6. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
1.2. Vài nét tổng quan về người nghiện ma tuý
1.2.5. Đặc điểm chung của người nghiện ma tuý
1.2.5.1. Về mặt sinh lý
- Nếu là người đang nghiện thì sức khoẻ suy sụp dần, khơng quan tâm chăm sóc đến sức khoẻ bản thân. Có một vài vấn đề ven như áp- xe, có thể mặc phải một số bệnh lây truyền qua đường máu và đường tình dục, các hoạt động thể lý suy giảm, có vấn đề về răng miệng, v.v.
- Tuy nhiên nếu khách hàng ngừng sử dụng và tham gia vào một mơ hình điều trị phù hợp thì sức khoẻ thể lý sẽ dần được cải thiện, những cũng mất rất nhiều thời gian. Sự cải thiện sức khoẻ của khách hàng còn tuỳ thuộc vào việc khách hàng có mắc các bệnh đồng diễn nào ngồi nghiện ma tuý hay không.
1.2.5.2. Về mặt tâm lý
- Tuỳ thuộc vào từng chất gây nghiện khác nhau và thời điểm thiếu thuốc (hội chứng cai) hoặc lúc phê thuốc mà người sử dụng có những biểu hiện tâm lý khác nhau. Ví dụ một trong biểu hiện tâm lý của người nghiện heroin sẽ là khoan khoái, lâng lâng, thoải mái, v.v.
- Thông thường đối với người nghiện ma tuý thường có những đặc điểm như bức xúc về mặt tâm lý muốn sử dụng lại chất gây nghiện, khi lên cơn nghiện, người nghiện khó có thể kiểm sốt được suy nghĩ và hành vi của mình nên dễ dàng gây ra những tổn thương cho người khác hoặc gây ra những hoạt động làm ảnh hưởng xấu đến gia đình và những người xung quanh.
Tuy nhiên, khi tỉnh táo, người nghiện nhận thức được tác hại của việc lạm dụng chất gây nghiện và đơi khi có mong muốn cai nghiện và thực tế những hoạt động có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Để giúp người nghiện chiến thắng được chính bản thân mình, vượt qua sự cám dỗ của chất gây nghiện, gia đình, cộng đồng, xã hội và những nhà chuyên môn như nhân viên cơng tác xã hội cần tích cực hỗ trợ và giúp đỡ.
- Nếu mới nghiện: Cảm xúc cô đơn, trống vắng; mặc cảm tội lỗi, cảm giác lo sợ, mặc cảm mình bị ghét bỏ.
- Nếu nghiện lâu: Mặc cảm thua sút anh em, bạn bè; mặc cảm mình bị ghét bỏ, là thành phần xấu của xã hội; tự ái rằng mình có thừa khả năng có thể thành đạt
nhưng chỉ vì nghiện, tại vì hồn cảnh. Đối với người đã sử dụng trong thời gian dài có cảm giác chán chường, bng xi vì đã từng nỗ lực từ bỏ nhiều lần nhưng đều không thành cơng [3].
1.2.6. Đặc điểm tâm lý của gia đình có người nghiện ma t
Hầu hết những gia đình có người thân bị nghiện ma t đều khơng muốn mọi người biết vì họ sợ những dị nghị sau lưng, những ánh nhìn khơng mấy thiện cảm và sự xa lánh kỳ thị đối với người nghiện ma tuý vì thế gia đình muốn bảo vệ danh dự của họ bằng cách giấu việc có con em là người nghiện ma tuý với láng giềng. Họ ln có mong muốn và cố gắng hết sức giúp người thân của mình có thể cai được nghiện và bắt đầu lại cuộc sống mới, đôi khi họ cảm thấy bất lực và thất vọng khi q trình cai nghiện khơng đem lại kết quả. Gia đình người nghiện ma t đơi khi cũng là một phần nguyên nhân khiến người thân của mình nghiện ma t, có rất nhiều gia đình vì cha mẹ mải làm kinh tế khơng quan tâm chăm sóc con cái nên con cái của họ chán nản bị rủ rê vào con đường nghiện ngập.
Những người cha mẹ như vậy thường cảm thấy vô cùng hối hận nếu như mình dành nhiều thời gian quan tâm tới con hơn thì mọi chuyện sẽ khác. Họ ln động viên dành thời gian bên cạnh người thân của mình với mong muốn hy vọng có thể giúp con em mình cai được nghiện bắt đầu lại cuộc sống mới. Họ chính là một chỗ dựa vững chắc là một động lực rất lớn cho người nghiện ma tuý làm lại cuộc đời, họ sẵn sàng lắng nghe sẻ chia và không hề coi thường người nghiện ma tuý.
