6. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
2.3. Thực trạng về dịch vụ công tác xã hội cung cấp cho người nghiện ma tuý tại Trung
2.3.2. Thực trạng của dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm Giáo dục – Lao động xã hộ
xã hội tỉnh Phú Thọ
2.3.2.1. Dịch vụ tư vấn
Hiện nay dịch vụ tư vấn đóng vai trị quan trọng trong các dịch vụ cơng tác xã hội đối với người nghiện ma tuý và nhu cầu của xã hội về dịch vụ này là rất lớn. Dịch vụ tư vấn giúp cho những người nghiện ma tuý nhận ra vấn đề mà họ đang gặp phải là gì và giúp họ nhận ra hướng giải quyết để họ có thể vượt qua những khó khăn gặp phải. Trong dịch vụ cơng tác xã hội, dịch vụ tư vấn đóng vai trị: tư vấn cho cá nhân người nghiện và gia đình về chăm sóc sức khỏe, tư vấn hỗ trợ tâm lý để đi đến vấn đề tham gia điều trị, tư vấn chọn hình thức điều trị phù hợp, tư vấn tiếp cận các dịch vụ hòa nhập cộng đồng, tư vấn điều trị và tư vấn dự phòng tái nghiện. Theo các chuyên gia, hoạt động tư vấn chiếm 90% quá trình điều trị nghiện.
Bảng 2.2: Thực trạng ý kiến đánh giá của của người nghiện ma tuý về mức độ cần thiết của dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm
Mức độ cần thiết Tỉ lệ người tham gia
đánh giá (n=51) Tỉ lệ (%) Cần thiết 20 39 Rất cần thiết 23 45 Không cần thiết 3 6 Ít cần thiết 5 10 Tổng 51 100
Qua bảng 2.2 về thực trạng đánh giá của người nghiện ma tuý về dịch vụ tư vấn ta thấy được rằng nhu cầu của người nghiện về dịch vụ tư vấn là rất lớn trong đó: 20 người nghiện đánh giá dịch vụ tư vấn là cần thiết chiếm 39% tổng số học viên tham gia dịch vụ tư vấn tại Trung tâm, 23 người nghiện ma tuý đánh giá dịch vụ tư vấn là rất cần thiết chiếm 45% tổng số học viên tại Trung tâm, 3 người nghiện ma tuý đánh giá dịch vụ tư vấn là ít cần thiết chiếm 6% tổng số học viên và 5 người nghiện ma tuý đánh giá dịch vụ tư vấn là không cần thiết chiếm 10% tổng số học viên tại Trung tâm.
Bảng 2.3: Thực trạng đánh giá cảm nhận của người nghiện ma tuý sau khi sử dụng dịch vụ tư vấn tại Trung tâm
Mức độ Tỉ lệ người tham gia
đánh giá (n=51) Tỉ lệ (%)
Rất tin tưởng 23 45
Tin tưởng 20 40
Tin tưởng rất ít 8 15
Không tin tưởng 0 0
Tổng 51 100
Qua bảng 2.3 về thực trạng đánh giá cảm nhận của người nghiện ma tuý sau khi sử dụng dịch vụ tư vấn tại Trung tâm trong đó: 23 người nghiện đánh giá dịch vụ tư vấn là rất tin tưởng chiếm 45% tổng số học viên tham gia dịch vụ tư vấn tại Trung tâm, 20 người nghiện ma tuý đánh giá dịch vụ tư vấn là tin tưởng chiếm 40% tổng số học viên tại Trung tâm, 8 người nghiện ma tuý đánh giá dịch vụ tư vấn là tin tưởng rất ít chiếm 15% tổng số học viên và khơng có người nghiện ma tuý đánh giá dịch vụ tư vấn là không tin tưởng.
