Phần 4 Kết quả nghiên cứu
4.3. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai trò củahợp tác xãtrong phát triển
4.3.1. Định hướng và mục tiêu
4.3.1.1. Định hướng
Phát triển HTX thời gian qua đang còn hạn chế và không đồng đều giữa các xã, còn có nhiều xã chưa có HTX, nhất là ở các vùng miền núi; các HTX điển hình, tiên tiến, nhân tố mới chưa được nhân rộng; số hợp HTX trung bình, yếu kém còn nhiều. Do vậy, để tháo gỡ khó khăn cho HTX và phát triển HTX trong thời gian tới cần có các giải pháp đồng bộ từ chính sách hỗ trợ đến công tác chỉ
đạo và định hướng xây dựng phát triển mô hình HTX chung cho cả huyện và mô hình cụ thể cho từng xã.
Thứ nhất: Phát triển kinh tế hợp tác, HTX với các hình thức đa dạng, trình độ phát triển từ thấp đến cao, không giới hạn về quy mô, lĩnh vực địa bàn.Phát triển các HTX, Liên hiệp HTX chuyên ngành và đa ngành. Hướng dẫn tạo điều kiện để các HTX cùng ngành nghề, cùng địa bàn, quy mô nhỏ (nhất là các HTX trong nông nghiệp quy mô thôn, xóm, bản), liên kết, hợp nhất, sáp nhập thành những HTX có quy mô lớn hơn, để tăng tiềm lực tài chính, quy mô hoạt động của HTX nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trêncơ sở đảm bảo đúng các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX.
Thứ hai: Phát triển HTX phải trên cơ sở đảm bảo quyền tự chủ của kinh tế trang trại, hỗ trợ đắc lực cho kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển. Kinh tế hợp tác, HTX lấy lợi ích kinh tế làm chính, bao gồm lợi ích của các thành viên và lợi ích tập thể, đồngthời coi trọng lợi ích xã hội của các thành viên góp phần xoá đói giảm nghèo, tiến lên làm giàu cho các thành viên và phát triển cộng đồng.
Thứ ba: Đẩy mạnh việc củng cố, nâng cao năng lực các HTX và phát triển HTX mới. Chỉ đạo chuyển đổi dứt điểm các HTX kiểu cũ còn khả năng chuyển đổi, còn những HTX nào không có khả năng chuyển đổi hoặc đã chuyển đổi mà hoạt động hình thức không có hiệu quả thì chỉ đạo cho giải thể.
Thứ tư: Quan tâm tạo điều kiện cho các tổ hợp tác phát triển như là một bộ phận cấu thành quan trọng của kinh tế tập thể, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các tổ hợp tác phát triển thành các HTX khi có đủ điều kiện.
Tùy theo điều kiện cụ thể ở mỗi địa phương, việc xây dựng mô hình HTX nông nghiệp theo các hướng cụ thể sau:
Phát triển HTX dịch vụ nông nghiệp, HTX chủ yếu thực hiện các hoạt động tổ chức và hướng dẫn xã viên thực hi ện chuyển dịch cơ cấu sản xuất, thực hiện dịch vụ đầu vào và hoạt động giúp đỡ nhau mang tính cộng đồng. Cụ thể:
+ Tổ chức hướng dẫn xã viên, nông dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Làm tốt việc tổ chức sản xuất, hướng dẫn nông dân, xã viên cùng nhau hợp tác trồng cây gì, nuôi con gì, một cách có hiệu quả, xác địnhcơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng và cơ cấu kinh tế hợp lý, ... tạo ra vùng sản xuất sản phẩ m tập trung có khối lượng sản phẩmhàng hóa lớn.
vùng, từng HTX tổ chức các hoạt động dịch vụ như: tưới tiêu, vật tư, làm đất, bảo vệ thực vật, thú y, giống cây trồng, vật nuôi, tiêu thụ nông sản phẩm...
+ Liên kết với doanh nghiệp chế biến trong việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo các mô hình liên kết.
+ Theo quy mô và phạm vi hoạt động của mình mà HTX tổ chức bộ máy quản lý thích hợp (tổ dịch vụ làm đất, tổ dịch vụ vật tư, tổ dịch vụ tín dụng, tổ khoa học - kỹ thuật, tổ tiêu thụ sản phẩm,...).
- Phát triển HTX nông nghiệp sản xuất kinh doanh, dịch vụ tổng hợp. Ngoài việc HTX tổ chức, thực hiện những nội dung của mô hình HTX dịch vụ, còn tổ chức sản xuất kinh doanh như: chế biến nông, lâm sản; sản xuất tiểu thủ công nghiệp; cung cấp dịch vụ cho đời sống xã viên và người dân.
- Phát triển HTX nông nghiệp chuyên ngành, như: HTX chăn nuôi bò, chăn nuôi lợn, nuôi trồng thủy sản, trồng rau an toàn; HTX chế biến nông, lâm sản... phát triển ở những vùng sản xuất tập trung, có phong trào, gần thành phố và các trung tâm huyện.
Phát triển HTX nông nghiệp trong thời gian tới phải gắn với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; trong đó, HTX đóng vai trò tích cực trong việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ kinh tế hộ phát triển sản xuất hàng hóa; phát triển kết cấu hạ tầng và dịch vụ; hướng dẫn công tác khuyến nông, khuyến lâm; phát triển thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế hộ phát tri ển. Trước mắt, thực hiện lồng ghép các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn với mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể.
Tập trung chỉ đạo giải quyết những tồn tại của HTX sau chuyển đổi. Đây là biện pháp nhằm phát huy nội lực của HTX. Đồng thời, tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn cùng với tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đối với phát triển kinh tế tập thể.
4.3.1.2. Mục tiêu
Với mục tiêu tổng quát đề ra cho khu vực kinh tế tập thể là đẩy mạnh việc đổi mới và phát triển các loại hình kinh tế tập thể đồng thời nâng cao tốc độ tăng trưởng, đưa kinh tế tập thể cùng các thành phần kinh tế khác và kinh tế hộ thành
viên đóng góp ngày càng nhiều hơn trong tỷ trọng nền kinh tế, góp phần xoá đói giảm nghèo, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống vật chất tinh thần của các thành viên và cộng đồng dân cư địa phương nhất là vùng nông thôn.
Mục tiêu cụ thể:
Củng cố tổ chức ổn định bộ máy quản lý điều hành hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả của các HTX, nhất là các HTX nông nghiệp. Giảm tỷ lệ HTX nông nghiệp yếu kém bình quân từ 7-10%/năm, nâng tỷ lệ các hợp tác xã làm ăn khá giỏi bình quân từ 10% lên 12%/năm.
Tạo điều kiện cho các HTX nông nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh dịch vụ để thu hút các hộ nông dân trên địa bàn nông thôn sử dụng các hoạt động dịch vụ của HTX.
Khuyến khích các tổ hợp tác có đủ điều kiện đăng ký thành lập HTX, phấn đấu bình quân mỗi năm phát triển từ 3 đến 5 HTX. Số thành viên HTX mỗi năm tăng từ 200 đến 300 người.
Phấn đấu đến năm 2020 mỗi xã, thị trấn phát triển được ít nhất từ 1- 2 HTX điển hình vững mạnh toàn diện. Đến năm 2020 nâng số cán bộ quản lý hợp tác xã có trình độ đại học lên khoảng 5-7%, trung cấp 20%. Bảo đảm 100% cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ của các HTX được đào tạo các khoá tập huấn, bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế ít nhất 1 lần. Thu nhập bình quân của lao động trong các HTX nông nghiệp tăng gấp 2,5 lần so với năm 2012.