Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hợp tác xã trong phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 46 - 54)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1. Dân số và lao động

Con người luôn là yếu tố hàng đầu trong sự tồn tại và phát triển kinh tế xã hội. Các yếu tố khác chỉ là công cụ giúp cho con người thực hiện được những mục tiêu mà mình đề ra. Nhìn vào tình hình phát triển nguồn lao động cũng như cơ cấu lao động trong từng ngành mà người ta có thể đánh giá tình hình kinh tế của mỗi vùng, hay một quốc gia.

Huyện Tiên Du có 14 xã, bao gồm các xóm: T.T Lim, Nội Duệ, Lạc Vệ, Phật Tích, Hiên Vân, Việt Đoàn, Phú lâm, Cảnh Hưng, Minh Đạo, Hoàn Sơn, Đại Đồng,Tri Phương, Liên Bão, Tân Chi. Dân số năm 2013 là 130.801 người, con số này luôn luôn ổn định vào năm 2017 là 146.003 người. Người dân đa số làm nông nghiệp, theo số liệu điều tra năm 2017 là 139.534,7 người chiếm 83,40% tổng dân số toàn huyện.

Tình hình dân số và lao động của xã từ năm 2015 - 2017 được thể hiện qua bảng:

Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động huyện Tiên Du (2015-2017)

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So Sánh

SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) 16/15 17/16 BQ

I. Tổng số nhân khẩu Người 139.191 100,00 143.106 100,00 146.003 100,00 102,81 102,02 102,41

1. Khẩu nông nghiệp Khẩu 116.085,2 83,40 110.924,5 77,5 104.584,6 71,63 95,55 94,28 94,91

2. Khẩu phi nông nghiệp Khẩu 23.105,8 16,60 32.181,5 22,5 41.418,4 28,37 139,27 128,70 133,99

II. Tổng số hộ Hộ 40.583 100,00 41.877 100,00 49.107 100,00 103,18 117,26 110,22

1. Hộ Nông - Lâm – TS Hộ 27.114,24 71,74 26674,04 66,5 25638,2 64,5 109,44 86,39 97,92

2. Hộ CN – XD Hộ 6583 10,24 7815,8 14,23 7821,24 15,2 118,72 100,06 109,39

3. Hộ TM – DV Hộ 7410,46 18,02 7987,16 19,27 8986,7 20,3 99,68 121,65 110,663

III. Tổng số lao động Lao động 89.221 100,00 92.494 100,00 93.705 100,00 103,66 101,30 102,48

1. LĐ Nông - Lâm – TS Lao động 62677,75 70,22 61508,51 60,1 61564,8 55,88 98,13 100,09 99,11

2. LĐ CN – XD Lao động 1115,3 12,50 23161,89 21,4 24074,49 25,02 2076,74 103,94 1090,34

3. LĐ TM – DV Lao động 25390,25 17,28 17823,86 18,5 18065,7 19,1 70,19 101,35 85,77

IV. Một số chỉ tiêu bình quân

1. BQ khẩu/hộ Người/hộ 0,29 0,29 0,33 0,97 1,14 1,07

2. BQ LĐ/hộ Người/hộ 0,64 0,64 0,64 1,00 0,99 1,00

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Tiên Du(2017)

33

Theo số liệu điều tra, bình quân 3 năm tổng số hộ gia đình trong toàn huyện tăng lên, thể hiện năm 2015 có 139.191 hộ, năm 2016 tăng lên 143.106 hộ, đến năm 2017 có 146.003 hộ. Trong đó hộ sản xuất nông - lâm - thủy sản chiếm số lượng lớn so với hộ công nghiệp - xây dựng và hộ thương mại - dịch vụ, lý do là huyện thuần nông. Năm 2015 hộ nông - lâm - thủy sản có 27.114,24hộ chiếm 71,74% tổng số hộ, hộ công nghiệp - xây dựng có 6583 hộ và hộ thương mại - dịch vụ có 7410,46 hộ. Đến năm 2017 thì số hộ nông nghiệp lại giảm đi 1.035,84 hộ so với năm 2015 và 2016, hộ công nghiệp – xây dựng và hộ thương mại – dịch vụ lại tăng lên.