KL: Qua hai bảng 2.2 và 2.3 đã cho thấy dịch vụ tư vấn của Trung tâm đã đem lại những kết quả nhất định, đã phần nào đáp ứng nhu cầu rất lớn của người nghiện ma tuý. Song, bên cạnh đó cịn mang tính chưa chuyên sâu và chưa mang tính liên tục. Sau quy định tại Nghị định số 221/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ việc bắt buộc người nghiện ma tuý vào cai nghiện tại trung tâm chỉ được thực hiện thơng qua phán quyết của tồ án vì thế đặt ra yêu cầu rất lớn về sự phát triển của dịch vụ tư vấn nhằm lôi kéo người nghiện ma tuý tự nguyện tham gia điều trị cai nghiện tại Trung tâm. Đồng thời, ngày càng đổi mới và mở rộng dịch vụ tư vấn tiếp cận các dịch vụ tái hoà nhập cộng đồng cho người nghiện thay đổi quan điểm kỳ thị và phân biệt của cộng đồng về người nghiện ma tuý để họ có thể tự tin thể hiện giá trị bản thân bắt đầu lại cuộc sống mới có ích cho xã hội.
Bên cạnh đó củng cố phát triển dịch vụ tư vấn chống tái nghiện bằng các kỹ năng từ chối và kỹ năng đối phó với cơn thèm thuốc cho người nghiện ma tuý vì theo khảo sát có đến 90% người nghiện ma tuý sau khi cai nghiện ma tuý tái nghiện và 2 nguyên nhân chính xuất phát từ chính bản thân người nghiện và mơi trường
xung quanh. Do vậy, khoảng cách giữa nhu cầu của người nghiện và khả năng đáp ứng của dịch vụ tư vấn cần quan tâm về cả số lượng và chất lượng.
2.3.2.2. Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ
Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ giúp giải quyết những khó khăn và vấn đề cấp thiết mà người nghiện ma tuý gặp phải, nó là một trong hai hoạt động chủ yếu trong quá trình cai nghiện. Tuy giai đoạn cắt cơn giải độc chỉ là một phần nhỏ trong chu trình điều trị nhưng nó là yếu tố tác động rất lớn đến quá trình điều trị của người nghiện.
Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ đòi hỏi sự tham gia trực tiếp của nghành y tế. Trong quá trình cắt cơn người nghiện gặp nhiều khó khăn về thể chất và tinh thần do những ảnh hưởng của hội chứng cai. Trong giai đoạn này, người nghiện cần được tư vấn chăm sóc về chế độ dinh dưỡng, tham vấn để ổn định tinh thần và sẵn sàng vượt qua những vấn đề ảnh hưởng của hội chứng cai như: dị cảm, buồn nôn, nôn; đau cơ bắp; chảy nước mắt, nước mũi; giãn đồng tử, vã mồ hôi; đi ỉa lỏng; ngáp; sốt; mất ngủ, thèm chất ma túy, nổi da gà, vã mồ hơi, giịi bị trong xương. Cần lưu ý đây là giai đoạn người nghiện dễ dàng bỏ cuộc do tác động mạnh của hội chứng cai nên cần giám sát và động viên thường xuyên người nghiện.
Bảng 2.4: Đánh giá của người nghiện về mức độ cần thiết của dịch vụ chăm sóc sức khoẻ
Mức độ cần thiết Tỉ lệ người đánh giá (n=51) Tỉ lệ (%)
Rất cần thiết 20 40
Cần thiết 26 50
Không cần thiết 3 6
Ít cần thiết 2 4
Bảng 2.5: Đánh giá của người nghiện ma tuý về cảm nhận sau khi sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại Trung tâm
Mức độ Tỉ lệ người tham gia đánh
giá (n=51) Tỉ lệ (%)
Tin tưởng 28 54
Rất tin tưởng 23 46
Nghi ngờ 0 0
Hồn tồn khơng tin tưởng 0 0
Tổng 51 100
Trong thời gian qua dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại Trung tâm đã có những bước tiến mới ngày càng mở rộng, đổi mới và đa dạng phương pháp điều trị cai nghiện ma tuý cho người nghiện. Nhìn chung cách tiếp cận hiện nay của Việt Nam trong điều trị nghiện đã có thay đổi tích cực chuyển dần từ mơ hình cai nghiện bắt buộc sang hình thức điều trị nghiện dựa và bằng chứng, tự nguyện. Điều này được thể hiện trong tinh thần của Đề án “Đổi mới công tác cai nghiện ma tuý ở Việt Nam đến năm 2020”. Sự chuyển đổi này đánh dấu một bước quan trọng trong cách nhìn nhận về quan điểm hỗ trợ người nghiện từ việc coi nghiện ma tuý là một tệ nạn xã hội sang điều trị bệnh mãn tính của não bộ. Mơ hình chăm sóc này hướng đến cung cấp các dịch vụ chăm sóc liên tục và toàn diện đảm bảo chăm sóc ban đầu, chăm sóc đặc biệt và chăm sóc liên tục, bao gồm các hoạt động tiếp cận chăm sóc y tế, điều trị methadone, cất cơn giải độc, điều trị ARVs và tư vấn điều trị nghiện. Tuy nhiên bên cạnh đó dịch vụ chăm sóc sức khoẻ y tế tại Trung tâm chỉ mang lại hiệu quả tạm thời chưa có tính lâu dài việc điều trị bằng thuốc hướng thần khiến người bệnh vẫn bị phụ thuộc vào thuốc vì thế mà khả năng tái nghiện là rất lớn.