Số ít gia đình khác, các thành viên trong gia đình lên án, chửi mắng và sỉ nhục thậm chí là cơ lập và có thể là từ mặt người nghiện ma tuý khiến cho người nghiện ma t càng chìm sâu vào ma t, khơng muốn cai nghiện từ bỏ bắt đầu lại cuộc sống mới tốt hơn. Những gia đình này coi người nghiện ma tuý là gánh nặng của gia đình, tìm cách chối bỏ người nghiện ma tuý vì nghĩ rằng người nghiện ma tuý chỉ toàn gây ra những hành vi tiêc cực gây bất lợi tới kinh tế và thể diện của gia đình như: trộm cắp, bạo lực… Họ muốn người nghiện ma tuý rời khỏi gia đình đến nơi nào đó miễn là khiến họ khơng phải chịu trách nhiệm về những gì mà người nghiện ma tuý làm. Những gia đình kiểu này thường chiếm một tỉ lệ rất nhỏ.
1.2.7. Những khó khăn trong việc cai nghiện cho người nghiện ma tuý
1.2.7.1. Yếu tố chủ quan
Người nghiện ma túy thường ngại hòa nhập với cộng đồng xã hội, ngại tiếp cận các dịch vụ xã hội. Tuy nhiên, khi tham gia tiếp nhận dịch vụ một yêu cầu quan trọng là sự quyết tâm của người nghiện.
* Sức khỏe:
Vấn đề sức khỏe yếu là hệ lụy tất yếu của người nghiện ma túy. Do vậy, người nghiện sẽ ít có cơ hội tiếp cận thành cơng các dịch vụ hỗ trợ như: hỗ trợ việc làm, dạy nghề, cho vay vốn.
* Thiếu những kỹ năng xã hội cần thiết, thiếu thơng tin, thiếu tay nghề:
Nhóm người nghiện ma túy phần lớn là trình độ văn hóa thấp, mơi trường sinh hoạt thiếu thông tin, các kỹ năng sống yếu.
1.2.7.2. Các yếu tố khách quan
* Định kiến xã hội:
Mọi người thường cho rằng phần lớn người nghiện ma túy đều có những hành vi xấu như lười học tập, lao động, trộm cắp, ăn chơi lêu lổng; người nghiện ma túy rất khó từ bỏ sự nghiện ngập, khó trở thành “người tốt”. Tất cả những thành kiến trên đã cơ lập nhóm người nghiện ma túy, làm cho họ khơng được đón nhận sự giúp đỡ, chia sẻ của cộng đồng, rất khó khăn để tiếp cận những hoạt động hỗ trợ của các tổ chức.
* Môi trường sinh hoạt:
Đất nước đã khơng chuẩn bị kịp để đón nhận mọi mặt kinh tế, xã hội khi mở cửa. Các hệ lụy về đạo đức, lối sống, sự du nhập của ma túy đã ảnh hưởng rất lớn đến người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Sự thay đổi của xã hội theo hướng có nhiều vấn đề tệ nạn xã hội, con cái thiếu sự chăm sóc, quan tâm của gia đình, bản thân con trẻ thiếu kỹ năng, bản lĩnh vượt qua nhiều cám dỗ trong môi trường đã đưa đến một kết quả tất nhiên như hiện nay: người nghiện ma túy tăng đột biến và chủ yếu là lớp trẻ.
* Các tổ chức, đơn vị làm dịch vụ công tác xã hội với người nghiện ma túy: Các tổ chức, cơ sở làm nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho người nghiện ma túy là một mắt xích rất quan trọng trong suốt q trình chuyển hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến đối tượng thụ hưởng trong vấn đề cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho người nghiện ma túy tại cộng đồng.
* Năng lực đội ngũ cán bộ nhân viên công tác xã hội trong công tác cai nghiện cũng bị kỳ thị và tự kỳ thị. Khi có kiến thức chun mơn về y tế, tâm lý, tư
vấn, về công tác xã hội với người nghiện nhân viên công tác xã hội sẽ hiểu được người nghiện ma túy và sẽ có những suy nghĩ, nhận thức, hành vi đúng mực. Từ đó, họ làm việc hiệu quả, gắn bó với nghề.
* Cơ chế chính sách:
Cơ chế, chính sách là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội với người nghiện ma túy tại cộng đồng. Nếu khơng có hành lang pháp lý và những chính sách hỗ trợ thì người nghiện ma túy cũng như cơ sở cung cấp dịch vụ sẽ gặp nhiều trở ngại trong quá trình hoạt động.
1.3. Khái quát về dịch vụ công tác xã hội
1.3.1. Khái niệm về dịch vụ
Dịch vụ được hiểu theo nhiều cách khác nhau và gắn liền với quá trình phát triển xã hội. Theo Đại từ điển tiếng Việt: Dịch vụ là công việc phục vụ cho đông đảo dân chúng (Nguyễn Như Ý, 1999, tr. 537, NXB Văn hoá, Đại từ điển tiếng Việt). Tác giả Trần Hậu, Đoàn Minh Tuấn (2012) cho rằng dịch vụ là những hoạt động lao động mang tính xã hội tạo ra các sản phẩm hàng hố tồn tại dưới hình thái vơ hình nhằm thoả mãn các nhu cầu sản xuất và đời sống của con người [1]
1.3.2. Khái niệm công tác xã hội
- Theo Hiệp hội Quốc gia NVCTXH (NASW): Công tác xã hội là hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay khôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ (Zastrow, 1996)
CTXH tồn tại để cung cấp các dịch vụ xã hội mang tính hiệu quả và nhân đạo cho cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng và xã hội giúp họ tăng năng lực và cải thiện cuộc sống (Zastrow, 1999).
- Theo đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ: CTXH góp phần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa con người và con người, hạn chế phát sinh các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của thân chủ xã hội, hướng tới một xã hội lành mạnh, công bằng, hạnh phúc cho người dân và xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến [9].
- Theo Nguyễn Duy Nhiên: Công tác xã hội là hoạt động chuyên nghiệp được thực hiện dựa trên nền tảng khoa học chuyên nghành nhằm hỗ trợ đối tượng
có vấn đề xã hội (cá nhân, nhóm, cộng đồng) giải quyết các vấn đề gặp phải, cải thiện hoàn cảnh, vươn lên hồ nhập xã hội theo hướng tích cực bền vững [4].
Như vậy có thể hiểu rằng cơng tác xã hội là một ngành khoa học, một nghề chuyên nghiệp nhằm giúp đỡ những đối tượng yếu thế có thể là cá nhân, nhóm, cộng đồng phát huy được nội lực của bản thân, kết nối với các nguồn lực bên ngoài giải quyết được những vấn đề xã hội gặp phải.
1.3.3. Khái niệm dịch vụ cơng tác xã hội
Có thể hiểu rằng dịch vụ cơng tác xã hội cũng là dịch vụ xã hội, tuy nhiên nó hướng nhiều tới các hoạt động hay dịch vụ trợ giúp xã hội cho những người có vấn đề xã hội , đặc biệt là nhóm đối tượng có hồn cảnh khó khăn (như người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người cao tuổi/người già neo đơn, khơng nơi nương tựa, người có HIV/AIDS hay ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, người bị bạo lực gia đình, người nghiện ma tuý, người có vấn đề về tâm thần, người nghèo). Các cơ sở cung cấp dịch vụ cơng tác xã hội có thể là của Nhà nước, tư nhân, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tơn giáo và các tổ chức xã hội khác [1].
Tóm lại dịch vụ cơng tác xã hội được hiểu là cung cấp các dịch vụ, hoạt động xã hội nhằm trợ giúp nhóm người yếu thế giải quyết được khó khăn và vấn đề gặp phải của mình.
1.3.4. Nội dung dịch vụ công tác xã hội
Dịch vụ công tác xã hội với người nghiện ma túy là các hoạt động cung cấp dịch vụ như: chăm sóc sức khỏe, tư vấn, các hoạt động trợ giúp, kết nối . . . nhằm giúp người nghiện có điều kiện vượt qua khó khăn về sức khỏe, tâm lý và tinh thần trong điều trị nghiện vươn lên sống hòa nhập cộng đồng.
Mạng lưới DVCTXH cho người nghiện ma túy là hệ thống những cơ sở công lập, tư nhân, tố chức phi chính phủ, tổ chức nhân đạo nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị nghiện cho người nghiện ma túy, đảm bảo cơng bằng xã hội, góp phần phát triển xã hội [6].
