6. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
3.1.2. Các bước tiến hành
Bước 1: Xin ý kiến của Ban lãnh đạo trung tâm về việc tổ chức buổi hội thảo, giao lưu học hỏi với các chuyên gia từ tổ chức phi chính phủ và trung tâm cai nghiện có kỹ thuật hiện đại tiên tiến nhất trong cả nước.
Nhân viên công tác xã hội xây dựng kế hoạch dự kiến các hoạt động của hội thảo gửi tới Ban lãnh đạo trung tâm như:
- Thời gian - Địa điểm
- Thành phần tham gia
Đồng thời xin kinh phí hỗ trợ từ phía trung tâm để tổ chức hội thảo, giao lưu kinh nghiệm tạo điều kiện cho nhân viên công tác xã hội tại trung tâm tham gia đầy đủ (hỗ trợ một bữa ăn trưa, sách vở cho cán bộ tham gia học tập).
Bước 2: Tìm hiểu các tổ chức phi chính phủ và trung tâm cai nghiện hiện đại nhất.
Nhân viên cơng tác xã hội tìm hiểu về các tổ chức phi chính phủ đang làm thí điểm hoặc có chương trình hỗ trợ người nghiện ma tuý trên địa bàn tỉnh và các trung tâm cai nghiện có kỹ năng tiên tiến đạt hiệu quả cao nhất trong cơng tác cai nghiện. Có thể tìm hiểu qua mạng internet.
Bước 3: Kết nối với tổ chức phi chính phủ và các trung tâm cai nghiện hiện đại nhất
Nhân viên xã hội liên lạc gặp gỡ với lãnh đạo của tổ chức phi chính phủ và lãnh đạo của các trung tâm trao đổi với hy vọng mong muốn đươc hợp tác, giao lưu học hỏi kinh nghiệm. Đồng thời xin hỗ trợ có thể về tài chính, thuốc men, kinh nghiêm từ chuyên gia… Nhân viên xã hội lập kế hoạch các hoạt động (như các khoản tiền hỗ trợ dự định sử dụng vào các hoạt động gì mục đích ra sao? Hay cuộc giao lưu hội thảo mong muốn được thực hiện vào thời gian nào và ở đâu?).
Bước 4: Tổ chức hội thảo, giao lưu học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia trong nước và ngoài nước nhằm nâng cao chất lượng đội ngủ nhân viên công tác xã hội tại trung tâm
- Tại hội thảo các chuyên gia trong và ngoài nước tham luận về kinh nghiệm của các trung tâm cai nghiện ma tuý trên thế giới và trung tâm cai nghiện có hiệu quả cao nhất trong nước vai trò quan trọng của việc công tác xã hội tại các trung tâm cai nghiện; sự cần thiết phải thành lập phịng/bộ phận cơng tác xã hội trong các trung tâm cai nghiện; tham luận một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội.
- Các chuyên gia đánh giá về những hiệu quả của mơ hình dịch vụ cơng tác xã hội mà trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh Phú Thọ đã đạt được và những hạn chế trong dich vụ công tác xã hội với người nghiện ma tuý tại trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh Phú Thọ.
- Đồng thời đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên công tác xã hội tại trung tâm như:
1) Đẩy mạnh công tác giáo dục của các cán bộ trong trung tâm hiểu về tầm quan trọng của dịch vụ công tác xã hội đối với người nghiện ma tuý, hiểu rõ hơn về vai trò chức năng của đội ngũ nhân viên công tác xã hội.
2) Tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng và giao lưu học hỏi kinh nghiệm giữa nhân viên công tác xã hội của trung tâm với các chuyên gia về việc cải thiện chất lượng của các dịch vụ công tác xã hội với người nghiện ma tuý còn hạn chế, những hạn chế và khó khăn gặp phải.
3) Nâng cao chất lượng hoạt động của Phịng/bộ phận cơng tác xã hội thực hiện đúng các chức năng, nhiệm vụ công tác xã hội theo quy định. Đồng thời, tăng thêm số lượng nhân viên công tác xã hội tại trung tâm để kịp thời đáp ứng các nhu cầu của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ công tác xã hội theo quy định.
Bước 5: Lượng giá hiệu quả qua hội thảo giao lưu học hỏi trao đổi kinh nghiệm
Xem xét tính khả thi và hiệu quả những kinh nghiệm được chuyên gia truyền đạt những gì phù hợp có thể vận dụng vào thực tiễn tại Trung tâm, những gì chưa phù hợp cần phải điều chỉnh để đạt được hiệu quả một cách tốt nhất.