Biện pháp pháp nâng cao hoạt động trong dịch vụ công tác xã hội với người nghiện

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với người nghiện ma túy tại trung tâm giáo dục lao động xã hội tỉnh phú thọ (Trang 70 - 72)

6. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu

3.2. Biện pháp pháp nâng cao hoạt động trong dịch vụ công tác xã hội với người nghiện

người nghiện ma túy tại Trung tâm Giáo Dục – Lao động xã hội tỉnh Phú Thọ

3.2.1. Nội dung biện pháp

Nâng cao hoạt động của dịch vụ công tác xã hội với người nghiện ma tuý góp phần giúp người nghiện ma tuý được hỗ trợ một cách tối đa và hiệu quả nhất trong quá trình cai nghiện vượt qua những khó khăn đang gặp phải, mạnh mẽ đối diện và đạt được thành công.

3.2.2. Các bước tiến hành

Bước 1: Tăng cường tập huấn kiến thức công tác xã hội cho nhân viên y tế làm việc tại trung tâm điều trị bằng chất thay thế Methadone.

Hiện nay việc ứng dụng điều trị methadone thay thế vẫn chưa được sử dụng tại Trung tâm vì vậy việc tăng cường tập huấn kiến thức công tác xã hội cho nhân

viên y tế điều trị bằng chất thay thế methadone. Điều trị bằng chất thay thế methadone là một phương pháp điều trị mới giúp giảm tác hại của ma tuý gây ra như: lây nhiễm HIV, viêm gan B, C do sử dụng dụng cụ tiêm chích, tử vong do sử dụng quá liều và các hoạt động tội phạm; giảm sử dụng các chất dạng thuốc phiện bất hợp pháp, giảm tỉ lệ tiêm chích chất dạng thuốc phiện; cải thiện sức khoẻ và giúp người nghiện ma tuý duy trì việc làm, ổn định cuộc sống lâu dài và tăng sức sản xuất của xã hội. Ưu điểm của điều trị methadone là tác dụng thường xuyên và kéo dài, không vi phạm pháp luật và sử dụng bằng đường uống, methadone là thuốc có nồng độ an tồn cao hơn và giúp họ giảm dần tình trạng lệ thuộc vào thuốc.

Nhân viên công tác xã hội đề xuất với Ban lãnh đạo trung tâm bằng việc áp dụng điều trị bằng chất thay thế mới methadone trong quá trình điều trị cai nghiện tại trung tâm.

Nhân viên công tác xã hội liên hệ với các bệnh viện, các cơ sở y tế để cử cán bộ nhân viên y tế học phương pháp điều trị ma tuý mới bằng chất thay thế methadone đang được sử dụng rộng rãi hiện nay.

Bước 2: Tăng cường các mối quan hệ hợp tác với các tổ chức phi chính phủ

Nhân viên cơng tác xã hội tìm kiếm các tổ chức phi chính phủ trên địa bàn cả nước đồng thời sau đó liên lạc trình bày mong muốn được hợp tác hỗ trợ về tài chính và chun mơn kỹ thuật để khơng ngừng hồn thiện và đổi mới tồn diện dịch vụ cơng tác xã hội. Mở rộng các loại hình dịch vụ mở phòng tham vấn trị liệu cho người nghiện ma tuý.

Việc tăng cường mối quan hệ hợp tác với các tổ chức phi chính phủ để được hỗ trợ về cơ sở vật chất, chuyên mơn và tài chính giúp đổi mới trang thiết bị máy móc thiết bị y tế, vật lý trị liệu hiện đại tạo điều kiện cho người nghiện ma tuý có hồn cảnh kinh tế khó khăn có cơ hội được tham gia điều trị cai nghiện. Từ đó thu hút được người nghiện ma tuý tự nguyện đến điều trị cai nghiện tại trung tâm.

Bước 3: Thường xuyên kiểm tra, giám sát và có quy chế thi đua để nâng cao hiệu quả hoạt động; đề xuất nhân rộng mơ hình theo lộ trình được phê duyệt:

Kiểm tra giám sát thưởng xuyên tránh tình trạng cán bộ làm việc không đem lại hiệu quả đùn đẩy công việc và quy chế thi đua thúc đẩy cán bộ cống hiến đóng góp cơng sức nhiều hơn đề ra nhiều biện pháp khen thưởng đối với những cán bộ đạt được nhiều ý tưởng đổi mới sáng tạo giúp dịch vụ công tác xã hội tại trung tâm

đạt nhiều thành quả cao. Đồng thời cần xây dựng kế hoạch cụ thể hàng năm về nội dung tiếp cận hỗ trợ người nghiện ma túy tại cộng đồng nhằm khắc phục thực trạng chưa chủ động tiếp cận người nghiện trong thời gian qua.

Bước 4: Nâng cao sự phối hợp giữa trung tâm và gia đình người nghiện ma tuý trong quá trình điều trị cai nghiện

Nhân viên cơng tác xã hội tìm hiểu về hồn cảnh gia đình của các học viên cai nghiện tại trung tâm, lên kế hoạch tổ chức các cuộc gặp gỡ trao đổi với người nhà người nghiện ma tuý để họ kịp thời động viên khuyến khích người nghiện ma tuý trong quá trình điều trị.

Thường xuyên liên lạc với gia đình các học viên để gia đình nắm được tình trạng sức khoẻ của con em mình, tăng cường sự hợp tác tốt nhất đặc biệt trong trường hợp người nghiện ma tuý bỏ trốn khỏi trung tâm.

Gia đình là yếu tố cơ bản có ảnh hưởng rất lớn đến bản thân người nghiện. Khi mà gia đình quan tâm động viên thì người nghiện mới có động lực để cai nghiện làm lại cuộc sống. Đồng thời giúp cán bộ tại trung tâm giám sát theo dõi khả năng tái hoà nhập cộng đồng và phòng chống tái nghiện.

3.2.3. Điều kiện thực hiện

Đội ngũ nhân viên y tế có chun mơn được đào tạo bài bản, ban lãnh đạo trung tâm luôn đề ra những ra những chế độ khen thưởng hợp lý khuyến khích sự cống hiến, sáng tạo và đóng góp của các nhân viên. Gia đình người nghiện ma tuý rất nhiệt tình hợp tác phối hợp với trung tâm trong suốt quá trình điều trị cai nghiện.

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với người nghiện ma túy tại trung tâm giáo dục lao động xã hội tỉnh phú thọ (Trang 70 - 72)