2.3.2.3. Dịch vụ hỗ trợ
Phần lớn người nghiện ma tuý đều cảm thấy tự ti mặc cảm và xấu hổ cho rằng mình là người thừa của xã hội khơng chỉ vậy sự kỳ thị của những người xung quanh làm người nghiện ma tuý thêm chán nản vả muốn bng xi cũng vì vậy mà dịch vụ hỗ trợ đóng vai trị rất quan trọng trong cơng tác cai nghiện giúp tạo động lực cho người nghiện ma tuý yên tâm cai nghiện chỉ khi họ quyết tâm và muốn làm lại cuộc đời thì hoạt động cai nghiện mới thực sự mang lại hiệu quả. Dịch vụ hỗ trợ
cho người nghiện ma tuý khá đa dạng như: hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ tiền thuốc tiền ăn, hỗ trợ tham vấn tâm lý và hỗ trợ vay vốn tìm việc làm…
Bảng 2.6: Đánh giá ý kiến của người nghiện ma tuý về mức độ cần thiết của dịch vụ hỗ trợ tại Trung tâm
Mức độ Tỉ lệ người đánh giá (n=51) Tỉ lệ (%) Cần thiết 19 38 Rất cần thiết 26 50 Ít cần thiết 4 8 Không cần thiết 2 4 Tổng 51 100
Qua bảng 2.6 về đánh giá ý kiến của người nghiện ma tuý về mức độ cần thiết của dịch vụ hỗ trợ người nghiện ma tuý tại Trung tâm có thể thấy rằng: 19 người đánh giá dịch vụ hỗ trợ là cần thiết (chiếm 38% tổng số người nghiện tại Trung tâm), 26 người đánh giá rất cần thiết (chiếm 50% tổng số học viên), 4 người đánh giá ít cần thiết ( chiếm 8% tổng số học viên tại Trung tâm) và 2 người đánh giá dịch vụ hỗ trợ là không cần thiết (chiếm 4% tổng số học viên tại Trung tâm).
Bảng 2.7: Đánh giá ý kiến của người nghiện ma tuý về cảm nhận sau khi sử dụng dịch vụ hỗ trợ tại Trung tâm
Mức độ Tỉ lệ người đánh giá (n=51) Tỉ lệ (%) Hoàn toàn phù hợp 9 18 Phù hợp 32 62 Ít phù hợp 8 16 Không phù hợp 2 4 Tổng 51 100
Qua bảng 2.7 về đánh giá cảm nhận của người nghiện ma tuý sau khi sủ dụng dịch vụ hỗ trợ của Trung tâm có 9 người đánh giá là phù hợp (chiếm 18% tổng số học viên tại Trung tâm), tỉ lệ người đánh giá phú hợp khá cao là 32 người (chiếm 62%
tổng số học viên), 8 người đánh giá ít phù hợp (chiếm 16% tổng số học viên) và 2 người đánh giá không phù hợp (chiếm 4% học viên).
