Yếu tố đặc điểm riêng của người nghiện ma tuý

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với người nghiện ma túy tại trung tâm giáo dục lao động xã hội tỉnh phú thọ (Trang 54)

6. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu

2.4. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội với người nghiện ma tuý

2.4.1. Yếu tố đặc điểm riêng của người nghiện ma tuý

Dịch vụ cơng tác xã hội có đem lại hiệu quả hay khơng phụ thuộc rất lớn vào bản thân người nghiện ma tuý yếu tố đặc điểm riêng của người nghiện ma tuý bao gồm: đặc điểm về sức khoẻ, đặc điểm trình độ học vấn, chun mơn kỹ năng và đặc điểm về hoàn cảnh.

Bảng 2.9: Tỉ lệ đánh giá ý kiến của người nghiện ma tuý về ảnh hưởng của các yếu tố riêng tới dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm (%)

Mức độ ảnh hưởng Đặc điểm sức khoẻ Đặc điểm trình độ học vấn Đặc điểm hoàn cảnh Rất ảnh hưởng 29 37 42 Ảnh hưởng vừa 36 35 39

Ảnh hưởng ít 25 20 15

Không ảnh hưởng 10 8 4

Tổng 100 100 100

Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ đánh giá ý kiến của người nghiện ma tuý về ảnh hưởng của các yếu tố riêng tới dịch vụ công tác xã hội tại Trung Tâm

Qua bảng 2.9 về tỉ lệ đánh giá ý kiến của người nghiện ma tuý về ảnh hưởng của các yếu tố đặc điểm riêng của người nghiện ma tuý tới dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm:

Đầu tiên về đặc điểm sức khoẻ của người nghiện ma tuý có 15 người cho rằng yếu tố sức khoẻ là rất ảnh hưởng tới dịch vụ công tác xã hội (chiếm 29% tổng số học viên), 18 người cho rằng ảnh hưởng vừa (chiếm 36% tổng số học viên), 13 người đánh ảnh hưởng ít (chiếm 25% tổng số học viên) và 5 người cho rằng không ảnh hưởng (chiếm 10% tổng số học viên). Vấn đề sức khoẻ yếu là hệ luỵ tất yếu của người nghiện ma tuý qua quá trình dài sử dụng chất ma tuý gây ảnh hưởng nghiêm trọng làm suy giảm sức khoẻ nhanh chóng, cơ thể suy kiệt mọi hoạt động sinh hoạt đảo lộn “ngày ngủ, đêm ăn”, lười vệ sinh cá nhân dễ dẫn tới mắc các bệnh nhiễm trùng da, rối loạn dinh dưỡng, viêm đa dây thần kinh… Điều này gây ảnh hưởng khá lớn đến việc tiếp cận với các dịch vụ công tác xã hội của người nghiện. Bên cạnh đó người nghiện ma t cịn có tâm lý tự ti mặc cảm ngại hồ nhập với cộng

đồng xã hội, ngại tiếp cận với các dịch vụ công tác xã hội và khi tham gia dịch vụ cơng tác xã hội một điều quan trọng đóng vai trị tất yếu là nằm ở sự quyết tâm của người nghiện.

Thứ hai là về đặc điểm trình độ học vấn, chun mơn, kỹ năng: có 19 người cho rằng rất ảnh hưởng tới dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm (chiếm 37% tổng số học viên), 18 người cho rằng ảnh hưởng vừa (chiếm 35% tổng số học viên tại Trung tâm), 10 người cho rằng ảnh hưởng ít (chiếm 20% tổng số học viên) và 4 người cho rằng không ảnh hưởng (chiếm 8% tổng số học viên tại Trung tâm). Theo kết quả điều tra được phần lớn người nghiện ma tuý đang điều trị tại Trung tâm có trình độ học vấn thấp chủ yếu làm nghề tự do, môi trường sinh hoạt thiếu thông tin và kỹ năng sống yếu nên mới bị dụ dỗ vào con dường nghiện hút ma tuý. Cũng vì trình độ học vấn thấp nên việc tiếp cận dịch vụ công tác xã hội của họ gặp hạn chế và việc giúp họ hiểu các hoạt động và hiệu quả của các dịch vụ công tác xã hội mất khá nhiều thời gian.

