6. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
2.2. Thực trạng người nghiện ma tuý trên địa bàn
Ngày 27/12/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2596/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020. Sau hơn 3 năm triển khai Đề án, công tác cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần bảo đảm an tồn, an ninh trật tự xã hội, vì cuộc sống bình n của nhân dân. Trong đó, chú trọng đa dạng hố các hình thức, biện pháp điều trị cai nghiện ma túy theo hướng tự nguyện, giảm dần cai nghiện bắt buộc.
Tính đến tháng 6/2017, hiện nay trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 1.254 người nghiện ma túy, trong đó có 1.115 người nghiện ma túy tại cộng đồng. Mặc dù, Phú Thọ không phải là tỉnh trọng điểm về ma túy, song tình hình tội phạm ma túy và tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến an ninh và trật tự an toàn xã hội. Ma túy là hiểm họa lớn cho xã hội, gây nguy hại đến sức khỏe, hao tổn tiền bạc, làm suy thoái giống nòi, hạ thấp nhân cách con người, gây tác hại nhiều mặt về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, phá hoại hạnh phúc nhiều gia đình, tác động nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội. Một người nghiện ma túy tiêu tốn trung bình mỗi ngày 300.000 đồng, tương đương mỗi năm ma túy gây ra tổng thiệt
hại toàn tỉnh là 130 tỷ đồng. Nghiện ma túy là bệnh mãn tính của não bộ, điều trị nghiện ma túy là một quá trình lâu dài bao gồm tổng thể các biện pháp hỗ trợ về y tế, tâm lý, xã hội. Người nghiện ma túy cần được quản lý, cai nghiện bằng nhiều hình thức: Điều trị nghiện bắt buộc; điều trị nghiện tự nguyện tại các cơ sở cai nghiện và cộng đồng; điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone.
Trong những năm qua, Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh Phú Thọ sau cai nghiện ma túy tỉnh đã được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất; đội ngũ cán bộ, chất lượng cai nghiện được nâng lên, làm tốt công tác quản lý người nghiện, góp phần khơng nhỏ trong việc đảm bảo an ninh và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2014 về trước, trung bình hằng năm, Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội đã quản lý, điều trị, dạy nghề, lao động trị liệu cho khoảng 500 - 600 lượt học viên, trong đó tiếp nhận mới khoảng 250 - 300 người. Đối với Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma túy tỉnh đi vào hoạt động từ năm 2012, hằng năm tiếp nhận từ 70 - 80 học viên là người có nguy cơ tái nghiện cao, chuyển tiếp từ Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội. Tuy nhiên, từ năm 2014 đến nay, số người vào cai nghiện bắt buộc tại các trung tâm rất hạn chế hiện nay số lượng người hiện đang cai nghiện tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh Phú thọ chỉ còn là 51 người. Quan điểm chỉ đạo của Chính phủ cần thực hiện đổi mới, đa dạng hóa các hình thức cai nghiện, tăng dần điều trị nghiện tự nguyện, giảm dần điều trị nghiện bắt buộc với lộ trình phù hợp.
Trong 6 tháng đầu năm 2017, Trung tâm đã tiếp nhận và cắt cơn an toàn cho 28 lượt học viên, hoàn thiện được phác đồ cai nghiện ma túy đá và đưa ra được kế hoạch điều trị cụ thể cho từng học viên trong giai đoạn cắt cơn. Việc quản lý học viên được thay đổi theo hướng mở, tạo sự thân thiện, gần gũi giữa cán bộ và học viên, giúp học viên ổn định tâm lý, nhanh chóng phục hồi hơn. Đơn vị cũng xác định việc giáo dục và tổ chức học tập cho học viên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong quy trình cai nghiện. Các học viên tại Cơ sở được chia theo từng tổ đội, tổ chức họp, bình xét đánh giá theo thang điểm hằng tuần, tháng, quý. Qua đó, bước đầu đã tạo được lòng tin của người nhà và học viên vào cai nghiện tại đơn vị.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, số người vào cai nghiện tự nguyện tại cơ sở còn hạn chế, nguyên nhân do những vướng mắc bất cập về quy trình, thủ tục lập hồ sơ,
thẩm định hồ sơ và quyết định đưa người vào cai nghiện bắt buộc quy định tại Nghị định số 221/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất phục vụ cơng tác cai nghiện chưa đáp ứng yêu cầu. Mặc dù các đơn vị đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn trên khắp địa bàn tỉnh tuy nhiên việc tiếp cận đối tượng nghiện rất khó do tư tưởng của người nghiện không muốn đi cai nghiện, người nghiện nhiều nhưng đi làm ăn xa và khơng có mặt tại địa phương, gia đình người nghiện khơng có điều kiện về kinh tế để cho con em họ đi cai nghiện tự nguyện, gia đình và bản thân người nghiện khơng hợp tác để đưa người nghiện vào Cơ sở cai nghiện tự nguyện. Bởi vậy, dẫn đến tình trạng cán bộ thì đơng mà học viên thì ít, gây nhiều lúng túng, vướng mắc trong cơng tác bố trí cán bộ.
Dự báo về tệ nạn ma túy và tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh từ nay đến năm 2020 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó kiểm sốt triệt để. Cùng với việc tăng cường công tác đấu tranh, phịng chống, kiểm sốt ma túy thì việc đổi mới cơng tác cai nghiện tại các cơ sở điều trị nghiện ma túy tập trung của tỉnh Phú Thọ cần được triển khai đồng bộ các nội dung là: Tháo gỡ vướng mắc trong thủ tục hành chính nhằm tiếp tục áp dụng biện pháp xử lý đưa người nghiện vào cai nghiện bắt buộc; đổi mới, thu hút người nghiện vào điều trị nghiện tự nguyện theo lộ trình giảm dần điều trị cai nghiện bắt buộc, tăng điều trị cai nghiện tự nguyện.
2.3. Thực trạng về dịch vụ công tác xã hội cung cấp cho người nghiện ma tuý tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh Phú Thọ