Dựa trên cơ sở các lý thuyết

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với người nghiện ma túy tại trung tâm giáo dục lao động xã hội tỉnh phú thọ (Trang 38 - 43)

6. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu

1.5. Dựa trên cơ sở các lý thuyết

1.5.1. Thuyết hệ thống

1.5.1.1. Lịch sử học thuyết

Thuyết hệ thống Các quan điểm hệ thống trong CTXH có nguồn gốc từ lý thuyết hệ thống tổng quát của Bertalanffy. Đây là một lý thuyết sinh học cho rằng: “mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ thống được tạo nên từ các tiểu hệ thống và ngược lại cũng là một phần của hệ thống lớn hơn. Do đó con người là một bộ phận của xã hội và được tạo nên từ các phân tử, mà được tạo dựng từ các nguyên tử nhỏ hơn. Sau này, lý thuyết hệ thống được các nhà khoa học khác nghiên cứu: Hanson (1995), Mancoske (1981), Siporin (1980).

1.5.1.2. Nội dung của lý thuyết

Người có cơng đưa lý thuyết hệ thống áp dụng vào thực tiễn CTXH phải kể đến công lao của Pincus và Minahan. Các nhà hệ thống sinh thái cho rằng: Cá nhân là 1 hệ thống nhỏ trong các hệ thống lớn và là hệ thống lớn trong các tiểu hệ thống quan hệ, và các thể chế xã hội, các tổ chức chính sách có ảnh hưởng tới cá nhân.

Con người đó chịu sự tác động nhất định của các hệ thống (tích cực hoặc tiêu cực). Vì vậy khi xem xét vấn đề của cá nhân, nhóm cần phải xem xét các mối quan

hệ, tác động qua lại của các hệ thống đối với cá nhân hoặc nhóm đó để chúng ta có thể khai thác những tác động tích cực của hệ thống đối với cá nhân, nhóm. Đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực từ hệ các thống này đến cá nhân, nhóm.

1.5.1.3. Ứng dụng thuyết trong nghiên cứu

Trong can thiệp sớm với người nghiện ma tuý, lý thuyết hệ thống chỉ ra sự tác động mà các nhóm trong xã hội, gia đình, mơi trường ảnh hưởng lên người nghiện. Lý thuyết hệ thống cho phép phân tích thấu đáo sự tương tác giữa người nghiện ma tuý và hệ thống sinh thái – môi trường xã hội. Mỗi cá nhân đều có một mơi trường sống và một hồn cảnh sống, chịu tác động của các yếu tố trong môi trường sống và cũng tác động, ảnh hưởng ngược lại môi trường xung quanh.

Trên cơ sở của lý thuyết hệ thống, khi tiến hành cai nghiện sớm cho người nghiện ma tuý cần đặt trẻ vào trong hệ thống, môi trường xã hội đang sinh sống để từ đó có thể tìm ra được những nguồn lực cũng như rào cản của các yếu tố tác động bên ngoài nhằm hỗ trợ thân chủ giải quyết được vấn đề của mình một cách tốt nhất.

1.5.2. Thuyết nhận thức – hành vi

1.5.2.1. Lịch sử thuyết

Thuyết trị liệu nhận thức – hành vi hay còn gọi là thuyết trị liệu nhận thức (behavioral cognitive therapy) bởi nền tảng của nó là các ý tưởng hành vi hoặc là trị liệu nhận thức xã hội do sự liên kết của nó với lý thuyết học hỏi xã hội.

Lý thuyết nhận thức – hành vi là một phần của quá trình phát triển lý thuyết hành vi trị liệu, gần đây lại được xây dựng trên lý thuyết học hỏi xã hội. Nó cũng phát triển và vượt qua khỏi hình thức về trị liệu của lý thuyết trị liệu thực tế (Glasser – 1965) được các tác giả như Beck (1989) và Ellis (1962) đưa ra.