Thứ ba là mức độ ảnh hưởng của đặc điểm hồn cảnh đến dịch vụ cơng tác xã hội tại Trung tâm: 21 người cho rằng rất ảnh hưởng (chiếm 42% tổng số học viên), 20 người cho rằng ảnh hưởng vừa (chiếm 39% tổng số học viên), 8 người cho rằng ít ảnh hưởng (chiếm 15% tổng số học viên) và 2 người cho rằng không ảnh hưởng (chiếm 4% tổng số học viên). Phần nhiều học viên trong Trung tâm hiện nay đều là tự nguyện có nghĩa là gia đình đóng các chi phí để học viên được tham gia điều trị tại Trung tâm. Đối với những học viên thuộc gia đình gặp khó khăn về kinh tế thì việc tiếp cận với dịch vụ cơng tác xã hội như dịch vụ chăm sóc y tế thuốc men là ảnh hưởng rất lớn.

Nhìn chung, nhóm các yếu tố từ đặc điểm riêng của người nghiện ma túy như: tự ti, mặc cảm, sức khỏe, thiếu kỹ năng, thơng tin, tay nghề đều có ảnh hưởng nhiều đến dịch vụ công tác xã hội cho người nghiện, trong đó, yếu tố tâm lý là rõ nét nhất.

2.4.2. Yếu tố mơi trường bên ngồi

Bên cạnh những yếu tố riêng của bản thân người nghiện ma tuý thì những yếu tố khách quan từ mơi trường bên ngồi như: gia đình, cộng đồng và mơi trường tiếp cận cũng có ảnh hưởng tới dịch vụ cơng tác xã hội tại Trung tâm. Mơi trường bên ngồi có ảnh hưởng lớn trực tiếp đến bản thân người nghiện đó có thể là nguyên nhân nghiện ma tuý của một cá nhân.

Bảng 2.10: Thực trạng đánh giá ý kiến của người nghiện ma tuý về mức độ ảnh hưởng của yếu tố bên ngồi đến dịch vụ cơng tác xã hội tại Trung tâm (%) Mức độ ảnh hưởng Yếu tố gia đình Yếu tố cộng

đồng Yếu tố môi trường tiếp cận Rất ảnh hưởng 58 44 45 Ảnh hưởng vừa 34 38 35 Ảnh hưởng ít 5 12 15 Không ảnh hưởng 3 6 5 Tổng 100 100 100 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Yếu tố gia đình Yếu tố cộng

đồng Yếu tố mơi trường tiếp cận Khơng ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Ảnh hưởng vừa Rất ảnh hưởng

Biểu đồ 2.3: Thực trạng đánh giá ý kiến của người nghiện ma tuý về mức độ ảnh hưởng của yếu tố bên ngồi đến dịch vụ cơng tác xã hội tại Trung tâm

Theo bảng 2.10 thực trạng đánh giá ý kiến của người nghiện ma tuý về mức độ ảnh hưởng của yếu tố bên ngồi đến dịch vụ cơng tác xã hội tại Trung tâm có thể thấy đặc điểm của mơi trường bên ngồi có ảnh hưởng rất lớn tới việc tiếp cận dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm cụ thể:

