Thực trạng vai trò củahợp tác xãtrong phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hợp tác xã trong phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 60 - 79)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1. Phân tích thực trạng vai trò củahợp tác xãtrong phát triển kinh tế xã hội

4.1.1. Thực trạng vai trò củahợp tác xãtrong phát triển kinh tế

4.1.1.1. Vai trò của hợp tác xã trong cung ứng yếu tố đầu vào

Hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu, đất đai, nguồn nước, dịch bệnh,…Dựa vào những đặc điểm này cùng với nhu cầu của xã viên, HTX giúp các hộ xã viên yên tâm sản xuất, tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất và mở rộng quy mô theo hướng tập trung giúp cho các xã viêntạo ra các mặt hàng mới, các sản phẩm có chất lượng tăng giá trị sản phẩm trong các khâu sản xuất nông nghiệp, phục vụ bà con xã viên.

a. Vai trò của hợp tác xã trong nguyên liệu

Các yếu tố đầu vào cho sản xuất kinh doanh nói chung, cho hợp tác xã nói riêng có ý nghĩa vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến kết quả, hiệu quả, chất lượng đầu ra của từng lĩnh vực.

Đối với lĩnh vực nông nghiệp ở địa bàn việc cung ứng nguyên vật liệu đầu vào như giống, phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng những năm qua có sự quan tâm đầu tư phát triển:

* Cung ứng vật tư nông nghiệp bao gồm phân bón, giống…

Trong khâu cung ứng vật tư nông nghiệp, theo kết quả phỏng vấn, các hộ cho biết kể từ năm 2015 HTX đã vận động người dân ứng dụng mô hình gieo lúa sạ vừa giảm chi phí, vừa nâng cao năng suất. Theo đó, những hộ nào ứng dụng mô hình này sẽ được hỗ trợ 50% giống và 100% thuốc trừ cỏ, thuốc trừ ốc bươu vàng, 30% phân bón trong 2 năm 2015 và 2016. Đến năm 2017 giống được hỗ trợ 100% và không còn hỗ trợ phân bón nữa.Ngoài ra, họ cho biết trong những năm qua HTX Tiên Du cũng đã thực hiện dịch vụ vật tư giống cho những xã viên không ứng dụng mô hình gieo sạ. HTX còn cung ứng dịch vụ vật tư phân bón như NPK, đạm, lân, ka ly, các loại cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm,… chất lượng đảm bảo giá cả hợp lý nên bà con xã viên rất tin tưởng.

Bảng 4.1. Vai trò của hợp tác xã trong cung ứng nguyên liệu

ĐVT : tấn

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ phát triển

Số lượng CC(%) Số lượng CC(%) Số lượng CC(%) 16/15 17/16 BQ

I.Trong lĩnh vực nông nghiệp

1.1 Cung ứng về giống 5216,03 100,00 5013 100,00 4213 100,00 96,11 84,04 90,07

Trong đó cung ứng của HTXDV nông nghiệp 1232,50 23,63 1123,1 22,40 1078 25,59 91,12 95,98 93,55

1.2 Cung ứng về phân bón 3260,8 100,00 3170,09 100,00 2910,5 100,00 97,22 91,81 94,51

Trong đó cung ứng của HTXDV nông nghiệp 523,5 16,05 502 15,84 445,25 15,03 95,89 88,70 92,29

II. Trong lĩnh vực công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

2.1 Cung ứng nguyên liệu trong công nghiệp 1025 100,00 1136,02 100,00 1281,5 100,00 110,83 112,81 111,82

Trong đó cung ứng nguyên liệu công nghiệp của HTX 230 22,44 213 18,75 207 16,15 92,61 97,18 94,90

2.2. Cung ứng nguyên liệu trong tiểu thủ công nghiệp 314,07 100,00 467,03 100,00 582,01 100,00 148,70 124,62 136,66

Trong đó cung ứng nguyên liệu tiểu thủ công nghiệp của HTX

98,52 31,36 76,08 16,29 74,7 12,83 77,22 98,19 87,70

III Trong thương mại – dịch vụ

3.1 Cung ứng nguyên liệu trong thương mai dịch vụ 423,1 100,00 435 100,00 550 100,00 102,81 126,44 114,62

Trong đó cung ứng nguyên liệu của HTX 100 23,64 87 20,00 80 14,55 87,00 91,95 89,48

