Các yếu tố ảnh hưởngđến vai trò củahợp tác xãtrong phát triển kinh tế xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hợp tác xã trong phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 31 - 33)

xã hội

2.1.6.1.Các chủ trương,chính sách

Chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước có tác động to lớn có ý nghĩa quyết định tới vai trò cuả HTX. Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội có rất nhiều chính sách tác động, ảnh hưởng thể hiện chủ yếu thông qua Luật HTX,và các chính sách ưu đãi,…Đó là những quyền của các xã viên nhận được, nghĩa vụ của HTX phải làm và những cơ chế chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với khu vực kinh tế HTX được quy định rõ ràng trong bộ luật HTX (1996), sửa đổi (2003 và 2012),... Đó chính là cơ sở để HTX hình thành và thực hiện vai trò của mình.Có thể thấy rằng, Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chính sách liên quan đến vai trò của HTX trong phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, vai trò của HTX của Việt Nam nói chung và HTX trên địa bàn huyện Tiên Du nói riêng những năm qua thể hiện khá tốt. Tuy nhiên, ta cũng thấy rằng một số chính sách đưa vào thực tiễn còn chưa thực sự hiệu quả, cần quan tâm nghiên cứu.( Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000).)

2.1.6.2. Nguồn vốn của hợp tác xã

Nguồn vốn là nguồn lực vật chất quan trọng đối với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX. Việc đầu tư vốn giúp cho cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng, đầu tư đổi mới công nghệ, cũng như phát triển các cung đoạn cho sản xuất kinh doanh của HTX. Vì vậy, vai trò của HTX phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn huy động được. Vốn lớn thể hiện tiềm lực kinh tế, khả năng hoạt động và cung ứng dịch vụ của HTX. Nếu có vốn lớn sẽ đảm bảo được các hoạt động dịch vụ nông nghiệp như cung ứng đầu vào, đầu ra,… cho các hộ xã viên được tốt; HTX có thể mở rộng quy mô hoạt động, thu hút thêm nhiều xã viên tham gia,

giải quyết vấn đề việc làm cho người dân. Vốn lớn, HTX có thể quan tâm nhiều hơn đến đời sống văn hóa - xã hội của các xã viên bằng cách tăng cường thăm hỏi đời sống,…Bên cạnh vấn đề về vốn, vấn đề sử dụng vốn cũng là một nhân tố không nhỏ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các HTX. Vốn lớn, nhưng sử dụng vốn không hợp lý, sẽ gây lãng phí và không hiệu quả(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2000).

2.1.6.3.Trang bị cơ sở hạ tầng của hợp tác xã

Hệ thống trang thiết bị, cơ sở hạ tầng có vai trò quan trọng đối với các hoạt động dịch vụ trong HTX. Đây là nhóm nhân tố cần thiết để đảm bảo cho hoạt động dịch vụ của HTX diễn ra bình thường và có hiệu quả. Cơ sở vật chất kỹ thuật của HTX tốt thì khả năng tiếp cận của các xã viên sẽ tốt, từ đó sẽ nâng cao năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất của các xã viên nói riêng và của cả HTX nói chung(Bộ NN và PTNT,2012)

2.1.6.4.Trình độ và năng lực của cán bộ hợp tác xã

Trình độ và năng lực của các cán bộ HTX có một tầm ảnh hưởng quan trọng trong việc phát huy vai trò của HTX đối với xã viên, nhất là trong điều kiện cơ chế thị trường như hiện nay, đòi hỏi các HTX cần phải có đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng quản lý, có bản lĩnh chính trị và khả năng nhạy bén với cơ chế thị trường. Khi trình độ cán bộ quản lý HTX yếu kém, lúng túng trong điều hành công việc sẽ dẫn đến hiệu quả hoạt động của HTX thấp, từ đó ảnh hưởng đến vai trò của HTX trong việc phát triển và thúc đẩy kinh tế hộ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và ảnh hưởng đến đời sống của các xã viên (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2000).

2.1.6.5. Khả năng nhận thức của xã viên trong hợp tác xã

Xã viên trong HTX phải đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Số lượng và chất lượng phải cân đối với nhau. Khả năng nhận thức của xã viên tốt sẽ đảm bảo được hoạt động của HTX cũng như quá trình hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật diễn ra thuận lợi và đạt được kết quả cao(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2000).

2.1.6.6. Hỗ trợ, trợ giúp của các cấp, các ngành cho hợp tác xã trong phát triển kinh tế - xã hội

Sự hỗ trợ, trợ giúp của các ban ngành có ý nghĩa quan trọng, nhất là đối với phát triển kinh tế - xã hội, với đối tượng chủ yếu là người nông dân (có trình

độ nhận thức hiểu biết còn hạn chế, nguồn vốn còn hạn hẹp, thiếu thông tin...). Sự hỗ trợ, trợ giúp của các ban ngành cần quan tâm đến những hộ nông dân còn nghèo đói, gặp rủi ro trong sản xuất kinh doanh, hay việc quan tâm giúp đỡ các hộ nông dân giỏi đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh cũng cần sự vào cuộc của các ban ngành liên quan.

Bên cạnh đó các tổ chức liên quan cũng cần phối hợp với các ban ngành để trợ giúp, hỗ trợ hộ nông dân phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vai trò của HTX. Chẳng hạn như việc: Hệ thống ngân hàng trợ giúp vốn cho sản xuất; Các trung tâm tổ chức các lớp đào tạo tay nghề cho người lao động; Các trung tâm cung cấp giống, dịch vụ nông nghiệp: Hợp tác xã nông nghiệp, trạm khuyến nông, các cơ sở lai tạo giống cây trồng, bảo vệ thực vật; Các cơ sở sản xuất, cung cấp phân bón, các loại hóa chất phục vụ cây trồng(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2000).

2.1.6.7. Phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương

HTX là sản phẩm khách quan của quá trình phát triển kinh tế. Kinh tế hàng hóa càng phát triển, thì nhiều yếu tố của quá trình sản xuất, phạm vi của một hộ sẽ không đảm đương được. Điều đó đòi hỏi hoạt động dịch vụ của HTX phải phát triển để giải quyết được sự khó khăn, thiếu hụt của xã viên. Thông qua hoạt động cung ứng dịch vụ của mìnhcác HTX đã nâng cao lợi ích về kinh tế - văn hóa - xã hội cho các xã viên. Giúp cho các hộ xã viên phát triển (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2000).

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA HỢP TÁC XÃ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hợp tác xã trong phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)