện

Trung tâm có đội ngũ cán bộ nhân viên nhiệt tình, có kiến thức kỹ năng ln khơng ngừng hồn thiện bản thân để hồn thành tốt mọi nhiệm vụ.

Bản thân người nghiện ma túy mong muốn đươc cai nghiện thành cơng sớm trở về tái hịa nhập cộng đồng.

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với người nghiện ma túy tại trung tâm giáo dục lao động xã hội tỉnh phú thọ (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)