Phần 4 Kết quả nghiên cứu
4.3. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai trò củahợp tác xãtrong phát triển
4.3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao vai trò củahợp tác xãtrong phát triển kinh tế xã
tế - xã hội
4.3.2.1. Hoàn thiện các chủ trương, chính sách, quy định đối với vai trò của hợp tác xã trong phát triển kinh tế - xã hội
Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về vai trò của HTX địa phương; xây dựng quy chế và cơ chế phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân và các ban ngành như:
Xây dựng quy chế phối hợp giữa UBND huyện đối với các HTX hoạt động trên địa bàn, thực hiện tốt công tác phát triển các HTX để thấy được vai trò quan trọng của HTX trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; quy chế phối hợp giữa ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong việc hỗ trợ lãi suất cho vay đối với các xã viên, thực hiện tốt chính sách cung ứng giống, vật tư, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho xã viên.
Chủ trương chính sách của nhà nước.
Trong cơ chế thị trường, Nhà nước dựa vào hệ thống pháp luật và hệ thống chính sách để quản lý và điều chỉnh mối quan hệ giữa các ngành, các lĩnh vực, giữa các vùng, giữa các thành phần kinh tế, giữa phát triển kinh tế và xã hội... nhằm bảo đảm cho nền kinh tế phát triển cân đối, hài hòa, ổn định, bền vững và bảo đảm công bằng xã hội theo định hướng XHCN.
Đảng và nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách đối với kinh tế tập thể. Các chủ trương, chính sách cần rõ ràng,cụ thể, để việc thực hiện chính sách, chế độ hưởng đối với các xã viên được dễ dàng hơn, thúc đẩy nhanh quá trình triển khai tới cơ sở. UBND huyện và UBND xã phải có chính sách cụ thể để khuyến khích hay hỗ trợ phát triển trực tiếp tới HTX dịch vụ.
Các thể chế về HTX cần sát thực tế, Luật về HTX cũng như các quy định về tài chính, kiểm tra thuế, về vốn, đất đai phải sát thực với tình hình nông dân quy mô nhỏ sản xuất nông nghiệp như các HTX trên địa bàn Tiên Du. Các quy định này phải phù hợp với tất cả các tầng lớp nông dân khá giả, trung bình và nghèo.
- Tiếp tục rà soát, sửa đổi cơ chế, chính sách đã ban hành; bổ sung để hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ hợp tác xã và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Tạo sự đột phá mạnh mẽ về cơ chế chính sách để thu hút các doanh nghiệp lớn làm đầu tàu tham gia liên kết cùng hợp tác xã tổ chức sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản trên các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nhằm tạo động lực mới để chuyển đổi hoàn toàn hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ; củng cố, duy trì, phát triển hợp tác xã kiểu mới với các phương thức, quy mô hoạt động, mô hình tổ chức phù hợp gắn với trình độ phát triển của các trục ngành hàng lớn theo các cấp độ sản phẩm trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên các vùng, miền sinh thái của cả nước,
4.3.2.2. Tăng cường nguồn vốn
Xã viên cần tăng cường đóng góp các trang thiết bị cũng như là nguồn vốn để duy trì và phát triển hợp tác xã(ngoài sự hỗ trợ của nhà nước).
Tăng mức tín nhiệm của các ngân hàng đối với HTX. Ngân hàng cần lưu động trong các vấn đề về vốn vay, tài sản thế chấp đối với các xã viên đẻ các xã viên có thể dễ dàng vay vốn.
ngày càng phát triển và mở rộng.