Nguồn : Chi cục thống kê Tiên Du (2017)

47

Với việc sử dụng các vật tư nông nghiệp do HTX cung ứng, bà con xã viên cho biết họ yên tâm sản xuất mà không cần phải lo đến chất lượng và giá cả. Giá cả luôn thấp hơn của tư nhân và sản phẩm thì luôn rõ nguồn cung ứng và nhà sản xuất.

Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy được trong 3 năm thì không thể phủ nhận vai trò của hợp tác xã có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của kinh tế - xã hội.

HTX cung ứng cho các xã viên trong và ngoài hợp tác cả về giống, phân bón, vật tư nông nghiệp trong đó HTX chiếm 23,63% năm 2015 tăng lên 25,59% năm 2017. Mặc dù hiện này nền nông nghiệp nói chung và HTX nói riêng đã cung ứng ra thị trường tương đối nhiều, đã giúp được cho các xã viên cũng nhưng người nông dân trong huyện, nó là nền kinh tế chủ đạo của một huyện thuần nông như Tiên Du nhưng cung ứng vật tư cho nông nghiệp chỉ ở loại thấp, tăng nhẹ, không cao so với nhu cầu của các thành viên.Nó cũng có sự ảnh hưởng không nhỏ vào sự phát triển kinh tế đó là HTX, đã thể hiện rõ rệt vai trò của mình trong cả nền công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp31,36 % năm 2015 xuống còn 12,83% năm 2017 và trong thương mại - dịch vụ cũng có xu hướng giảm dần từ 23,64% năm 2015 xuống còn 14,55% năm 2017 do HTX trong 2 lĩnh vực này không phát triển hoặc phát triển không hiệu quả nên dẫn đến sự tương tác giữa xã viên và hợp tác xã không cao1 vài HTX cũng tồn tại trên danh nghĩa và không hoạt động vì họ chưa định hướng được vai trò và nhiệm vụ của HTX.

b. Vai trò của hợp tác xã trong đất đai

Trong bối cảnh của huyện Tiên Du hiện nay, cho thấy tích tụ ruộng đất và mở rộng hạn điền là bước tiến dài trong đổi mới,là khâu đột phá trong sửa đổi luật đất đai. Hiện nay thì các xã viên trong HTX tích tụ ruộng đất theo hướng đất nhà ai vẫn của nhà đó, chỉ cải tạo đồng ruộng, nâng cấp hạ tầng và cùng thương mại sản phẩm theo định hướng thống nhất. HTX sẽ hỗ trợ giống,kỹ thuật, thậm chí bảo lãnh vay vốn, nhà nước hỗ trợ hạ tầng, khoa học, đào tạo, giới thiệu thị trường.Cũng có nhiều HTX kinh doanh theo mô hình công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, xây dựng – dịch vụ thực hiện chính sách tích tụ ruộng đất, dồn điền đôỉ thửa, thuê đất hoặc mở rộng đất để làm ăn. Từ một doanh nghiệp vừa và nhỏ tự tăng quy mô lên thành doanh nghiệp lớn.

Bảng 4.2. Vai trò của hợp tác xã trong đất đai

ĐVT : ha

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So Sánh

DT CC(%) DT CC(%) DT CC(%) 16/15 17/16 BQ

I.Trong lĩnh vực nông nghiệp

1.1 Đất đai để sản xuất nông nghiệp 47.082,5 100,00 46.820,7 100,00 46.547,6 100,00 99,44 99,42 99,43

Trong đó đất đai của HTXDV nông nghiệp 11.720 24,89 9.364,14 20,00 8.463,2 18,18 79,90 90,38 85,14