Đầu tiên là mức độ ảnh hưởng của yếu tố gia đình tới việc tiếp cận dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm: có 30 người cho rằng rất ảnh hưởng (chiếm 58% tổng số học viên), 17 người cho rằng ảnh hưởng vừa (chiếm 34% tổng số học viên), 3 người cho rằng ảnh hưởng ít (chiếm 5% số học viên) và 1 người cho rằng không ảnh hưởng (chiếm 3% tổng số học viên). Người nghiện ma tuý thưởng cảm thấy tự ti mặc cảm cho rằng mình là người khơng có ích vì thế họ rất cần sự quan tâm động

viên từ phía gia đình tạo thêm động lực cho họ yên tâm cai nghiện sớm trở về bắt đầu lại cuộc sống. Ngược lại nếu gia đình người nghiện ma t khơng quan tâm dành sự chăm sóc và động viên tới người nghiện ma t thì có thể làm họ cảm thấy mình khơng có giá trị khơng có lý do nào để họ cố gắng cai nghiện làm lại cuộc đời và dịch vụ công tác xã hội với họ là không đem lại hiệu quả hoặc chỉ đem lại hiệu quả tạm thời vì ngay khi hồ nhập cộng đồng họ sẽ lại quay lại con đường tái nghiện.

Thứ hai là mức độ ảnh hưởng của yếu tố cồng đồng tới việc tiếp cận dịch vụ công tác xã hội với người nghiện ma tuý như: có 23 người cho rằng rất ảnh hưởng (chiếm 44% tổng số học viên), 19 người cho rằng ảnh hưởng vừa (chiếm 19% tổng số học viên), 6 người cho rằng ảnh hưởng ít (chiếm 12% tổng số học viên) và 3 người cho rằng không ảnh hưởng (chiếm 6% số học viên). Hiện nay trên cộng đồng vẫn xuất hiện quan điểm kỳ thị với người nghiện ma tuý cho rằng họ là những người hư hỏng, ăn chơi lêu lổng là nguyên nhân của hàng loạt tệ nạn xã hội và và các căn bệnh thế kỉ như HIV/AIDS vì thế làm hạn chế đến việc tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ công tác xã hội như: Dịch vụ y tế, dịch vụ điều trị nghiện, các chính sách vay vốn hỗ trợ người sau cai hồ nhập cộng đồng, khó khăn trong tìm kiếm việc làm…

Thứ ba là mức độ ảnh hưởng của yếu tố môi trường tiếp cận tới việc tiếp cận dịch vụ công tác xã hội với người nghiện ma tuý như: 23 người cho rằng rất ảnh hưởng (chiếm 45% số học viên), 18 người cho rằng ảnh hưởng vừa (chiếm 35% số học viên), 7 người cho rằng ảnh hưởng ít (chiếm 15% tổng số học viên) và 3 người cho rằng không ảnh hưởng (chiếm 5% tổng số học viên). Môi trưởng tiếp cận cũng có ảnh hưởng đáng kể đối với hiệu quả dịch vụ công tác xã hội của người nghiện ma tuý. Khi mà môi trường nơi mà người nghiện sinh sống có nhiều người xung quanh nghiện ma t, bn bán chất ma t thì họ có nguy cơ cao tái nghiện và hiệu quả của dịch vụ công tác xã hội là không mang lại hiệu quả mong muốn. Xuất phát từ thực trạng trên, các chính sách hỗ trợ cũng như các hoạt động cần hướng tới nâng cao nhận thức không chỉ các tổ chức, đơn vị, người dân trong cộng đồng mà cần có những can thiệp chuyên sâu tới từng gia đình.

2.4.3. Yếu tố cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội

Các tổ chức, cơ sở làm nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho người nghiện ma túy là một mắt xích rất quan trọng trong suốt q trình chuyển hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến đối tượng thụ hưởng trong vấn đề cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho người nghiện ma túy tại Trung tâm. Chỉ khi

cơ sỏ cung cấp dịch vụ làm tốt việc chuyển hố các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước tới đối tượng thụ hưởng giúp cho họ được hưởng những quyền lợi của mình thêm niềm tin vào chính sách Đảng và Nhà nước, đặc biệt là giúp thay đổi cuộc sống của họ hỗ trợ họ tháo gỡ những khó khăn họ đang gặp phải.