Bên cạnh đó, lý thuyết nhận thức hành vi được xây dựng nên từ những lý thuyết trên mà nghành công tác xã hội truyền thống đã lộ ra những bất cập và hạn chế. Cho đến những năm 1980, các lý thuyết nhận thức mới thiết lập được 1 vị thế trong lý thuyết công tác xã hội chủ yếu là thơng qua cơng trình nghiên cứu của Goldstein (1982, 1984), đây là người tìm kiếm quan trọng mang tính nhân văn vào các lý thuyết này.

1.5.2.2. Nội dung của thuyết

Thuyết này cho rằng: chính tư duy quyết định phản ứng chứ khơng phải do tác nhân kích thích quyết định. Sở dĩ chúng ta có những hành vi hay tình cảm lệch chuẩn

vì chúng ta có những suy nghĩ khơng phù hợp. Do đó để làm thay đổi những hành vi lệch chuẩn chúng ta cần phải thay đổi chính những suy nghĩ khơng thích nghi.

- Quan điểm về nhận thức và hành vi: 2 quan điểm

+ Theo các nhà lý thuyết gia nhận thức - hành vi thì các vấn đề nhân cách hành vi của con người được tạo tác bởi những suy nghĩ sai lệch trong mối quan hệ tương tác với môi trường bên ngồi. (Aron T. Beck và David Burns có lý thuyết về tư duy méo mó). Con người nhận thức lầm và gán nhãn nhầm cả từ tâm trạng ở trong ra đến hành vi bên ngồi, do đó gây nên những niềm tin, hình tượng, đối thoại nội tâm tiêu cực. Suy nghĩ khơng thích nghi tốt đưa đến các hành vi của một cái tơi thất bại (ví dụ, đứa trẻ suy nghĩ và chắc mẩm rằng mẹ mình khơng u thương mình bằng em mình, từ đó đứa trẻ xa lánh mẹ và tỏ thái độ khó chịu với mẹ, khơng gần gũi…)

+ Hầu hết hành vi là do con người học tập (trừ những hành vi bẩm sinh), đều bắt nguồn từ những tương tác với thế giới bên ngồi, do đó con người có thể học tập các hành vi mới, học hỏi để tập trung nghĩ về việc nâng cao cái tôi, điều này sẽ sản sinh các hành vi, thái độ thích nghi và củng cố nhận thức.

1.5.2.3. Ứng dụng thuyết trong nghiên cứu

Như vậy, lý thuyết này quan tâm tới sự thay đổi nhận thức, giúp thân chủ nhận thức được mình đang nhận thức sai vấn đề cùng với nhận thức thay đổi thơng qua đó thay đổi hành vi sai lệch của mình. Lý thuyết này làm giảm đi những hành vi không mong muốn, tăng nhận thức và các hành vi mong muốn bằng hình thức thưởng phạt [13].

1.5.3. Thuyết nhu cầu của Maslow

1.5.3.1. Lịch sử thuyết

Maslow là nhà khoa học xã hội nổi tiếng đã xây dựng học thuyết về nhu cầu con người vào năm 1950. Lý thuyết của ơng giải thích những nhu cầu nhất định của con người cần được đáp ứng như thế nào để mỗi cá nhân hướng đến cuộc sống lành mạnh và có ích về cả thể chất và tinh thần.

Thuyết nhu cầu của A Maslow đã nêu lên 5 bậc thang. Hệ thống thứ bậc phụ thuộc rất nhiều vào mơi trường bên ngồi. Mơ hình thuyết nhu cầu của Maslow và xem xét các nhu cầu kích thích vận động khác nhau được đặt theo hệ thống thứ bậc

và cho rằng trước khi đáp ứng các nhu cầu ở mức cao hơn, tinh vi hơn thì phải thoả mãn các nhu cầu ở mức sơ cấp.