II. Trong lĩnh vực công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

2.1 Đất đai trong công nghiệp 583,4 100,00 610,7 100,00 654,23 100,00 104,68 107,13 105,90

Trong đó đất đai trong công nghiệp của HTX 78,03 13,38 65,12 10,66 64,79 9,90 83,46 99,49 91,47

2.2. Đất đai trong tiểu thủ công nghiệp 45,67 100,00 44,23 100,00 42,84 100,00 96,85 96,86 96,85

Trong đó đất đai đất để mở rông quy mô tiểu thủ công nghiệp của HTX

11,17 24,46 10,51 23,76 9,02 21,06 94,09 85,82 89,96

III Trong thương mại – dịch vụ

3.1 Đất đai trong thương mại dịch vụ 672,8 100,00 656,1 100,00 534,25 100,00 97,52 81,43 89,47

Trong đó đất đai trong TM-DVcủa HTX 10,5 1,56 9,8 1,49 7,14 1,34 93,33 72,86 83,10

Nguồn: Chi cục thống kê Tiên Du (2017)

49

Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy được trong 3 năm thì không thể phủ nhận vai trò của hợp tác xã trong đất đai có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

Theo như thống kê của huyện Tiên Du cho đến thời điểm năm 2017 thì vấn đề tích tụ ruộng đấtHTX của xã viên, nông dân trong và ngoài hợp tác xã không còn mặn mà với đất như trước kia bởi vì càng dần diện tích tích tụ của xã viên càng giảm dần. Về lĩnh vực nông nghiệp thì HTX chiếm 24,89% năm 2015 giảm xuống 18,18% năm 2017 nền công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp cũng vậy từ 13,38% năm 2015 xuống còn 9,9% năm 2017, thương mai – dịch vụ giảm xuống còn 7,14%. Nguyên nhân của sự giảm sụt về việc tích tụ đất đai này là do chính sách cũng như sự quản lý của cán bộ HTX không con mặn mà với mô hình HTX nữa, họ chạy đua theo lợi nhuận kinh doanh và làm ăn. Cắt đất của xã viên để đấu thầu bán cho các khu công nghiệp dần dần chuyển sang công nghiệp hóa.

Việc thực hiện dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất đã không còn là vấn đề quan trong đối với HTX nữa, dần dần xã viên cũng bị mất đất.

Bên cạnh đó thì có rất nhiều cán bộ HTX lợi dụng việc tích tụ ruộng đất để trục lợi, dồn điền đổi thửa.

Hộp 4.1. Ý kiến của xã viên về vai trò của hợp tác xã trong đất đai

4.1.1.2. Vai trò của hợp tác xã trong huy động nguồn vốn

Trong hợp tác xã thì vốn là vấn đề quan trong để duy trì sự phát triển của hợp tác xã, trong đó muốn có vốn thì cần huy động nguồn vốn từ các thành viên, từ vốn của các hợp tác xã cũ, hợp tác xã thành viên, vay vốn từ các hợp tác xã tín dụng, các tổ chức tài chính khác, các cá nhân tổ chức, ngoài hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các hình thức huy động vốn khác

Vốn là tài sản cần có để duy trì một HTX, trong đó muốn Sản phẩm của HTX được đông đảo người tiêu dùng biết đến phải đầu tư chi phí rất lớn, mà nguồn vốn của HTX lại có hạn. Như vậy muốn phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống của bà con xã viên thì HTX phải huy động từ nhiều nguồn.

Nguyên chủ nhiệm HTX ông Phạm Trọng Hỷ đã thực hiện dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất, tự ý hoán cải hơn 5400m2 đất gieo trồng lâu dài sang làm trang trại, trồng trọt cây lâu năm đã kéo dài nhiều năm, tuy nhiên đên nay, chính quyền đia phương vẫn chưa có biện pháp xử lý, giải quyết dứt điểm.

