Đánh giá thuận lợi, khó khăn từ điều kiện kinh tế xã hội đến vai trò củahợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hợp tác xã trong phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 54 - 55)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.3. Đánh giá thuận lợi, khó khăn từ điều kiện kinh tế xã hội đến vai trò củahợp

Thuận lợi:

Vị trí địa lý là một lợi thế rất lớn của huyện Tiên Du trong việc phát triển kinh tế - xã hội.

- Trong những năm gần đây, hoà chung với sự phát triển của cả nước nhân dân huyện Tiên Du dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và UBND huyện đã biết phát huy những lợi thế, tranh thủ thời cơ, vượt qua được những khó khăn thách thức đã giành được những thành tựu đáng kể trên tất cả các lĩnh vực

- Kinh tế phát triển với nhịp độ cao, hiệu quả, bền vững; đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể cả về vật chất lẫn tinh thần; an ninh chính trị ổn định. - Trong phát triển kinh tế đã có sự đầu tư đúng hướng, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư, phát triển nhanh trong lĩnh vực công nghiệp, chú trọng phát triển ổn định ngành nông nghiệp, các hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ cũng phát triển nhanh chóng, góp phần tăng trưởng kinh tế. Với môi trường làm việc trên, lề lối làm việc và tư duy của đội ngũ cán bộ từng ngày hiện đại hơn, tư duy kinh tế thị trường.

- Cơ bản đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong huyện sử dụng thành thạo tin học văn phòng, ứng dụng vào thực tế công việc chuyên môn. 100% các cán bộ có bằng cấp tiếng anh, tuy nhiên do tính chất công việc ít tiếp xúc với các đối tác nước ngoài nên trình độ ngoại ngữ cũng bị hạn chế.

- Cơ cấu kinh tế tuy đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; giảm tỷ trọng nông, lâm, thuỷ sản, cơ cấu lao động chuyển dịch tương đối ổn định; tuy nhiên dân cư ở khu vực nông thôn có thu nhập chưa cao.

- Nguồn lao động của huyện Tiên Du khá dồi dào nhưng lại thiếu lao động được đào tạo có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao để tham gia các hoạt động kinh tế có công nghệ tiên tiến.

Chính những điều kiện KT-XH của Tiên Du là có sự đóng góp không nhỏ của HTX. Từ đó, vấn đề phát huy vai trò của HTXtrên địa bàn huyện là một việc làm cấp thiết đối với các cấp, các ngành trong huyện, tỉnh

Hạn chế:

góp sức không nhỏ của bộ phận HTX, tuy nhiên Lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa trong năm làm úng ngập, hạn hán cục bộ vẫn còn xảy ra ở một số vùng đã gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng cũng như hiệu quả lao động đặc biệt là trong việc đảm bảo sản phẩm nông nghiệp ảnh hưởng một phần kinh tế của huyện.

- Trình độ văn hóa, nhận thức của người dân còn hạn chế, ảnh hưởng đến việc tiếp cận và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất ngành nghề HTX.

- Các cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu cho nhu cầu của các cán bộ cũng như các xã viên.

Bên cạnh đó do qúa trình canh tác thiếu khoa học dẫn đến đất bị bạc màu, khó canh tác, phần lớn diện tích đất chua, nghèo lân và kali, môi trường đất yếm khí… đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của hợp tác xã trong phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)