Tổng số khẩu ở huyện tăng lên, thể hiện năm 2015 có 139.191nhân khẩu, năm 2016 có 143.106nhân khẩu, tăng so với năm 2015 là 1,1 %, tới năm 2017 có 146.003nhân khẩu tăng so với năm 2016 là 0,80%. Trong số khẩu ở huyện thì số khẩu nông nghiệp năm 2015 có 11.6085,2nhân khẩu và có 23105,8 nhân khẩu phi nông nghiệp. Bình quân 3 năm số khẩu nông nghiệp tăng 0,95%. Số khẩu phi nông nghiệp tăng 1,95%.

Trong 3 năm qua, số lượng lao động tăng lên. Năm 2015 số lượng lao động là 89.221 lao động, năm 2016 là 92.494lao động, năm 2017 tổng số lao động của huyện tăng lên 93.705lao động tăng 5,02% so với năm 2015. Trong tổng số lao động thì lao động nông – lâm – thủy sản 2015 là 62677,75 người chiếm 70,22%, lao động công nghiệp – xây dựng chiếm 12,50%, còn lại là lao động thương mại – dịch vụ chiếm 17,28%. Đến năm 2017 tổng số lao động nông – lâm – thủy sản là 61564,8người chiếm 55,88% so với tổng số lao động, giảm14,42% so với năm 2015, lao động công nghiệp – xây dựng có 24074,49 lao động tăng 25,02% so với năm 2015 và có 18065,7lao động thương mại dịch vụ tăng 19,11% so với năm 2015.

3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng của huyện

Hệ thống giao thông phục vụ quá trình đô thị hóa và liên kết giữa các khu dân cư với khu công nghiệp, cụm công nghiệp và quốc lộ 1A, Quốc lộ 38 được tập trung ưu tiên đầu tư, tạo điều kiện thuân lợi cho phát triển kinh tế xã hội. Trong những năm qua đã khởi công xây dựng 8 công trình, hạng mục công trình do tỉnh và huyện làm chủ đầu tư với tổng số tiền trên 66,8 tỷ đồng, trong đó có nhiều công trình trọng điểm như: đường Đại Đồng – Cống Bựu, đường vòng núi Lim, đường khu di tích Phật Tích, đường Nội Duệ - Tri Phương, HL4, HL5, DDT1; phối hợp với tỉnh xây dựng mới tỉnh lộ 287, nút giao giữa QL1A với

đường 276. Các xã, thị trấn thược hiện 56 dự án đường giao thông nông thôn chiều dài 45 km, tổng số kinh phí trên 56 tỷ đồng.

Các tuyến đê trên địa bàn huyện thường xuyên được tu bổ, nâng cấp, bảo đảm an toàn. Bằng các nguồn vốn của chính phủ, tỉnh và huyện đã thực hiện mặt đê tả sông Đuống được bê tông hóa 100% với chiều dài 11,85km; mặt đê Ngũ Huyện Khê, đê bối cảnh Hưng được gải cấp phối đá răm toàn tuyến chiều dài 12 km, đáp ứng công tác phòng chống lụt bão và giao thông của nhân dân. Chương trình cứng hóa kênh mương phát triển mạnh, đã cứng hóa 1.100m kênh cấp 1; 8.200 m kênh cấp 2; 79.980 m kênh cấp 3.

Mạng lưới điện được cải tạo, nâng cấp, đầu tư xây dựng trạm biến áp, đường dây trung, hạ thế đáp ứng yêu cầu cấp điện ổn định cho dân sinh và sản xuất kinh doanh. Sản lượng điện tiêu thụ tăng dần qua các năm từ 16.090 MKWh – 250.000 MKWh.

Bảng 3.3. Tình hình cơ sở vật chất của huyện Tiên Du (2015– 2017)

Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 So sánh (%) 16/15 17/16 BQ

I. Hệ thống giao thông

1. Đường liên huyện Km 5 8 10 160 125 142.5 2. Đường trục, đường liên xã, thôn Km 50 63,5 63,5 113,4 100 106,7 II. Hệ thống công trình thủy lợi

1. Trạm bơm Cái 42 42 43 100 115 107.5

2. Kênh mương bê tông Km 46 46 46 100 100 100 III. Hệ thống điện

1. Trạm biến áp Cái 9 9 9 100 100 100

2. Đường dây cao thế Km 236 236 236 100 100 100 3. Đường dây hạ thế Km 200 200 200 100 100 100 IV. Công trình phúc lợi