Bảng 2.11: Thực trạng đánh giá ý kiến của người nghiện ma tuý về mức độ ảnh hưởng của yếu tố cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội đến dịch vụ công tác

xã hội cho người nghiện ma tuý Mức độ ảnh hưởng Yếu tố cơ sở vật chất Yếu tố cơ sở dịch vụ Thủ tục giao dịch Rất ảnh hưởng 36 34 29 Ảnh hưởng vừa 42 41 40 Ảnh hưởng ít 12 18 20 Không ảnh hưởng 10 7 11 Tổng 100 100 100 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Yếu tố cơ sở vật chất Yếu tố cơ sở dịch vụ Thủ tục giao dịch Khơng ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Ảnh hưởng vừa Rất ảnh hưởng

Biểu đồ 2.4: Thực trạng đánh giá ý kiến của người nghiện ma tuý về mức độ ảnh hưởng của cơ sở dịch vụ công tác xã hội đến dịch vụ công tác xã hội cho

người nghiện ma tuý

Qua bảng 2.11 về thực trạng đánh giá ý kiến của người nghiện ma tuý về mức độ ảnh hưởng của yếu tố cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội đến dịch vụ công tác xã hội cho thấy:

Về mức độ ảnh hưởng của cơ sở vật chất đến dịch vụ công tác xã hội tại trung tâm có 18 người cho rằng rất ảnh hưởng (chiếm 36% tổng số học viên), 22

người cho rằng ảnh hưởng vừa (chiếm 42% tổng số học viên), 6 người cho rằng ảnh hưởng ít (chiếm 12% tổng số học viên) và 5 người cho rằng không ảnh hưởng (chiếm 10% tổng số học viên). Hiện nay tại Trung tâm số lượng học viên khá ít cho nên việc đầu tư đổi mới trang thiết bị kỹ thuật hiện đại chưa thực sự được chú trọng. Khi cơ sở vật chất chậm đổi mới sẽ ảnh hưởng lớn tới việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội như dịch vụ y tế chăm sóc sức khoẻ (máy móc xét nghiệm, phịng trị liệu, sân chơi thể thao…) tạo điều kiện đáp ứng một cách tối đa những yêu cầu chính đáng cho người nghiện ma tuý.

Thứ hai về mức độ ảnh hưởng của cơ sỏ dịch vụ đến dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm: 17 người cho rằng rất ảnh hưởng (chiếm 34% tổng số học viên), 21 người cho rằng ảnh hưởng vừa (chiếm 41% tổng số học viên), 9 người cho rằng ít ảnh hưởng (chiếm 18% số học viên) và 4 người cho rằng không ảnh hưởng (chiếm 7% tổng số học viên). Cơ sở dịch vụ trong Trung tâm là nhằm cung cấp hoạt động dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu người nghiện ma tuý. Cơ sở dịch vụ cần đa dạng, phổ biến tới tất cả đối tượng để đảm bảo tất cả các đối tượng đều được tham gia hỗ trợ để giải quyết những khó khăn gặp phải trong q trình điều trị cai nghiện (sức khoẻ, tâm lý, tình cảm…).

Thứ 3 là mức độ ảnh hưởng của thủ tục giao dịch đến dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm như sau: 15 người cho rằng rất ảnh hưởng (chiếm 29% tổng số học viên), 20 người cho rằng ảnh hưởng vừa (chiếm 40% tổng số học viên), 10 người cho rằng ảnh hưởng ít (chiếm 20% tổng số học viên) và 6 người cho rằng không ảnh hưởng (chiếm 11% số học viên). Hiện nay ở Việt Nam cơ chế chính sách cịn khá rườm rà vì thế kéo theo thủ tục giao dịch tại Trung tâm còn khá phức tạp điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiếp cận dịch vụ công tác xã hội của người nghiện ma tuý. Vấn đề này cần phải được quan tâm nhiều hơn trong thời gian tới giảm bớt phiền hà khó khăn cho người nghiện ma tuý khi tham gia các dịch vụ công tác xã hội.