Tăng cường mối quan hệ HTX trongcơ chế thị trường, thực hiện liên kết, hợp tác liên doanh với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác
Cơ sở vật chất, trang thiết bị của HTX cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc đáp ứng đủ nhu cầu của xã viên. Trong thời gian tới, HTX nên trang bị thêm về máy móc để phục vụ đủ cũng như nên lên kế hoạch xây dựng, quy hoạch xây dựng quầy vật tư nông nghiệp để đáp ứng đủ về số lượng cho xã viên và có thể cho cả những hộ không phải là xã viên ngoài
Ngoài ra, nhà nước cần kiên quyết và giải quyết triệt để các khoản nợ đọng kéo dài mà các HTX nông nghiệp chuyển đổi phải kế thừa từ các HTX nông nghiệp trước đây nhằm lành mạnh thoá tài chính của các HTX nông nghiệp.Đối với khoản HTX nông nghiệp nợ doanh nghiệp Nhà nước,tổ chức đoàn thể vàcác khoảnnợ khác có đủ điều kiện xử lý thì được xử lý theo các quy định cụ thể tuy nhiên, việc rà soát số nợ và thực hiện xoá nợ cho các HTX nông nghiệp cần được tiến hành cẩn trọng nhằm tránhnhững tiêu cực phát sinh.Cụ thể là:
Các khoản nợ đọng của HTX nông nghiệp với doanh nghiệp nhà nước cần thực hiện hoàn chỉnh hồ sơ gửi Cục thuế để xem xét, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định xóa nợ theo quy định.Trường hợp doanh nghiệp nhà nước đã áp dụng các biện pháp dùng quỹ dự phòng phải thu khó đòi để bù đắp mà vẫn gặp khó khăn về tài chính thì Uỷ ban nhân dân tỉnh sử dụng ngân sách tỉnh để hỗ trợ.
Đối với các khoản nợ đọng của HTX nông nghiệp nợ tổ chức,đoàn thể và các đối tượng khác,Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyế tđịnh xoá nợ cho các HTX nông nghiệp. Các tổ chức đoàn thể khi xoá nợ cho cho các HTX nông nghiệp nếu gặp khó khăn về tài chính thì ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ cho các tổ chức,đoàn thể.
Trường hợp HTX nông nghiệp nợ xã viên mà HTX nông nghiệp đã giải thể hoặc còn hoạt động nhưng gặp nhiều khó khăn về tài chính,không có khả năng trả nợ thì ngân sách Tỉnh có hướng để bố trí để trả xã viên. Nếu ngân sách tỉnh có khó khăn không cân đối đủ thì báo cáo Bộ tài chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ.
Tăng cường phát huy nội lực,giải quyết những khó khăn về vốn trong qúa trình sản xuất bằng cách huy động vốn tại chỗ,cho vay tại chỗ,đầu tư tại chỗ, hiệu quả tại chỗ vừa tăng tính cộng đồng vừa tạođược sự gắn kết gần gũi hơn với xã viên với các tổ chức của HTX nông nghiệp.
Đề xuất về chính sách bảo hiểm sản xuất,xây dựng quỹ hỗ trợ rủi ro cho các HTX nông nghiệp trong đó một phần kinh phí được nhà nước hỗ trợ,một phần do HTX nông nghiệp tự trích.Bởi lẽ, sản xuất nông nghiệp thường chịu rủi ro do thiên tai,dịch hại và sự biến động bất thường của thời tiết chính vì vậy việc thành lập quỹ bảo hiểm,quỹ dự phòng sẽ giảm thiểu được những rủi ro xảy ra,tránh được những thiệt hại trong quá trình sản xuất.
+ Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong hạn điền cho hộ nông dân; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong một thời gian nhất định đối với hợp tác xã nông, lâm, diêm, ngư nghiệp mới chuyển đổi hoặc mới thành lập; thực hiện chính sách hỗ trợ đầu vào, đầu ra cho sản xuất nông nghiệp; khuyến khích nhiều hình thức góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sử dụng đất,... của thành viên để tăng thêm vốn kinh doanh cho hợp tác xã; công khai hoá những đóng góp của thành viên; xử lý dứt điểm nợ tồn đọng của hợp tác xã nông nghiệp; tiếp tục xem xét để xử lý nợ tồn đọng cho hợp tác xã phi nông nghiệp; giao những tài sản của hợp tác xã cũ và tài sản của Nhà nước giao cho hợp tác xã sử dụng trước đây cho hợp tác xã chuyển đổi để làm vốn sản xuất - kinh doanh.
Hợp tác xã là một loại hình doanh nghiệp, có thể vay vốn bình đẳng như doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác; các tổ chức tín dụng tăng mức cho vay và tạo thuận lợi về thủ tục vay vốn đối với hộ và các tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; các hợp tác xã được thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay để vay vốn ngân hàng, được vay vốn bằng tín chấp và vay theo dự án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Hợp tác xã được vay vốn từ các chương trình, dự án quốc gia và các tổ chức phi chính phủ, được làm chủ một số dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn. Xây dựng các quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ bảo lãnh tín dụng cho kinh tế tập thể. Ngân hàng nhà nước tăng cường quản lý và củng cố hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân hiện có và phát triển mới ở những nơi có đủ điều kiện; hướng dẫn nghiệp vụ và chỉ đạo chặt chẽ đối với hoạt động tín dụng nội bộ trong hợp tác xã.
4.3.2.3. Tăng cường cơ sở hạ tầng
Đề nghị UBND, HĐND xem xét và cấp duyệt đất để xây dựng trụ sở làm việc, xây dựng quầy bán vật tư nông nghiệp, phục vụ các xã viên
Tăng cường mở rộng hệ thống kênh mương, hạn chế xả thải từ các khu công nghiệp.Đó là biện pháp hêt sức quan trọng vì hiện tại hệ thống kênh mương
là hệ thống cung cấp nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất và tăng sản lượng cho cây trồng cũng như sản xuất các sản phẩm nông nghiệp khác. Ngoài ra kênh mương nội đồng còn giúp cho chăn thả gia súc, tăng thu nhập.
Tăng cường mở rộng quản lý chặt chẽ các công trình phúc lợi như các trường mầm non, tiểu học, trung học.Việc quan tâm đến môi trường giáo dục của các xã viên là vô cùng cần thiết và cấp bách nó giúp phục vụ cho mầm non tương lai của đất nước. Một môi trường giáo dục tốt, đầy đủ trang thiết bị, cơ sở hạ tầng là điều kiện thích tốt cho con em xã viên cũng như con em trong huyện được đào tạo bài bản và đầy đủ hơn.
Tăng cường trang thiết bị, cơ sở vật chất cho HTX. Muốn HTX hoạt động có quy mô,bài bản nên rất cần sự quan tâm của các ban ngành, các cấp ủy. Việc thiếu thốn các trang thiết bịnhư máy tính,máy in khiến cho thời gian làm việc lâu hơn, việ tiếp cận với thông tin thị trường hạn hẹp hơn nên việc tăng cường các trang thiết bị sớm sẽ tốt cho việc hoạt động của HTX.
Tăng cường mở rộng, xây mới, nâng cấp nơi làm việc đối với HTX, hiện nay có vài HTX trong địa bàn huyện đều phải nhờ một sốtrụ sở văn hóa của thôn hoặc đi thuê nơi làm việc, có HTX dùng luôn nhà mình để làm nơi sản xuất của HTX, quy mô của HTX hiện nay không theo quy củ, tập trung nên cần nhà nước và chính quyền địa phương quan tâm.
Tăng cường mở rộng kho bãi, việc mở rộng kho bãi được cơi nới thì HTX có thể sử dụng để các trang thiết bị, sử dụng kho bãi còn được bảo đảm cho các HTX sử dụng tối đa diện tích trống để làm việc.
Tăng cường mở rộng nhà xưởng sản xuất giúp cho các HTX có nơi để sản xuất, kinh doanh, đóng gói sản phẩm, chế biến các sản phẩm phục vụ cho lợi ích của xã viên.
Tăng cường mở rộng thu chi nguồn để mở rộng thị trường
Tăng cường mở rộng các cửa hàng buôn bán vật tư, cung cấp nguyên liệu cho xã viên, tạo điều kiện cho xã viên kinh doanh, tạo ra các sản phẩm để sản xuất.
Tăng cường các trang bị cho HTX như tủ, bàn ghế, máy tính hiện đại để nhờ đó HTX có thể tiếp cận thị trường, mở rộng hiểu biết, phát triển thị trường cũng là biện pháp để tăng sản phẩm tiêu thụ cho HTX, việc phát triển HTX tốt hay không là do các HTX có phát triển được thị trường hay không. Đó là biện pháp quan trọng cho việc tiêu thụ, tạo ra thu nhập cho xã viên, giải quyết công ăn
việc làm cho xã viên.
4.3.2.4. Nâng cao trình độ, năng lực cán bộ hợp tác xã
Với nền kinh tế thị trường để chèo lái “con thuyền” HTX đi đến đích, người đứng đầu đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên trên thực tế, trình độ của đội ngũ cán bộ HTXtrên địa bàn huyện Tiên Du hiện nay còn thấp, cần phải được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Nhằm nâng cao năng lực, trình độ cán bộ của HTX trên địa bàn huyện Tiên Du cần:
Chú trọng công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ trẻ có trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong công tác tổ chức, quản lý hoạt động HTX, xây dựng HTX ngày càng vững mạnh trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp. Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ phải được diễn ra một cách thường xuyên và liên tục, kết hợp nhuần nhuyễn giữa đào tạo và bồi dưỡng, đặc biệt chú trọng đến những cán bộ chủ chốt.
Nâng cao trách nhiệm của các cán bộ HTX: Các cán bộ của các HTXtrên địa bàn huyện cần phải nâng cao trình độ của mình để hướng dẫn các nông hộ về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, phòng dịch bệnh,…đồng thời cần phải bố trí hàng ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với năng lực, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc được giao. Đặc biệt củng cố hàng ngũ các tổ dịch vụ thực sự nhiệt tình với công việc đảm bảo phục vụ xã viên phát triển kinh tế hộ gia đình.
-Quy hoạch phát triển cán bộ HTX nông nghiệp:Trước hết phải xây dựng quy hoạch cán bộ lấy đó làm cơ sở thực hiện công tác cán bộ HTX nông nghiệp trong những năm tới, hoàn thiện cơ chế tuyển chọn,đào tạo,bồi dưỡng,thu hút và sử dụng đội ngũ cán bộ HTX nông nghiệp.
HTX nông nghiệp là tổ chức được tự chủ trong mọi hoạt động của mình theo quy định của pháp luật,trong đó có công tác cán bộ. Chính vì vậy,rất cần có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp các ngành trong việc định hướng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho các HTX nông nghiệp nhưng cũng cần có sự độc lập tương đối,quyền tự chủ trong việc bầu chọncủa xã viên với những người thực sự có năng lực, tinh thần và trách nhiệm với HTX.
Cần phải có sự phân công rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ HTX nông nghiệp giữa các đơn vị liên quan để các bên chủ động bố trí,triển khai các chương trình kế hoạch đào tạo cụ thể tránh chồng chéo nhau gây ra lãng phí về tài chínhvà hiệu quả thu về không cao.
Sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp các ngành và trực tiếp là sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân Tỉnh phối kết hợp với Liên minh HTX, chi cục Phát triển nông thôn và phòng nông nghiệp các huyện, phòng kinh tế thành phố đối với công tác cán bộ của các HTX nông nghiệp được thể hiện thông qua các hình thức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt, tuyên truyền, giáo dục nâng cao dân trí nói chung và trình độ vănhoá, nhận thức của cán bộ HTX nông nghiệp nói riêng; hỗ trợ tài chính cho các đơn vị và tổ chức đào tạo cho công tác cán bộ HTX nông nghiệp, phối hợp xây dựng quy hoạch cán bộ, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng… cán bộ HTX nông nghiệp trong những năm tới.
Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh cần có sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời thể hiện bằng những cơ chế chính sách thông thoáng về vốn, về đất đai, về con người… để tạo điều kiện khuyến khích cán bộ HTX nông nghiệp và bà con nông dân thực sự tâm huyết với HTX.
Đối với Chi cục Phát triển nông thôn, Liên minh HTX của tỉnh kết hợp với nhau để triển khai thực hiện các quan điểm chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh để mở những lớp tập huấn ngắn hạn, dài hạn cho từng đối tượng: Chủ nhiệm HTX nông nghiệp, Trưởng ban kiểm soát, Kế toán trưởng… để bổ sung cho họ những thông tin kiến thức mới về quản lý kinh tế, kinh tế thị trường… phục vụ cho quá trình quản lý điều hành hoạt động của HTX được tốt hơn.
Trên thực tế, kinh tế tập thể và đặc biệt là hệ thống các HTX nông nghiệp là tổ chức của tầng lớp dân cư đông đảo nhất của Huyện nhưng hiệu quả kinh tế đạt đuợc là không cao, nếu xét về giá trị đóng góp vào giá trị tổng sản phẩm vào cơ cấu chung của huyện là rất thấp nhưng nếu xét về khiá cạnh xã hội mà HTX