1. Nhà trẻ mầm non Cái 20 22 22 110 100 105 2. Trường tiểu học Cái 15 15 15 100 100 100 3. Trường trung học cơ sở Cái 14 14 14 100 100 100

4. Nhà văn hóa Cái 17 17 17 100 100 100

5 Trạm y tế Cái 14 14 14 100 100 100

6. Bưu điện Cái 10 10 10 100 100 100

7. Trạm phát thanh Cái 14 14 14 100 100 100 Nguồn: UBND huyện Tiên Du (2017))

Hạ tầng viễn thông được đầu tư hiện đại, mở rộng cung cấp các dịch vụ, nâng cao chất lượng, bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhiệm vụ chính trị của địa phương. Hiện nay, toàn huyện có 33.088 thêu bao điện thoại, đạt 27 thuê bao/100 dân. Toàn huyện lắp đặt 104km cáp các loại và 28,9 km cống cáp ngầm. Toàn huyện có 22 điểm Bưu điện - nhà văn hóa cơ sở. Sản lượng báo chí phát hành là 702 nghìn tờ, cuốn báo chí các loại. Doanh thu bưu chính viễn thông đạt 3,44 tỷ đồng.

Như vậy, với sự quan tâm đầu tư rất lớn của Nhà nước, của tỉnh, huyện về cơ sở hạ tầng như thời gian qua sẽ tạo điều kiện giúp cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở chỉ đạo ngày một thuận lợi và hiệu quả cao hơn (Đảng bộ huyện, Báo cáo chính trị nhiệm kỳ 2010 – 2015.

3.1.2.3.Thực trang về kinh tế

Phát triển kinh tế nông thôn trước hết là phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa với năng suất và hiệu quả ngày càng cao, đồng thời phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nông thôn, phát triển dịch vụ nông thôn để từng bước giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tiến bộ, phân công lại lao động, phát triển nông thôn theo hướng CNH – HĐH.

Qua bảng 3.4 ta thấy tổng giá trị sản xuất ở huyện tăng liên tục qua 3 năm. Năm 2015 là 7.239 triệu đồng, năm 2016 là 7.977 triệu đồng, và năm 2017 tổng giá trị sản xuất đạt 8.738 triệu đồng. Tốc độ tăng bình quân đạt 13,41%.

Sự tăng lên của tổng giá trị sản xuất qua các năm là do tổng giá trị sản xuất của các ngành đều tăng. Năm 2015 giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp là 2.787 triệu đồng chiếm 38,5% tổng giá trị sản xuất của toàn huyện đến năm 2016 tăng lên 2.708 triệu đồng và đến năm 2017 giá trị này là 2.770 triệu đồng chiếm 31,71% tổng giá trị sản xuất. Tỷ trọng của các ngành phi nông nghiệp; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ liên tục tăng qua 3 năm.

Đặc biệt, ta có thể thấy tổng giá trị sản xuất (GTSX)/hộ, tổng GTSX/khẩu, tổng GTSX/lao động qua 3 năm đều có xu hướng tăng với năm 2015 lần lượt là: 60 triệu đồng/khẩu, 170 triệu đồng/hộ và 90 triệu đồng/lao động.

Bảng 3.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Tiên Du (2015 – 2017)

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%)

GT(tỷ.đ) CC(%) GT(tỷ.đ) CC(%) GT(tỷ.đ) CC(%) 16/15 17/15 BQ

I. Tổng giá trị sản xuất 7.239 100,00 7.977 100,00 8.738 100,00 110,19 109,53 109,86

1. Nông nghiệp 2.787 38,50 2.708 33,94 2.770 31,71 97,16 102,28 99,72

2. Phi nông nghiệp 595 8,21 868 10,88 1.010 11,55 145,88 116,35 131,12

3. CN, TTCN, XD 1.875 25,90 2.215 27,76 2.553 29,22 118,13 115,25 116,69

4. Thương mại dịch vụ 1.982 27,37 2.186 27,42 2.405 27,52 110,19 109,53 109,86

II. Chỉ tiêu bình quân

1. Tổng GTSX/khẩu 0,05 0,05 0,06 1,07 1,07 1,07

2. Tổng GTSX/hộ 0,17 0,19 0,17 0,94 0,87 0,90

3. Tổng GTSX/LĐ 0,08 0,08 0,09 1,40 1,14 1,27

Nguồn: UBND huyện Tiên Du (2017)

36

Qua phân tích kết quả kinh doanh của huyện ta thấy tỷ trọng của các ngành phi nông nghiệp; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ đều tăng điều này chứng tỏ xu thế phát triển của huyện Tiên Du phù hợp với xu thế chung của đất nước theo hướng CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn.