KL: Qua 2 bảng 2.6 và 2.7 có thể thấy rằng nhu cầu về dịch vụ hỗ trợ của người nghiện ma tuý là rất lớn và dịch vụ hỗ trợ đối với người nghiện ma tuý tại Trung tâm đã có những bước đi đúng hướng đáp ứng phần nào nhu cầu của người nghiện. Tuy vậy bên cạnh đó vẫn cịn một số hạn chế sự phát triển của dịch vụ hỗ trợ chưa toàn diện và đồng đều tập chung chủ yếu vào hỗ trợ pháp lý, tiền thuốc và tiền ăn của người nghiện ma tuý mà chưa có sự quan tâm đúng mức đến những rào cản khó khăn tâm lý mà người nghiện gặp phải trong quá trình cai nghiện vì thế chưa tác động trực tiếp vào động lực khát khao muốn cai nghiện muốn hoà nhập cộng đồng của người nghiện. Cùng với đó việc hỗ trợ vay vốn tỉm việc làm cho người nghiện ma tuý chỉ mang tính giải quyết nhu cầu việc làm trước mắt mà chưa thực sự tìm ra được điểm mạnh khả năng và sự phù hợp với bản thân người nghiện vì thế khơng đem lại hiệu quả lâu dài.
2.3.2.4. Dịch vụ kết nối
Dịch vụ kết nối đóng vai trị kết nối chuyển gửi dịch vụ thân chủ với các dịch vụ phù hợp đáp ứng nhu cầu của người nghiện ma tuý. Hỗ trợ người nghiện và người sau cai nghiện tiếp cận các dịch vụ trợ giúp (dịch vụ y tế; dịch vụ trợ giúp pháp lý; dịch vụ điều trị nghiện; dịch vụ dạy nghề và tìm việc làm cho người nghiện...). Cùng với đó kết nối huy động các nguồn lực hỗ trợ người nghiện ma tuý, đồng thời vận động gia đình, cộng đồng và các tổ chức xã hội sẵn sàng hỗ trợ người nghiện cả về vật chất, tinh thần để điều trị nghiện và tái hoà nhập cộng đồng sau điều trị.
Bảng 2.8: Thực trạng người nghiện ma tuý tham gia vào dịch vụ kết nối tại Trung tâm
Hoạt động Tỉ lệ người tham gia (n=51) Tỉ lệ (%)
Kết nối điều trị methadone 0 0
Vay vốn để điều trị bệnh 5 10
Việc làm 40 80
Điều trị HIV/AIDS 2 3
Qua bảng 2.8 về thực trạng người nghiện tham gia vào dịch vụ kết nối tại
Trung tâm có thể thấy rằng: 5 người nghiện được tham gia dịch vụ vay vốn để điều trị bệnh (chiếm 10% số học viên tại trung tâm), 40 người được tham gia dịch vụ kết nối tìm việc làm sau khi điều trị khỏi bệnh và tái hoà nhập cộng đồng (chiếm 80% tổng số học viên), 2 người mắc bệnh HIV/AIDS được tham gia điều trị HIV (chiếm 3% tổng số học viên) và 4 người nghiện ma tuý được tham gia điều trị các bệnh khác (chiếm 7% tổng số học viên tại Trung tâm).
Hiện nay dịch vụ kết nối cho người nghiện ma tuý điều trị thay thế bằng methadone chưa được sử dụng chủ yếu người nghiện ma tuý được điều trị bằng thuốc hướng thần cắt cơn, vật lí trị liệu và lao động trị liệu. Trước kia thì Trung tâm có liên kết với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp dạy nghề gò hàn cho học viên cai nghiện tuy nhiên sau các khoá học nhận thấy kết quả của việc dạy nghề là không đem lại hiệu quả mong muốn hơn nữa người nghiện ma tuý ít áp dụng được nghề nghiệp đã học vào việc kiếm sống sau này. Bên cạnh đó các phương pháp điều trị cho người nhiễm HIV vẫn chưa áp dụng được những phương pháp chữa trị khoa học hiện đại nhất. Có thể thấy rằng, mạng lưới cung cấp dịch vụ kết nối tại cơ sở còn mỏng và chưa đạt hiểu quả tối đa, các chính sách hỗ trợ cịn hạn chế, chậm đổi mới, năng lực của nhân viên công tác xã hội tại cơ sở chưa được phát huy một cách tối ưu gây ảnh hưởng tới hoạt đông kết nối của người nghiện ma tuý taị Trung tâm.