Bảng 4.3. Vai trò của hợp tác xã trong huy động nguồn vốn

ĐVT : Gía trị

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So Sánh

DT CC(%) DT CC(%) DT CC(%) 16/15 17/16 BQ

I.Trong lĩnh vực nông nghiệp

1.1 Huy độngvốn để sản xuất nông nghiệp 2.797 100,00 2801 100,00 2.903 100,00 100,14 103,64 101,89

Trong đó huy động vốn của HTXDV nông nghiệp

781.2 27,93 799,05 28,53 851.2 29,32 102,28 106,53 104,41

II. Trong lĩnh vực công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

2.1 Huy động vốn trong công nghiệp 25.680,7 100,00 26.872 100,00 27.906 100,00 104,64 103,85 104,24

Trong đó huy động vốn trong công nghiệp của HTX

4.065 15,83 3.920 14,59 3.857 13,82 96,43 98,39 97,41

2.2. Huy động vốn trong tiểu thủ công nghiệp 13.025,6 100,00 14.201 100,00 15.240 100,00 109,02 107,32 108,17

Trong đó huy động vốn trong tiểu thủ công nghiệp của HTX

5.201 39,93 5.170 36,41 5.000 32,81 99,40 96,71 98,06

III Trong thương mại – dịch vụ

3.1 Huy động vốn trong thương mai dịch vụ 2.000 100,00 2.102 100,00 2.210 100,00 105,10 105,14 105,12

Trong đó huy động vốn trong TM-DVcủa HTX 662 31,10 672 31,97 683 30,90 101,51 101,64 101,57

Nguồn : Chi cục thống kê Tiên Du (2017)

51

Theo điều tra thống kê ta có thể thấy được trong 3 năm không thể phủ nhận vai trò của hợp tác xã trong huy động nguồn vốn có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của kinh tế - xã hội.

Nguồn vốn đối với HTX có sự biến động hàng năm, liên tục từ năm 2015 đến 2017về huy động nguồn vốn với lĩnh vực nông nghiệp có xu hướng tăng dần theo các năm từ năm 2015 được 2.797 tỷ đồng đến năm 2017 tăng lên 2.903 tỷ đồng trong đó nguồn vốn cho HTX chỉ chiếm 27,93 % so với lĩnh vực năm 2015.Nhưng theo như khảo sát thì nguồn vốn cho HTX càng dần càng tăng cao cho đến thời diểm 2017 thì nó đã đạt hơn 29% rồi, nguồn vốn tăng mạnh trong nông nghiệp đối với HTX vì trong thời gian qua có rất nhiều HTX hoạt động không hiểu quả cho nên chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước đã đưa ra nghị định tăng nguồn vốn cho HTX để HTX ngày càng phát triển, tiến bộ.

Còn đối với lĩnh vực công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp nguồn vốn được tăng hàng năm nhưng các nguồn này được chi cho các khu công nghiệp, các nhà máy, chi rất ít cho các HTX nguyên nhân là do nhiều HTX làm ăn thô lỗ dẫn đến việc hoạt động không hiểu quả nên việc cung ứng nguồn vốn không có tài sản thế chấp, không được chấp thuận gây khó khăn càng thêm khó khăn cho các HTX này.Song song với 2 loại hình HTX trên đó là HTX dịch vụ - thương mại trong mấy năm gần đây nguồn huy động vốn đều giảm mạnh.

Theo khảo sát việc huy động vốn của các xã viên là huy động vốn nội bộ thành viên của HTX gặp nhiều khó khăn, bởi các thành viên chưa tin tưởng vào phương án kinh doanh của HTX và năng lực điều hành của cán bộ quản lý, chưa tìm thấy lợi ích của mình trong tập thể là HTX; bản thân các hộ thành viên cũng rất nhiều nguồn tài chính để chỉ tiêu trong gia đình. Ngoài ra,do năng lực kinh doanh, dịch vụ yếu nên HTX rất khó tiếp cận với nguồn vốn khác từ bên ngoài.

Trong thực tế vốn vay cho các HTX là rất thấp chỉ chiếm 2% số hợp tác xã có thể vay vốn, thế chấp được nguồn vay.