2.4.4. Yếu tố năng lực của đội ngũ nhân viên công tác cai nghiện ma tuý với dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh Phú Thọ vụ công tác xã hội tại Trung tâm Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh Phú Thọ

Nhân viên công tác xã hội trong công tác cai nghiện cũng bị kỳ thị và tự kỳ thị. Quan điểm kỳ thị của cộng đồng có lẽ sẽ có đơi chút ảnh hưởng tới những nhân viên công tác xã hội trong công tác cai nghiện khi mới bắt đầu vào nghề họ có thể sẽ

cảm thấy sợ hãi lo lắng. Nhưng khi có kiến thức chuyên môn đầy đủ về y tế, tâm lý, tư vấn, về công tác xã hội với người nghiện nhân viên công tác xã hội sẽ hiểu được người nghiện ma túy và sẽ có những suy nghĩ, nhận thức, hành vi đúng mực. Từ đó, họ làm việc hiệu quả, gắn bó với nghề.

Bảng 2.12: Thực trạng đánh giá ý kiến của người nghiện ma tuý vể mức độ ảnh hưởng của yếu tố năng lực đội ngũ nhân viên công tác cai nghiện ma tuý tới

dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm (%) Mức độ ảnh

hưởng Khả năng tư vấn Chuyên môn y tế

Huy động nguồn lực Rất ảnh hưởng 65 51 43 Ảnh hưởng vừa 27 27 34 Ảnh hưởng ít 6 17 9 Không ảnh hưởng 2 5 14 Tổng 100 100 100 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Khả năng tư vấn Chuyên môn y tế Huy động nguồn lực

Khơng ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Ảnh hưởng vừa Rất ảnh hưởng

Biểu đồ 2.5 : Thực trạng đánh giá ý kiến của người nghiện ma tuý về mức độ ảnh hưởng của đội ngũ nhân viên công tác cai nghiện ma tới dịch vụ công tác

xã hội tại Trung tâm

Nhìn vào bảng 2.12 về thực trạng đánh giá ý kiến của người nghiện ma tuý về mức độ ảnh hưởng của yếu tố năng lực đội ngũ nhân viên công tác cai nghiện ma tuý với dịch vụ cơng tác xã hội tại Trung tâm có thể thấy rằng:

Về khả năng tư vấn có 33 người cho rằng rất ảnh hưởng (chiếm 65% tổng số học viên), 14 người cho rằng ảnh hưởng vừa (chiếm 27% tổng số học viên), 3 người

cho rằng ảnh hưởng ít (chiếm 6% tổng số học viên) và 1 người cho rằng không ảnh hưởng (chiếm 2% tổng số học viên). Tư vấn được coi là bước then chốt trong công tác điều trị cai nghiện cho người nghiện ma tuý chiếm 90% hiệu quả của cơng tác cai nghiện. Vì thế địi hỏi đội ngũ nhân viên cơng tác cai nghiện với người nghiện ma tuý phải có khả năng tư vấn tốt để có thể tiếp cận với người nghiện ma tuý thuyết phục họ tham gia các hoạt động trong công tác cai nghiện (Tư vấn cho cá nhân người nghiện và gia đình về chăm sóc sức khỏe, tư vấn hỗ trợ tâm lý để đi đến vấn đề tham gia điều trị, tư vấn chọn hình thức điều trị phù hợp, tư vấn tiếp cận các dịch vụ hòa nhập cộng đồng, tư vấn điều trị và tư vấn dự phịng tái nghiện) . . . thì cơng tác hỗ trợ của nghiện mới thực sự đạt được kết quả mong muốn.

Về mức độ ảnh hưởng của chuyên môn y tế đến dịch vụ công tác xã hội tại

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với người nghiện ma túy tại trung tâm giáo dục lao động xã hội tỉnh phú thọ (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)