3.1.2.4.Thực trạng phát triển xã hội của huyện Tiên Du

Hoạt động văn hóa-xã hội của huyện có nhiều chuyển biến tích cực. Sự nghiệp giáo dục – đào tạo phát triển vững chắc, chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên. Quy mô từng cấp học ổn định; hoàn thành việc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 và phổ cập giáo dục THCS được duy trì, 100% giáo viên đạt chuẩn; tỷ lệ trẻ em đến trường tăng, từ 39,21% năm 2015 lên 41,5% năm 2016; tỷ lệ hộ có con học hết THPT đạt 100%; tỷ lệ số hộ có con học xong ĐH, CĐ tăng dần từ 80% lên 88,5%. Cở vật chất, trang thiết bị trường học được đầu tư nâng cấp theo hướng kiên cố hóa, đạt chuẩn, hiện đại.

Công tác y tế, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm. Cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật ngành y tế từ huyện đến các xã được quan tâm đầu tư; bệnh viện đa khoa tuyến huyện được đầu tư nâng cấp, có quy mô 250 giường bệnh, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Tuy nhiên, tỷ lệ số hộ tham gia BHYT có xu hướng tăng theo các năm, từ 66,66% năm 2015tăng lên 68,40% năm 2017.

Thực hiện chế độ chính sách xã hội, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm luôn được thực hiện đầy đủ. Giải quyết chế độ chính sách thường xuyên cho 10.268 đối tượng chính sách; tỷ lệ số hộ tham gia BHXH giảm, từ 33,34% xuống còn 31,59% năm 2017; trong 5 năm gần đây đã mở 198 lớp dạy nghề cho 5.940 lao động, giải quyết việc làm cho 19.064 lao động, trong đó xuất khẩu 1.572 lao động.

Bảng 3.5. Tình hình văn hóa – xã hội ở Tiên Du

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh

SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) 16/15 17/16 BQ

1.Giáo dục- đào tạo Trường 44 100,00 48 100,00 50 100,00 109,0909 104,16 106,62

1.1. Số trường đạt chuẩn QG mức 1 Trường 33 75,00 35 72.91 31 62,00 106,06 88,57 97,31

1.2. Số trường đạt chuẩn QG mức 2 Trường 11 25,00 13 27.08 19 38,00 118,18 146, 15 132,16

2.Y tê Người 30.376 100,00 31.356 100,00 32.416 100,00 103,2262 103,38 103,30

2.1 Tham gia BHYT Người 20.250 66,66 21.260 67,82 22.173 68,40 104,9842 104,29 104,63

2.2. Tham gia BHXH Người 10.125 33,34 10.096 32,18 10.243 31,59 99,7103 101,4 100,58

3. Giải quyết việc làm Người 3.500 100,00 3.500 100,00 3.500 100,00 100,00 100,00 100,00

4. Đào tạo nghề Người 1.100 100,00 1.100 100,00 1.100 100,00 100,00 100,00 100,00

5. Trường học Trường 51 100,00 53 100,00 53 100,00 103,92 100 101,96

5.1 Mầm non Trường 20 39,21 22 41,50 22 41,50 110 100 105

5.2. Tiểu học Trường 15 29,41 15 28,30 15 28,30 100 100 100

5.3 THCS Trường 14 27,45 14 26,41 14 26,41 100 100 100

5.4 PTTH Trường 2 3,92 2 3,77 2 3,77 100 100 100

Nguồn: UBND huyện Tiên Du(2017)

39

3.1.3. Đánh giá thuận lợi, khó khăn từ điều kiện kinh tế- xã hội đến vai trò của hợp tác xã trong phát triển – kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hợp tác xã trong phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)