Tiếp cận được vốn vay, còn phần lớn là tự xoay sở. Thiếu vốn khiến nhiều HTX không thể mở rộng sản xuất, mua máy móc thiết bị, thậm chí còn có khả năng rơi vào nguy cơ phá sản, còn những hợp tác xã muốn vươn lên

tiếp cận công nghệ cao lại gặp rất nhiều khó khăn. Lý do khiến các hợp tác xã khó tiếp cận nguồn vốn vay là do họ không có tài sản đảm bảo và không đáp ứng được các yêu cầu chặt chẽ từ các ngân hàng.

4.1.1.3. Vai trò của hợp tác xã trong phát triển sản xuất

a. Vai trò của hợp tác xã trong sản xuất

Theo khảo sát các HTX có nhiều thay đổi, chuyển biến, phát huy được vai trò trong liên kết sản xuất: sản lượng và năng suất sản phẩm tăng lên, số lượng thành viên gia tăng, hiệu quả sản xuất kinh doanh cải thiện, xã viên tham gia HTX đạt lợi nhuận cao hơn bên ngoài...

Theo khảo sát thực tế trên địa bàn huyện của 9HTX thì có 2 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, thu hút 15% hộ nông dân tham gia và thu nhập của xã viên cao hơn sản xuất độc lập.

Để nâng cao hiệu quả HTX, từng bước hình thành và phát triển chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm, kết nối doanh nghiệp tiêu thụ và nông dân sản xuất, cũng như thúc đẩy các HTX phát triển bền vững.

Theo số liệu điều tra thống kê cho thấy vai trò quan trong của HTX trong sản xuất. Năm 2015 về lĩnh vực nông nghiệp trong sản xuất đã đạt được thành tựu đáng kể. Trong đó HTX DV nông nghiệp đã thể hiện 1 vai trò không nhỏ trong sản lượng tăng giảm bình quân theo các năm. Từ năm 2015 toàn bộ HTX trên địa bàn huyện sản xuất được 5.403 tấn lương thực, thực phẩm chiếm 49,84% giảm xuống 5.667 tấn năm 2016 chiếm 47,03% nguyên nhân là do sự biến động về hàng hóa, cung nhiều hơn cầu nên sản lượng bán ra không được giá. Về công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp sản lượng của HTX trong công nghiệp giảm xuông từ 151.301 tấn chiếm 21,13% xuống còn 141,795 tấn chiếm 17,74%. HTX tiểu thủ công nghiệp cũng có xu hướng giảm mạnh từ 4.975 tấn chiểm 23,69 % năm 2015 xuống còn 18,3% năm 2017. Và thêm đó với nền thương mại – dịch vụ cũng vậy đối với HTX lượng sản xuất được số sản phẩm ra thị trường thấp, chiếm 1 phần trăm nhỏ trong thương mại – dịch vụ nên nó không ản hưởng nhiều đến nên kinh tế - xã hội của toàn huyện nói chung nhưng nó cũng chiếm một tỷ trọng nhất định trong ngành.

Bảng 4.4. Vai trò của hợp tác xã trong phát triển sản xuất

ĐVT : Gía trị

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So Sánh (%)

GTSX CC(%) GTSX CC(%) GTSX CC(%) 16/15 17/16 BQ

I.Trong lĩnh vực nông nghiệp

1.1 Sản xuất nông nghiệp 10.841 100,00 11.076 100,00 12.050 100,00 102,17 108,79 105,48

Trong đó sản xuất của HTXDV nông nghiệp 5.403 49,84 5.526 49,89 5.667 47,03 102,28 102,55 102,41

II. Trong lĩnh vực công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

2.1 Sản xuất trong công nghiệp 716.086 100,00 788.859 100,00 799.120 100,00 110,16 101,30 105,73

Trong đó sản xuất trongcông nghiệp của HTX 151.301 21,13 141.970 18,00 141.795 17,74 93,83 99,88 96,85

2.2. Sản xuất trong tiểu thủ công nghiệp 21.001 100,00 23.178 100,00 25.210 100,00 110,37 108,77 109,57

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hợp tác xã trong phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 60 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)