1.5.3.2. Nội dung thuyết

Mơ hình được diễn tả như 1 kim tự tháp:

Bậc 1: Nhu cầu về thể lý là những nhu cầu cơ bản của con người như thở, thức ăn, nước uống, tình dục, nghỉ ngơi, nơi trú ngụ và bài tiết.

Bậc 2: Nhu cầu về tinh thần là cần có cảm giác an tồn thân thể, việc làm, gia đình, sức khoẻ, tài sản được đảm bảo.

Bậc 3: Nhu cầu về giao lưu tình cảm là muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình n ấm bạn bè thân hữu tin cậy

Bậc 4: Nhu cầu được quý trọng là cần có cảm giác được tơn trọng, tin cậy kính mến.

Bậc 5: Nhu cầu tự thể hiện bản thân là muốn sáng tạo được thể hiện khả năng bản thân, trình diễn mình, có được và được cơng nhận thành đạt.

Thuyết nhu cầu của Maslow đóng góp một phần quan trọng trong việc giải thích hành vi lệch chuẩn của con người khi tác động vào môi trường và ngược lại.

Để đạt được một nhu cầu đặc biệt nào đó cần có sự kích thích, vận động và qua đó định hướng hành vi của một người, đáp ứng nhu cầu cơ bản trong hệ thống thứ bậc nhu cầu của Maslow.

1.5.3.3. Ứng dụng của thuyết trong nghiên cứu

Sử dụng thuyết nhu cầu trong nghiên cứu, nhân viên xã hội tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của đối tượng, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp hỗ trợ có hiệu quả.

Đối với người nghiện ma tuý họ cũng có rất nhiều yêu cầu. Các nhu cầu được biểu thị từ thấp đến cao theo thang bậc nhưng khơng giống nhau ở mỗi người. Có người ưu tiên số 1 là họ được trợ giúp về việc làm, nhưng có người lại là nhu cầu về tâm lý hay nhu cầu được người khác tơn trọng…

Chính vì vậy nhiệm vụ của nhân viên cơng tác xã hội là tìm hiểu các nhu cầu của thân chủ, sắp xếp các nhu cầu của họ theo thứ tự ưu tiên đối với vấn đề của thân chủ đang gặp phải. Từ đó, nhân viên cơng tác xã hội sẽ cùng thân chủ thực hiện kế hoạch nhằm đáp ứng các nhu cầu của mình và có thể tăng cường các chức năng xã hội. Cùng với đó hiệu quả của chương trình điều trị sẽ được nâng cao hơn, đi cùng với sự tiến bộ của bệnh nhân [3].

Tiểu kết chương 1

Chương 1 đã phân tích một số vấn đề lý luận về nghiện ma túy, người nghiện ma túy và các dịch vụ công tác xã hội với người nghiện ma túy tại cộng đồng để làm cơ sở cho việc triển khai điều tra nghiên cứu ở chương 2. Kết quả phân tích ở chương 1 cho thấy nghiện ma túy là bệnh xã hội, vấn đề dịch vụ công tác xã hội với người nghiện ma túy tại cộng đồng hầu như chưa được nghiên cứu. Để làm sáng tỏ vấn đề này, từ đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả của dịch vụ công tác xã hội với người nghiện ma túy tại Trung tâm, đề tài tập trung phân tích phần thực trạng với 4 hoạt động dịch vụ công tác xã hội với người nghiện ma túy tại Trung tâm là chăm sóc sức khỏe, tư vấn, hỗ trợ và kết nối. Ngoài ra, các yếu tố tác động tới hiệu quả của hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội với người nghiện ma túy cũng được phân tích chi tiết, để trên cơ sở đó phát hiện ra những khó khăn và vướng mắc nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động này tại trung tâm Giáo dục – Lao động xã hội tỉnh Phú Thọ.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TUÝ TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM GIÁO DỤC - LAO DỘNG XÃ HỘI

TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với người nghiện ma túy tại trung tâm giáo dục lao động xã hội tỉnh phú thọ (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)