1.3.4.1. Hoạt động tư vấn
Tư vấn là một quá trình trao đổi tương tác giữa tư vấn viên và khách hàng nhằm giúp khách hàng tự tìm hiểu về những khó khăn của họ một cách bảo mật và nâng cao năng lực cho khách hàng để họ có thể tự giải quyết những khó khăn đó. Các nội dung tư vấn cụ thể có thể là: tư vấn cho cá nhân người nghiện và gia đình
về chăm sóc sức khỏe, tư vấn hỗ trợ tâm lý để đi đến vấn đề tham gia điều trị, tư vấn chọn hình thức điều trị phù hợp, tư vấn tiếp cận các dịch vụ hòa nhập cộng đồng, tư vấn điều trị và tư vấn dự phòng tái nghiện . . . Theo các chuyên gia, hoạt động tư vấn chiếm 90% quá trình điều trị nghiện.
1.3.4.2. Hoạt động chăm sóc sức khỏe
Tư vấn và chăm sóc sức khỏe cho người nghiện là hai hoạt động chủ yếu trong quá trình cai nghiện. Tuy giai đoạn cắt cơn giải độc chỉ là một phần nhỏ trong chu trình điều trị nhưng nó là yếu tố tác động rất lớn đến quá trình điều trị của người nghiện. Chăm sóc sức khỏe cũng mang tính thường xuyên trong quá trình điều trị của người nghiện. Cơng tác chăm sóc sức khỏe nhất định phải có sự tham gia của ngành Y tế. Tuy nhiên, từ lâu nay công tác cai nghiện ma túy được mặc nhiên cho là nhiệm vụ của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
1.3.4.3. Hoạt động hỗ trợ
Người nghiện ma túy tại trung tâm sẽ được hỗ trợ các loại dịch vụ như: hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ tiền thuốc, tiền ăn, các dịch vụ chăm sóc y tế, hỗ trợ tâm lý, hỗ trợ vay vốn, dạy nghề, việc làm. Các hoạt động hỗ trợ có ý nghĩa giúp người nghiện cảm nhận được sự chia sẻ về vật chất và tinh thần; góp phần động viên, khuyến khích, tạo cơ hội cho họ trong q trình chữa bệnh và hịa nhập cộng đồng.
1.3.4.4. Hoạt động kết nối
Trong quá trình can thiệp, hỗ trợ người nghiện ma túy điều trị, các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội sẽ thực hiện kết nối các dịch vụ hỗ trợ. Các cơ sở cung cấp dịch vụ có trách nhiệm tư vấn khách quan những dịch vụ mình cung cấp và kết nối sao cho phù hợp với nhu cầu điều trị của người nghiện. Cần lưu ý nhu cầu của người nghiện phải trên cơ sở mang tính khoa học về điều trị, tính thực tiễn và tơn trọng quyết định cá nhân người nghiện. Người nghiện ma túy khi tham gia dịch vụ công tác xã hội chủ yếu được kết nối dịch vụ từ cấp xã, phường. Phần lớn các hoạt động kết nối được thực hiện cịn mang tính chủ quan của nhân viên cơng tác xã hội, khơng có sự chủ động, kết nối theo nhu cầu của người nghiện. Người nghiện ma túy gần như bế tắc trong việc tiếp cận các dịch vụ kết nối.
1.3.5. Khái niệm nhân viên công tác xã hội
Nhân viên cơng tác xã hội là những người có trình độ chun mơn, được trang bị kiến thức, kỹ năng về Công tác xã hội chuyên nghiệp và sử dụng kiến thức, kỹ
năng đó trong q trình tác nghiệp trợ giúp đối tượng (cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng) có vấn đề xã hội giải quyết vấn đề gặp phải, vươn lên trong cuộc sống.
Nhân viên công tác xã hội (social worker) được hiệp hội các nhà công tác xã hội chuyên nghiệp quốc tế (IASW) định nghĩa: Nhân viên công tác xã hội là người được đào tạo và trang bị các kiến thức và kỹ năng trong công tác xã hội, họ có nhiệm vụ: trợ giúp các đối tượng nâng cao khả năng giải quyết và đối phó với vấn đề trong cuộc sống; tạo cơ hội để các đối tượng tiếp cận với nguồn lực cần thiết; thúc đẩy sự tương tác giữa cá nhân, giữa cá nhân với mơi trường tạo ảnh hưởng tới chính sách xã hội, các cơ quan, tổ chức vì lợi ích của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng thơng qua hoạt động nghiên cứu và hoạt động thực tiễn [1].