Phần 4 Kết quả nghiên cứu
4.2. Phân tích yếu tố ảnh hưởngđến vai trò củahợp tác xãtrong phát triển kinh tế-
4.2.7. Sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương
Sau gần 20 năm tái lập tỉnh, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ổn định và có bước phát triển mới đạt nhiều thành tựu to lớn; là huyện có nhiều lợi thế và tiềm năng, hệ thống giao thông thuận lợi; Đảng bộ và nhân dân có bề dày truyền thống văn hiến và cách mạng; hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được củng cố vững chắc, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao.
Tuy nhiên, cùng với những thuận lợi cơ bản, còn gặp không ít khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, tình hình thời tiết, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, những mặt trái của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới phần nào đã ảnh hưởng đến việc thực hiện Nghị quyết Đại hội
Theo thống kê cho thấy, kinh tế của huyện Tiên Du phát triển theo hướng đa thành phần, trong đó chủ yếu dựa vào kinh tế hộ gia đình, doanh nghiệp và HTX là chính. Kinh tế hợp tác xã ở huyện tuy chiếm tỷ trọng rất nhỏ, có xu hướng tăng lên, từ 0,17% năm 2015 tăng lên 0,2% năm 2016, năm 2017 tăng 0,25 %nhưng không đồng đều ở các địa phương; theo điều tra thực tế ở 2 xã, 1 thị trấn cho thấy tỷ trọng HTX có xu hướng giảm đi, do ở các địa phương này có xu hướng phát triển doanh nghiệp tư nhân. Kinh tế hộ gia đình tuy chiếm tỷ trọng lớn, nhưng đang có xu hướng giảm, từ 32,37% năm 2015 xuống còn 20,09% năm 2017. Kinh tế tư nhân (doanh nghiêp) là thành phần kinh tế chủ đạo của huyện Tiên Du, chiếm tỷ trọng lớn nhất, liên tục tăng qua các năm, từ 64,72% năm 2015 tăng lên 78,17%. Kinh tế Nhà nước chiểm tỷ trọng nhỏ có xu hướng giảm dần, từ 2,74% năm 2015 xuống còn 1,49% năm 2017.Thực hiện đồng bộ các chế độ, chính sách về an sinh xã hội. Xây dựng 253 nhà cho các đối tượng chính sách. Phong tặng, truy tặng 28 Mẹ Việt Nam anh hùng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,6% năm 2015. Đến năm 2017 chỉ còn 1,2% con số rất nhỏ.
Bảng 4.20. Tỷ trọng hợp tác xã trong cơ cấu các thành phần kinh tế của huyện Tiên Du
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Toàn huyện 3 xã Toàn huyện 3 xã Toàn huyện 3 xã Lạc Vệ T.T lim Minh Đạo Lạc Vệ T.T lim Minh Đạo Lạc Vệ T.T lim Minh Đạo 1. HTX % 0,17 0,18 0,20 0 0,24 0,10 0,5 0 0,25 0,13 0,24 0 2. Hộ gia đình % 32,37 28,89 30,09 25,78 20,32 23,13 22,32 22,73 20,09 20,78 20,32 20,13 3. Tổ chức khác (DN) % 64,72 68,74 66,69 71,85 77,17 74,61 74,92 75,02 78,17 76,85 77,17 77,71 4. Nhà nước % 2,74 2,19 3,02 2,37 2,27 2,16 2,26 2,25 1,49 2,15 2,27 2,16 Tổng % 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100
Nguồn: Điều tra tháng 5 năm 2018
80
Kinh tế tuy đã tăng trưởng cao nhưng chưa bền vững. Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, sức cạnh tranh chưa cao. Quy mô sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhỏ bé.
Sản xuất nông nghiệp chưa có vùng sản xuất chuyên canh tập trung lớn, sản phẩm có giá trị kinh tế cao đáp ứng cho thị trường còn ít; tiến độ xây dựng nông thôn mới chậm.Ô nhiễm môi trường trong nông thôn và việc chậm đầu tư khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt của nhân dân, các doanh nghiệp trong khu - cụm công nghiệp đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.Một số dự án trên địa bàn đã thu hồi đất nhưng chậm đầu tư gây lãng phí, bức xúc trong nhân dân.
Tình trạng đơn thư vượt cấp, kéo dài, an ninh nông thôn một số nơi còn diễn biến phức tạp. Thực hiện các quyết định, kết luận có hiệu lực sau thanh tra, kiểm tra có việc còn chậm.
Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, đội ngũ lao động khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay. Lao động nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu lao động xã hội, chất lượng lao động chưa cao.
Tỷ lệ tăng dân số, mất cân bằng giới tính còn cao, gây sức ép về giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội khác.
Chất lượng giám sát của HĐND ở một số nơi còn hạn chế. Công tác cải cách hành chính còn chậm. Quản lý, điều hành của một số chính quyền cơ sở còn thiếu chặt chẽ.
Hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội ở một số nơi có lúc, có việc còn mang tính hình thức, chưa đi sâu, đi sát cơ sở.
4.3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA HỢP TÁC XÃ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI